THỨ BẨY, NGÀY 27 THÁNG 04 NĂM 2024 06:11

5 loại kỷ luật dành cho con trẻ

06/09/2022 | 15:33
Cha mẹ cần xác định loại kỷ luật phù hợp với tính cách của con và phương châm giáo dục của gia đình.
Cha mẹ cần chọn cách kỷ luật phù hợp với tính cách của trẻ. Ảnh: The Mirror.

Cha mẹ cần chọn cách kỷ luật phù hợp với tính cách của trẻ. Ảnh: The Mirror.

Mặc dù nhiều quyển sách học làm cha mẹ và chiến lược kỷ luật trẻ ra đời, nhiều ý tưởng nuôi dạy con kiểu mới luôn nằm trong 5 cách cơ bản thực hiện kỷ luật trẻ dưới đây. Theo Verywell Family, các chuyên gia không xác định kiểu kỷ luật nào là tốt nhất đối với trẻ. Mỗi kiểu có những lợi ích riêng.

Việc xác định loại kỷ luật nào phù hợp với gia đình nên xuất phát từ lựa chọn cá nhân dựa trên tính cách của cha mẹ, tính cách của con cái và phương châm kỷ luật của gia đình.

Không có loại kỷ luật nào hiệu quả với tất cả trẻ em hoặc tất cả gia đình trong mọi tình huống.

Kỷ luật tích cực

Kỷ luật tích cực được xây dựng bằng sự khen ngợi và khuyến khích trẻ. Thay vì tập trung vào hình phạt, phụ huynh tiếp tục kỷ luật con bằng việc dạy dỗ.

Cha mẹ dạy con các kỹ năng giải quyết vấn đề và đồng hành cùng con để phát triển các giải pháp. Cách kỷ luật tích cực sẽ sử dụng các cuộc họp mặt gia đình và tiếp cận kiểu cố vấn nhằm giải quyết vấn đề về hành vi.

Nếu con từ chối làm bài tập về nhà, phụ huynh áp dụng cách kỷ luật tích cực bằng cách ngồi xuống và trò chuyện với con.

Cha mẹ có thể nói: "Cha/Mẹ biết giáo viên của con muốn con hoàn thành bài tập toán trong tối nay và hiện tại con không muốn làm. Chúng ta có thể làm gì để làm xong bài tập đây, sau đó con sẽ cho cô Smith thấy con đều đã hoàn thành bài tập đúng hạn".

Kỷ luật nhẹ nhàng

Kỷ luật nhẹ nhàng tập trung vào việc ngăn vấn đề xảy ra. Cha mẹ chuyển hướng để đưa trẻ tránh xa hành vi xấu.

Trẻ được xem như là người gây ra hậu quả, nhưng cách kỷ luật này không làm cho trẻ cảm thấy xấu hổ. Thay vào đó, cha mẹ thường sử dụng sự hài hước và xao lãng. Trọng tâm của phương pháp kỷ luật này là cho phép cha mẹ quản lý cảm xúc của mình khi giải quyết hành động sai của trẻ.

Cha mẹ sử dụng cách kỷ luật nhẹ nhàng sẽ phản hồi một cách hóm hỉnh khi trẻ không muốn làm bài tập rằng: "Con có muốn viết trang giấy giải thích lý do con không muốn làm bài tập toán tối nay không?".

Ngay khi tình huống bị lãng đi, phụ huynh áp dụng cách kỷ luật nhẹ nhàng có thể đề nghị con cùng xem bài tập để thảo luận hoàn thành bài tập.

Kỷ luật dựa trên giới hạn

Phương pháp kỷ luật dựa trên giới hạn tập trung vào việc thiết lập các giới hạn và làm rõ trước với con các quy tắc. Sau đó, cha mẹ cho trẻ các lựa chọn và đưa ra kết quả của những hành động sai.

Trong cùng trường hợp con không muốn làm bài tập về nhà, cha mẹ áp dụng cách kỷ luật này sẽ lập ra một giới hạn và cho con biết kết quả: "Con sẽ không được phép sử dụng thiết bị điện tử nào trong tối nay cho tới khi con hoàn thành bài tập".

Cha mẹ không cho phép con sử dụng máy tính cho đến khi nào con hoàn thành bài tập về nhà. Ảnh: undersignmap.

Cha mẹ không cho phép con sử dụng máy tính cho đến khi nào con hoàn thành bài tập về nhà. Ảnh: undersignmap.

Sửa đổi hành vi

Cách sửa đổi hành vi chú trọng vào hai mặt kết quả tích cực và tiêu cực. Hành vi tốt của con được củng cố bằng lời khen hoặc phần thưởng. Còn đối với hành vi không đúng mực, cha mẹ phớt lờ hoặc kỷ luật bằng việc thỏa thuận với con, ví như nếu con có hành vi sai, con sẽ nhận kết quả xấu như mất đi các đặc quyền.

Cụ thể, phụ huynh có thể nhắc nhở trẻ về phần thưởng đã được chuẩn bị sẵn bằng cách nói: "Nếu con làm xong bài tập, con sẽ được phép sử dụng máy tính 30 phút nhé!". Cha mẹ khen ngợi khi con vâng lời và nên phớt lờ sự phản kháng của con.

Rèn luyện cảm xúc

Rèn luyện cảm xúc là một quá trình kỷ luật gồm 5 bước tập trung vào việc dạy trẻ về những cảm xúc. Khi trẻ hiểu cảm xúc của mình, trẻ có thể diễn đạt chúng thay vì hành động theo cảm xúc. Trẻ cần được dạy những điều mình cảm thấy là bình thường và cha mẹ dạy con những cách phù hợp để đối mặt với cảm xúc của mình.

Đối với tình huống con không muốn làm bài tập, cha mẹ nên giúp con xác định cảm xúc của mình: "Cha/Mẹ biết con buồn vì không thể chơi mà phải làm bài tập. Môn toán có thể khiến con gặp khó khăn và cảm thấy bực bội khi không biết đáp án hoặc nó tốn nhiều thời gian của con. Nào, con hãy vẽ ra cho cha/mẹ biết cảm nhận của con khi phải làm bài tập toán về nhà nhé".

Theo zingnews.vn
Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

1 tháng trước

Galaxy A55 5G vừa trình làng cách đây không lâu sở hữu hàng loạt trang bị ấn tượng hơn cả iPhone 15 và tiệm cận Galaxy S24 Ultra để vững bước lên ngôi vua Android tầm trung.
Kiểm tra, xử lý nghiêm thực phẩm trôi nổi trong dịp Tết Trung thu

Kiểm tra, xử lý nghiêm thực phẩm trôi nổi trong dịp Tết Trung thu

1 năm trước

Ngày 5/9, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh Bắc Ninh, thành phố Đà...
Hội LHPN Việt Nam trao 10 suất quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở huyện Thường Tín, Hà Nội

Hội LHPN Việt Nam trao 10 suất quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở huyện Thường Tín, Hà Nội

1 năm trước

Sáng 5/9, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Trần Lan Phương đã tới dự lễ Khai giảng và trao quà cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học xã Vạn Điểm, huyện Thường...
Phú Yên: 216 trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có cha, mẹ đỡ đầu

Phú Yên: 216 trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có cha, mẹ đỡ đầu

1 năm trước

Ngày 5/9, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Phú Yên tổ chức chương trình “Mẹ đỡ đầu - Hướng dương hội ngộ 2022” với sự tham gia của gần 100 trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn.