THỨ TƯ, NGÀY 24 THÁNG 04 NĂM 2024 01:54

5 kĩ năng sống quan trọng cần dạy trẻ

14/04/2022 | 13:37
Trong thế kỉ 21, trẻ em rất cần phải trau dồi rất nhiều các kĩ năng sống để thích ứng với thời đại công nghệ mới. Liệu chính các bậc phụ huynh đã chắc chắn về việc con mình đã có thể tự lập hay tự chăm sóc bản thân mình để đối mặt với các thử thách trong tương lai chưa?
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Là cha mẹ, ai cũng muốn con mình phải thật giỏi cũng như có những kĩ năng mềm và những tính cách nhất định. Trong đó, khả năng lãnh đạo là một trong những kĩ năng quan trọng nhất mà bất kì bậc cha mẹ nào cũng muốn con mình có.

Tuy nhiên, tính độc lập và tự tin là yếu tố chính của khả năng lãnh đạo. Chính vì thế, việc dạy con những kĩ năng mềm cơ bản tại nhà là cực kì cần thiết để giúp các con vượt xa những đứa trẻ khác ở trường và sẵn sàng đương đầu với những thử thách sắp tới.

1. Quản lý thời gian

Rất nhiều bậc phụ huynh vẫn còn đang bối rối không biết phải giúp con tự quản lý thời gian như nào.

Một bước bắt đầu rất đơn giản để giúp con dần dần tạo lập thói quen tự quản lý thời gian là khuyến khích các con tự tạo cho mình một thời khóa biểu để theo dõi hoạt động hằng ngày. Thời khóa biểu sẽ giúp các bé hiểu rõ lịch học hàng ngày. Bên cạnh đó, các bé sẽ tự biết phải làm những bài tập gì, vào lúc nào và tự quản lý thời gian vui chơi của bản thân.

Ngoài ra, hãy mua cho trẻ một chiếc đồng hồ báo thức để các con có thể tự thức dậy mà không cần đến cha mẹ. Việc các bậc phụ huynh đánh thức con mình vào mỗi buổi sáng sớm sẽ khiến các con phụ thuộc vào cha mẹ và luôn luôn trong tình trạng uể oải.

2. Khả năng đưa ra quyết định

Trong cuộc đời con người, học đại học, tìm việc và cưới hỏi chỉ là một trong số những quyết định quan trọng mà bản thân phải đưa ra quyết định chính xác. Ngoài ra, còn rất nhiều những quyết định to nhỏ khác trong đời và đưa cuôc đời đến những bước ngoặt khác nhau. Để trẻ học được việc đưa ra quyết định là quan trọng như thế nào thì các bậc phụ huynh cần phải dạy con ngay từ khi còn nhỏ.

Hãy bắt đầu dạy con đưa ra những phán đoán hợp lý bằng những bước đơn giản và ngắn gọn xung quanh những hoạt động liên quan đến cuộc sống của các bé. Ví dụ như yêu cầu các bé lựa chọn giữa những hoạt động, những món đồ chơi hoặc những bộ quần áo và những món ăn khác nhau mà chúng đang phân vân.

Khi trẻ bắt đầu lựa chọn, trẻ sẽ hiểu được tác động của từng lựa chọn, giúp các bé dần dần biết cách đánh giá những lợi ích và hạn chế từ lựa chọn của mình.

3. Quản lý tiền và lập ngân sách cơ bản

Đây có thể coi là một kĩ năng sống cơ bản nhất mà các bé cần phải học. Để trẻ tự học được cách quản lý tài chính, mỗi tuần hoặc hai tuần một lần, hãy cho con một khoản tiền tiêu vặt để chi tiêu. Hãy yêu cầu các con tiết kiệm tiền tiêu vặt nếu các con muốn mua thứ gì đó đắt hơn. Từ đó, trẻ sẽ có động lực hơn để tiết kiệm tiền và biết bản thân cần gì và không cần gì.

Bên cạnh đó, hãy mua cho con mình một chú lợn đất nhỏ. Mỗi tháng các con có thể tự bỏ tiền vào lợn nhằm tiết kiệm để mua các món đồ chơi đắt tiền. Không những thế, hãy yêu cầu con làm việc hoặc yêu cầu con giúp đỡ một số việc nhà và trả cho các con một khoản tiền nho nhỏ. Việc này sẽ giúp các con dần hiểu giá trị của đồng tiền và giúp nâng cao khả năng tiết kiệm chi tiêu.

4. Tầm quan trọng của việc giữ gìn môi trường

Bảo vệ môi trường là việc cần thiết phải làm đối với tất cả các thế hệ đang sống trong thời đại mới. Việc hiểu và thấm nhuần các giá trị mà môi trường mang lại cho con người sẽ khiến trẻ có các hành động bảo vệ môi trường.

Để dạy các con các vấn đề về môi trường, hãy cho các con làm vườn và thu gom rác cũng như xử lý, phân loại rác thải của gia đình cũng như khu vực sống của gia đình. Bên cạnh đó, hãy sử dụng những chậu đất không dùng đến để dạy con cách gieo hạt và trồng cây. Việc này sẽ giúp trẻ yêu cây cối và hiểu được việc trồng cây quan trọng với môi trường ra sao.

5. Khả năng thích ứng với môi trường sống và phục hồi sau khi trải qua những chuyện buồn

Đây là kỹ năng chính mà con cần phải biết khi sống trong thế kỉ 21. Nhiều bậc cha mẹ không chú ý đến việc giúp học một số kĩ năng nhằm giúp bản thân thoát khỏi những tình huống cấp bách. Hãy dạy các con những kĩ năng cần thiết như bơi lội, thoát hiểm và kĩ năng liên lạc trong các trường hợp khẩn cấp.

Ngoài ra, khi phải đối mặt với chuyện buồn hoặc những chuyển biến đột ngột của gia đình nhiều trẻ sẽ gặp phải một số tác động tâm lý xấu cũng như gặp phải các vấn đề về tâm sinh lý có thể khiến tinh thần của các bé trở nên chán nản và dễ bị suy sụp. Vì vậy, các bé cần phải hiểu rõ các tác động của các vấn đề tâm lý cũng như các vấn đề trầm cảm. Hãy sắp xếp thời gian và dạy cho các bé các kiến thức cơ bản về tâm lý và cho các bé tham gia các hoạt động liên quan đến tâm lý nhằm hiểu các bé hơn cũng như giúp các bé chống lại tác tác động tâm lý xấu.

Sơn Bách (Biên dịch)
Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

1 tháng trước

Galaxy A55 5G vừa trình làng cách đây không lâu sở hữu hàng loạt trang bị ấn tượng hơn cả iPhone 15 và tiệm cận Galaxy S24 Ultra để vững bước lên ngôi vua Android tầm trung.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cần tạo ra những giờ học thiết thực

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cần tạo ra những giờ học thiết thực

2 năm trước

Hội nghị về công tác thi đua năm học 2021-2022 của cụm 1 gồm ngành Giáo dục và Đào tạo của 5 thành phố trực thuộc trung ương là: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh...
Đẩy mạnh rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh dân tộc bán trú

Đẩy mạnh rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh dân tộc bán trú

2 năm trước

Cùng với thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, những năm qua, các trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) luôn chú trọng rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Song hành cùng với công tác giáo...
Trang bị kỹ năng sống cho học sinh để phát triển toàn diện

Trang bị kỹ năng sống cho học sinh để phát triển toàn diện

2 năm trước

Trong xu hướng giáo dục hiện nay không chỉ hướng vào mục tiêu tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, mà còn hướng đến mục tiêu phát triển đầy đủ và...