THỨ BẨY, NGÀY 27 THÁNG 04 NĂM 2024 03:36

An toàn đồ uống cho trẻ, phòng tránh ngộ độc

15/05/2020 | 08:14
 
Trôi nổi thị trường nước đóng chai 
 
Mùa hè, thời tiết khắc nghiệt, trời nóng, nhu cầu giải khát, ẩm thực đường phố của người dân, nhất là giới trẻ, tăng mạnh. Với tiện ích rẻ, nhanh, giúp thỏa mãn cơn khát trong những ngày nắng nóng thì các quán giải khát vỉa hè đã thực sự là lựa chọn hàng đầu của nhiều người, trong đó có trẻ em. Nước uống đủ loại trôi nổi ở khắp nơi, tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc cho người tiêu dùng.
 
 Cùng với nước uống, các loại đá cây, đá pha lê là một trong những thứ rất quan trọng để làm nước giải khát mát lạnh, giúp thực khách giải tỏa cơn khát. Tuy nhiên, thực tế thì các quán giải khát vỉa hè chủ yếu đều sử dụng đá cây, loại đá chuyên dùng để ướp thực phẩm, nguy cơ mất vệ sinh rất cao.


Tuyên truyền an toàn thực phẩm tại các trường học là một trong những hoạt động thiết thực. Ảnh: Tuyết Lập
 
Bên cạnh các loại nước giải khát tự pha như: trà đá, nhân trần, nước sấu, chè các loại… thì các loại nước ngọt đóng chai, đóng lon có ga cũng là mặt hàng được nhiều trẻ em lựa chọn. Các em đa số đều không để ý đến chất lượng của sản phẩm, hàng còn hạn sử dụng hay không. Bên cạnh đó, xuất hiện rất nhiều hàng giả, hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nếu sử dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. 
 
Ở nhiều nơi, trẻ em chưa được sử dụng nước sạch, trẻ em đang phải “sống chung” với nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng, do nhiễm khuẩn vi sinh hay bị nhiễm độc tố kim loại nặng, thuốc sâu… Hiện nay, Nhà nước đang khuyến khích người dân sử dụng hệ thống lọc nước giếng khoan để sinh hoạt, hệ thống đảm bảo nước sinh hoạt cho toàn bộ tòa nhà; tại trường học có thể sử dụng dây chuyền lọc nước tinh khiết với nhiều công suất khác nhau.


Nhiều trường học sử dụng dây chuyền lọc nước tinh khiết phù hợp phục vụ học sinh. Ảnh: Mạnh Việt

 Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã khuyến cáo các bậc cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế ngay nếu trẻ từng sử dụng nhiều những sản phẩm đồ uống được cảnh báo có hàm lượng chì vượt ngưỡng cho phép, bởi chì là chất cực độc, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em. Quy định hàm lượng chì cho phép trong nước là 0,05mg/lít sẽ an toàn cho người sử dụng; lượng chì có thể được thải ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu, mồ hôi. Nhưng khi vượt ngưỡng cho phép từ 4 đến 9 lần thì đương nhiên gây hại cho sức khỏe, nhất là đối với trẻ em. Rất nhiều trẻ ngộ độc chì từ nước giải khát nhưng không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt, rất khó phát hiện và dễ bị bỏ qua,  ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và tinh thần của trẻ. Nhẹ thì sẽ giảm chỉ số IQ (chỉ số thông minh), ảnh hưởng đến khả năng học tập, tiếp thu kiến thức; nặng hơn thì sẽ dẫn đến rối loạn phát triển ý thức, rối loạn tâm thần. Đặc biệt, những trẻ bị ngộ độc chì nặng hơn nữa sẽ bị trì độn, không có khả năng học tập, không có khả năng tự phục vụ và nhận biết về xung quanh.

Bố mẹ cần tăng cường các hoạt động thể chất cho trẻ ở gia đình; ở trường lớp, thầy cô cần tổ chức cho con tham gia thêm các hoạt động ngoại khóa về an toàn thực phẩm, phòng chống tai nại thương tích, giúp trẻ thêm kiến thức, kỹ năng trong sinh hoạt, vệ sinh gìn giữ sức khỏe. 
Bên cạnh các loại nước giải khát tự pha như: trà đá, nhân trần, nước sấu, chè các loại… thì các loại nước ngọt đóng chai, đóng lon có ga cũng là mặt hàng được nhiều trẻ em khi đến quán lựa chọn. Đa số trẻ đều không để ý đến chất lượng của sản phẩm, hàng còn hạn sử dụng hay không.
Cùng với việc thường xuyên nhắc nhở trẻ tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, theo các chuyên gia y tế, để cho trẻ tránh xa đồ uống có ga, cha mẹ cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học, đa dạng về hương vị để trẻ ăn uống. Có thể sử dụng nước ép trái cây, nước thảo mộc thơm ngon để tăng vị giác cho trẻ. Thay vì uống nước ngọt có ga tại nhà hay ngoài đường, cha mẹ hãy cho trẻ uống nước ép trái cây mỗi ngày. Loại bỏ dần dần nước ngọt có ga ra khỏi thực đơn hàng ngày của trẻ. Phân tích cho con tác hại của đồ uống có ga, đồ uống không có nguồn gốc… Bố mẹ cần lưu ý tránh việc cấm trẻ uống, vì rất dễ dẫn đến việc trẻ chống đối, lén uống khi không có sự giám sát của gia đình. Cần thay đổi lối sinh hoạt trong gia đình để trẻ học tập theo, không tích trữ các loại đồ uống có ga trong nhà, giúp lời nói đến con trẻ được thuyết phục hơn.
Để loại bỏ dần nước ngọt có ga ra khỏi thực đơn hàng ngày của trẻ, cha mẹ cần phân tích cho con về tác hại của đồ uống có ga, đồ uống không có nguồn gốc; thay đổi lối sinh hoạt trong gia đình để trẻ học tập theo; không tích trữ các loại đồ uống có ga trong nhà, giúp lời nói đến con trẻ được thuyết phục hơn.
 

Hồng Lĩnh/GĐTE

Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

5 tháng trước

Tại Quảng trường Đại đoàn kết, thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, tối 11/11 đã khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch, liên hoan trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên Gia Lai 2023 với chủ đề “Gia...