THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 11:23

An sinh xã hội – Công cụ thiết yếu để phòng ngừa lao động trẻ em

20/06/2022 | 16:12
Với mục tiêu phấn đấu giảm tỉ lệ lao động trẻ em (LĐTE) từ 5-17 tuổi xuống dưới 4,9% vào năm 2025 và 4,5% vào năm 2030, trong bối cảnh cả nước phục hồi kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid-19, ngày 20/6 tại Hà Nội, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Tổ chức ILO, UNICEF tại Việt Nam tổ chức "Hội thảo phòng ngừa, giảm thiểu LĐTE và bảo đảm an sinh xã hội (ASXH) trong lộ trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững-SDG 8.7”.
Thứ trưởng Bộ LĐ - TB&XH Nguyễn Thị Hà phát biểu khai mạc

Thứ trưởng Bộ LĐ - TB&XH Nguyễn Thị Hà phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà cho biết, Hội thảo nằm trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống lao động trẻ em (ngày 12/6). Hoạt động ý nghĩa này cũng diễn ra trong thời điểm cả nước tổ chức Tháng Hành động vì trẻ em 2022 - đây là dịp cao điểm để cả cộng đồng dành sự quan tâm chăm lo cho trẻ em, nhất là những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Nhu cầu tiếp cận ASXH đặc biệt cấp bách trong và sau đại dịch Covid-19

Covid-19 làm ít nhất 1/7 số trẻ em trên toàn cầu bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các đợt giãn cách, cách ly xã hội. Thống kê cho thấy, thế giới có 160 triệu LĐTE, tăng 8.4 triệu trẻ em trong vòng 4 năm từ năm 2016-2020. Dự đoán có thể tăng thêm 8.9 triệu vào cuối năm 2022.

Tại Việt Nam, trên 4.500 trẻ em mồ côi do Covid-19, trẻ em bị giảm, mất nguồn nuôi dưỡng. Trẻ em dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa và nhóm trẻ em khuyết tật thiếu phương tiện học tập trực tuyến. Sức khỏe tâm thần của trẻ em bị ảnh hưởng tiêu cực. Nguy cơ gia tăng trẻ em tham gia hoạt động kinh tế và LĐTE.

Lãnh đạo Bộ LĐ - TB&XH chụp ảnh lưu niệm cùng các đối tác quốc tế tại Việt Nam.

Lãnh đạo Bộ LĐ - TB&XH chụp ảnh lưu niệm cùng các đối tác quốc tế tại Việt Nam.

Bà ingrid Christense, Giám đốc ILO tại Việt Nam cho biết, Ngày quốc tế phòng chống lao động trẻ em (12/6) năm nay có chủ đề là “Lao động trẻ em và bảo trợ xã hội” - tập trung vào tầm quan trọng của ASXH trong phòng ngừa và giảm thiểu LĐTE. Trên toàn cầu, trong số các biện pháp ứng phó bằng ASXH được công bố từ tháng 2 đến tháng 12 năm 2020, chỉ có 7,6% là cho trẻ em và gia đình. Tại Việt Nam, trung bình cứ 10 trẻ em thì có hơn 1 trẻ trải qua ít nhất hai thiếu hụt về giáo dục, sức khỏe, nhà ở, nước sạch và điều kiện vệ sinh, lao động sớm và bảo trợ xã hội.

Theo bà Ingrid Christense, đại dịch cho thấy lỗ hổng lớn trong việc cung cấp ASXH cho lao động thuộc khu vực kinh tế phi chính thức và gia đình của họ, cho phụ nữ, người chăm sóc, người di cư và những người khác.

Nhu cầu tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trợ cấp ốm đau và thất nghiệp, các chính sách chăm sóc và chính sách thân thiện với gia đình, trở nên đặc biệt cấp bách trong và sau dịch Covid-19.

Bà Ingrid Christense khẳng định, ASXH là công cụ thiết yếu có hiệu quả cao và khả thi để phòng ngừa LĐTE. ASXH là một trụ cột quan trọng của hành động ứng phó Covid-19.

Giám đốc ILO tại Việt Nam đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong nỗ lực xoá bỏ lao động trẻ em thời gian qua.

Giám đốc ILO tại Việt Nam đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong nỗ lực xoá bỏ lao động trẻ em thời gian qua.

Nỗ lực của Việt Nam nhằm hạn chế nguy cơ gia tăng LĐTE

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà cho biết, để giảm thiểu tình trạng LĐTE, Chính phủ Việt Nam đã và đang tập trung vào 5 nhóm giải pháp cơ bản, bao gồm: Thực hiện phổ cập giáo dục phổ thông, chính sách xóa mù chữ và các chính sách bảo đảm công bằng về tiếp cận giáo dục cho trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật, trẻ em trong các hộ gia đình nghèo và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác; tăng cường các chính sách ASXH, chính sách giảm nghèo ở Việt Nam trong đó trẻ em là đối tượng ưu tiên…

Đặc biệt, Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021 -2025, định hướng đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 782/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2021. Chương trình được xây dựng dựa trên những thành công và bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu LĐTE giai đoạn 2016 - 2020. Với tầm nhìn dài hạn đến năm 2030, chương trình có ba mục tiêu cốt lõi: ngăn ngừa và phát hiện các trường hợp LĐTE trái pháp luật và hỗ trợ và can thiệp cho trẻ em tham gia lao động trái pháp luật và trẻ em có nguy cơ; nâng cao nhận thức về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em; và nâng cao năng lực về phòng ngừa và giảm thiểu LĐTE.

Trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã có những hành động khẩn cấp được triển khai nhằm hạn chế các nguy cơ gia tăng số LĐTE do hậu quả của đại dịch Covid-19 thông qua đẩy mạnh các chương trình, dự án của Chính phủ và hợp tác với các đối tác quốc tế như ILO/Bộ Lao động Hoa kỳ, UNICEF và các đối tác khác về cải thiện điều kiện, môi trường lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức một cách phù hợp; tạo nguồn sinh kế cho các gia đình nghèo; hỗ trợ trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em tiếp cận dịch vụ giáo dục nghề nghiệp và giới thiệu việc làm phù hợp. Những nỗ lực này là minh chứng cho các cam kết của Việt Nam với tư cách là quốc gia tiên phong của Liên minh toàn cầu 8.7 - quan hệ đối tác nhiều bên nhằm xóa bỏ LĐTE phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững (SDG) 8.7. Do đó, Chương trình cũng đóng góp và thực hiện lộ trình của Việt Nam hướng tới thực hiện mục tiêu SDG 8.7.

Tại hội thảo, các đại biểu tham gia thảo luận bàn tròn và hỏi đáp về các nội dung liên quan đến lao động trẻ em.

Tại hội thảo, các đại biểu tham gia thảo luận bàn tròn và hỏi đáp về các nội dung liên quan đến lao động trẻ em.

Bà Lesley Miller - Phó trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam cho rằng, giải quyết vấn đề LĐTE, đặc biệt là bảo vệ các em khỏi các hình thức lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, cần có sự liên kết và hợp tác, phối hợp chặt chẽ của tất cả các đối tác trong xã hội.

Tăng cường các chính sách ASXH ở Việt Nam trong đó trẻ em là đối tượng tưu tiên, xây dựng các gói trợ giúp cho trẻ em gắn với ASXH. Đồng thời đẩy mạnh điều kiện, môi trường lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức; tạo nguồn sinh kế cho các gia đình; hỗ trợ trẻ em có nguy cơ trở thành LĐTE tiếp cận dịch vụ giáo dục nghề nghiệp và giới thiệu việc làm phù hợp;

Phó trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam cũng chỉ ra rằng, để đảm bảo các hộ gia đình giảm nguy cơ bị ảnh hưởng bởi tác động Covid-19 dẫn đến gia tăng LĐTE, các chương trình và chính sách xóa đói giảm nghèo, các cơ hội học nghề cho trẻ, đặc biệt là tại các vùng nông thôn cần được ưu tiên đồng thời cần tăng cường đầu tư vào hệ thống bảo vệ trẻ em, phát triển sinh kế và ASXH là những giải pháp chủ chốt. Tăng cường đầu tư vào hệ thống BVTE và ASXH, trợ giúp xã hội, đặc biệt là đội ngũ cán bộ công tác xã hội - họ có vai trò quan trọng trong xác định trẻ em và gia đình cần hỗ trợ.

Tại Hội thảo Cục trưởng Cục Trẻ em Đặng Hoa Nam đã chia sẻ các kết quả và thông điệp của Hội nghị toàn cầu lần thứ 5 về xoá bỏ LĐTE và Lời kêu gọi hành động Durban về xoá bỏ LĐTE. Kêu gọi Hành động Durban được đưa ra khi chỉ còn 3 năm để đạt được mục tiêu xóa bỏ tất cả LĐTE vào năm 2025 và chỉ còn 8 năm để xóa bỏ lao động cưỡng bức vào năm 2030, như được nêu trong Mục tiêu 8.7 của Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc.

LĐTE là việc sử dụng trẻ em và người chưa thành niên làm việc trái quy định pháp luật. Điều tra Quốc gia về LĐTE năm 2018 cho thấy: 5,3% trẻ em từ 5 đến 17 tuổi là LĐTE; 9,1% TE từ 5 đến 17 tuổi tham gia hoạt động kinh tế; 63% TE tham gia hoạt động kinh tế không được đi học.

Thảo Vân
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Giáo dục giới tính toàn diện cho học sinh trung học cơ sở

Giáo dục giới tính toàn diện cho học sinh trung học cơ sở

1 năm trước

Ở Việt Nam, giáo dục giới tính, tình dục (GT-TD) luôn bị coi là chủ đề nhạy cảm, chưa được thực hiện rộng rãi và phổ biến. Cha mẹ ngượng ngùng, thầy cô mắc cỡ đề cập đến...
Ngày hội 'Thiếu nhi Việt Nam - Học tập tốt, rèn luyện chăm' tỉnh Khánh Hòa

Ngày hội "Thiếu nhi Việt Nam - Học tập tốt, rèn luyện chăm" tỉnh Khánh Hòa

1 năm trước

Hơn 2.000 học sinh, thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa được tặng quà và tham gia các trò chơi sôi động, thưởng thức các tiết mục văn nghệ, thi nhảy flashmob...
Một số bệnh thường gặp khi đi bơi

Một số bệnh thường gặp khi đi bơi

1 năm trước

Bơi lội là sở thích của nhiều người, đặc biệt là trẻ em trong mùa hè nắng nóng. Tuy nhiên, nếu chúng ta không hiểu biết thì có thể bị một số bệnh về mắt, da liễu, hô hấp... khi đi...
Bé 9 tuổi ở Hà Tĩnh không may trượt chân rơi xuống sông Ngàn Sâu

Bé 9 tuổi ở Hà Tĩnh không may trượt chân rơi xuống sông Ngàn Sâu

1 năm trước

Người dân phát hiện và đã lao ra sông tìm, ứng cứu, nhưng do nước chảy xiết cuốn bé N. 9 tuổi mất tích.