THỨ SÁU, NGÀY 19 THÁNG 04 NĂM 2024 10:56

4 điều cha mẹ nên quan tâm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ vị thành niên

20/10/2021 | 06:59
Cho dù bạn và con bạn đang hòa thuận hay mâu thuẫn với nhau, bạn cần thể hiện rằng bạn yêu thương và ủng hộ con, rằng bạn có thể giúp con vượt qua những giai đoạn khó khăn và rằng bạn luôn ở bên con.
Ảnh minh họa: unicef.org

Ảnh minh họa: unicef.org

Sau đây là bốn điều bạn cần lưu ý khi hỏi thăm con và thể hiện rằng bạn luôn ở bên con.

Khuyến khích con giãi bày cảm xúc

Tìm các cách khác nhau để hỏi thăm con. Hãy hỏi về ngày hôm nay của con và những việc con đã làm. Bạn có thể rủ con cùng làm một công việc nào đó, chẳng hạn như chuẩn bị bữa tối, để có thời gian trò chuyện về ngày hôm nay của con.

Nhắc con nhớ rằng bạn luôn ở bên con trong bất cứ hoàn cảnh nào, và bạn luôn muốn lắng nghe cảm xúc và suy nghĩ của con. Một vài lời động viên đơn giản có thể giúp con cảm thấy thoải mái khi giãi bày cảm xúc với bạn.

Công nhận và thấu hiểu những cảm xúc mà con có thể đang trải qua, cho dù đó là những cảm xúc không dễ chịu. Khi con mở lòng với bạn, bạn có thể phản hồi: “Bố/mẹ hiểu”, “Có vẻ đây là một tình huống khó” hoặc “Điều đó hoàn toàn hợp lý”.

Bạn thường dễ chú ý đến những điều con đang làm mà bạn không thích. Nhưng hãy cố gắng để ý và dành lời khen cho con về những việc mà con làm tốt - thậm chí là những việc đơn giản như tự giác dọn dẹp.

Dành thời gian hỗ trợ con

Cùng nhau thiết lập các thói quen mới và các mục tiêu có thể đạt được mỗi ngày. Bạn có thể sắp xếp việc nhà đan xen với việc học ở trường cho con hoặc đặt mục tiêu như hoàn thành bài tập về nhà trước khi ăn tối.

Trẻ vị thành niên cần có sự độc lập! Hãy cố gắng tạo cho con khoảng thời gian và không gian riêng phù hợp. Việc cần không gian riêng chính là nhu cầu thường thấy trong quá trình trẻ trưởng thành.

Hãy tìm một số phương pháp để bạn giúp đỡ và khuyến khích con nghỉ ngơi (tạm dừng làm bài tập ở trường, làm việc nhà hoặc thực hiện các hoạt động khác) để làm những việc con thích. Nếu con bạn cảm thấy bực bội, hãy cùng con nghĩ ra một số giải pháp cho các vấn đề con đang gặp phải. Cố gắng không áp đặt và bắt con phải làm theo ý mình.

Cùng nhau giải quyết mâu thuẫn

Hãy lắng nghe quan điểm của con và cố gắng giải quyết mâu thuẫn một cách bình tĩnh. Hãy nhớ rằng: ai cũng đều cảm thấy mệt mỏi!

Không thảo luận về một vấn đề khi bạn đang nóng giận. Hãy đi ra nơi khác, hít thở sâu và bình tĩnh lại - bạn có thể thảo luận lại với con sau.

Không tranh giành quyền kiểm soát. Trong bối cảnh khó lường và có ít lựa chọn như hiện nay, trẻ vị thành niên có thể sẽ giành quyền kiểm soát. Cho dù thời điểm hiện tại có khó khăn, hãy thấu cảm với mong muốn được khẳng định quyền kiểm soát của con khi cảm thấy sợ hãi, thay vì cố gắng phản bác hoặc trấn áp trẻ.

Thành thật và minh bạch với con: bạn có thể cho con biết rằng bạn cũng đang phải cảm thấy căng thẳng hơn. Việc cho con thấy bạn cũng đang trải qua những cảm xúc tiêu cực có thể giúp con hiểu rằng cảm xúc của con là hoàn toàn bình thường.

Khi có mâu thuẫn, hãy dành một chút thời gian để nhìn lại về cách mà bạn và con có thể giải quyết mâu thuẫn đó. Bạn có thể thảo luận với con để con thấy cách bạn tư duy như thế nào.

Chăm sóc bản thân

Là người chăm sóc, bạn có rất nhiều vấn đề phải đối mặt. Chính bạn cũng cần được chăm sóc và hỗ trợ. Việc tự chăm sóc bản thân cũng là một cách tốt để làm gương cho con bạn.

Đừng ngại nhờ người khác giúp đỡ nếu bạn đang cảm thấy choáng ngợp. Bạn cảm thấy như vậy là một chuyện bình thường và không có vấn đề gì. Hãy tâm sự với một thành viên trong gia đình hoặc một người khác mà bạn có thể trò chuyện cùng.

Dành thời gian cho các mối quan hệ của mình. Cố gắng tìm một vài người mà bạn có thể chia sẻ cảm xúc và trải nghiệm của bản thân. Dành một chút thời gian bên họ mỗi ngày để theo dõi tâm trạng của bạn.

Dành thời gian trong ngày để làm những việc giúp bạn giải tỏa căng thẳng. Cho dù bạn đã có một ngày bận rộn hay thong thả, chúng ta đều biết rằng việc dành thời gian chăm sóc cho bản thân là điều cần thiết đối với sức khỏe. Làm những việc bạn thích hoặc đơn giản là nghỉ ngơi một chút có thể giúp bạn thư giãn và nạp lại năng lượng.

Thử các biện pháp giải tỏa tích cực có hiệu quả với bạn. Một vài ý tưởng bao gồm: tập thể dục, trò chuyện với bạn bè, lập danh sách những việc cần làm hoặc lên trước kế hoạch, duy trì thói quen và sinh hoạt điều độ, suy ngẫm về những điều bạn cảm thấy biết ơn hoặc tự hào, và làm những điều bạn thích như hoạt động âm nhạc, nghệ thuật, khiêu vũ hay viết nhật ký.

KT
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Đảm bảo quyền trẻ em trong mùa dịch

Đảm bảo quyền trẻ em trong mùa dịch

2 năm trước

Ở mỗi độ tuổi khác nhau, trẻ em được hưởng quyền và những nghĩa vụ khác nhau. Trước bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các bậc phụ huynh cần bảo vệ, nhắc nhở, đồng...
Giải pháp hỗ trợ lâu dài cho hơn 2.000 trẻ em mồ côi do Covid-19

Giải pháp hỗ trợ lâu dài cho hơn 2.000 trẻ em mồ côi do Covid-19

2 năm trước

Đánh giá về tác động của dịch Covid-19 đối với trẻ em, các chuyên gia ngành tâm lý học lâm sàng cho rằng, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong bối cảnh của đại dịch....
Tỉnh Phú Thọ tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong các cơ sở giáo dục

Tỉnh Phú Thọ tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong các cơ sở giáo dục

2 năm trước

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh, ngày 18/10, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Phú Thọ đã ban hành văn bản số 1464/SGD&ĐT-GDTrH yêu cầu các...