THỨ TƯ, NGÀY 24 THÁNG 04 NĂM 2024 05:32

25 triệu trẻ em lỡ các mũi vaccine cơ bản vì đại dịch

16/07/2022 | 06:43
Công tác tiêm chủng nói riêng và chăm sóc sức khỏe nói chung trên toàn cầu liên tục bị gián đoạn trong hai năm bùng phát đại dịch COVID-19.
Số lượng trẻ em không được tiêm các mũi vaccine cơ bản tăng vọt kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Ảnh minh họa: Reuters

Số lượng trẻ em không được tiêm các mũi vaccine cơ bản tăng vọt kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Ảnh minh họa: Reuters

Dẫn thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại 177 quốc gia, hãng tin Reuters cho biết trong năm ngoái, khoảng 25 triệu trẻ em trên khắp thế giới không được tiêm các loại vaccine cơ bản như vaccine phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà,... Con số này cao hơn thời điểm trước đại dịch 6 triệu em.

Qua đó, UNICEF ghi nhận tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em sụt giảm ở mức kỷ lục. Tỷ lệ bao phủ vaccine cũng thấp ở mức chưa từng thấy kể từ đầu thế kỷ 21.

Theo dữ liệu thống kê, tỷ lệ tiêm chủng ba mũi vaccine bạch hầu, uốn ván và ho gà sụt giảm tại tất cả các nước. Trên toàn thế giới, tỷ lệ bao phủ của 3 mũi vaccine này ở trẻ em giảm 5%, xuống còn 81% trong năm 2021. Tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, số lượng trẻ em chưa được tiêm mũi nào tăng 37% trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến 2021.

Sau năm đầu tiên đại dịch, nhiều người kỳ vọng tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em sẽ tăng trở lại vào năm 2021. Tuy nhiên, tình hình hiện tại vẫn dấy lên nhiều nghi ngại.

Năm 2021, 24,7 triệu trẻ em đã lỡ liều vaccine sởi đầu tiên và 14,7 triệu trẻ khác không được tiêm liều thứ hai. Cùng năm, tỷ lệ bao phủ vaccine phòng sởi là 81%, con số thấp nhất kể từ năm 2008.

Đối với nhiều bệnh, tối thiểu 90% trẻ em cần được tiêm chủng để ngăn chặn sự bùng phát thành dịch. Tỷ lệ tiêm chủng sụt giảm đã làm gia tăng số ca mắc của nhiều căn bệnh. Cụ thể, tại châu Phi, số ca mắc sởi tăng tới 400% trong năm nay.

Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, ông Niklas Danielsson, chuyên gia về tiêm chủng của UNICEF, nhấn mạnh: “Tôi muốn nêu rõ mức độ nguy cấp của vấn đề này. Công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em đang gặp khủng hoảng”.

UNICEF chỉ ra nhiều nguyên nhân ngăn cản nỗ lực tăng tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em như ưu tiên phòng COVID-19, kinh tế khó khăn, áp lực đè lên hệ thống chăm sóc sức khỏe…

Theo baotintuc.vn
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Dinh dưỡng và vận động cho trẻ em sau đại dịch

Dinh dưỡng và vận động cho trẻ em sau đại dịch

1 năm trước

Vận động đều và chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp trẻ có được sức khỏe tốt, hình thể cân đối; khiến trẻ cảm nhận tốt hơn về bản thân. Khi trẻ tự tin, trẻ sẽ học tập tốt...
Vắc-xin mRNA: Cuộc chinh phục đại dịch Covid-19 từ cái nhìn trong cuộc

Vắc-xin mRNA: Cuộc chinh phục đại dịch Covid-19 từ cái nhìn trong cuộc

1 năm trước

“Vắc-xin mRNA: Cuộc chinh phục đại dịch Covid-19 từ cái nhìn trong cuộc” là cuốn sách thuật lại sống động quá trình hai nhà khoa học Özlem Türeci và Uğur Şahin cùng các nhân viên Công ty...
Chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em sau đại dịch COVID-19

Chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em sau đại dịch COVID-19

1 năm trước

Tại Hội nghị tập huấn thực hiện công tác trẻ em ngành Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2022 được tổ chức trong hai ngày 26-27/4 tại Thái Nguyên, với sự tham gia của hơn 100 đại biểu...
Trẻ được sinh ra trong đại dịch có IQ thấp hơn so với trẻ em bình thường?

Trẻ được sinh ra trong đại dịch có IQ thấp hơn so với trẻ em bình thường?

2 năm trước

Một nghiên cứu của Mỹ đã phát hiện ra khả năng nói, khả năng vận động và nhận thức tổng quát của những đứa trẻ được sinh ra trong thời kì đại dịch đã giảm đáng kể so với...