THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 08:18

Áp dụng kỷ luật tích cực - Thầy cô và cha mẹ cần làm gì?

06/10/2021 | 15:52
Kỷ luật tích cực có nhiều biện pháp khác nhau và sẽ áp dụng được với những độ tuổi khác nhau. Cha mẹ, thầy cô giáo hãy vận dụng linh hoạt sao cho phù hợp với đối tượng và môi trường gia đình.

Theo Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, năm học này ngành Giáo dục đã ban hành một số quy định mới, trong đó có quy định “không phê bình học sinh trước lớp, trước toàn trường hay trong cuộc họp phụ huynh. Không còn quy định buộc thôi học, không ghi kỷ luật vào học bạ...”.

Nhưng điều này đã khiến cho nhiều phụ huynh đặt câu hỏi rằng những quy định mới đó sẽ đem lại điều gì cho các em học sinh, việc quản lý hành vi của các em học sinh ở trường sẽ thế nào và liệu các em có vào nề nếp?

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thành Nam:  Vậy kỷ luật tích cực là dạy và cung cấp cơ hội để cho những đứa trẻ học được nhiều kỹ năng hành vi mới, và để lần sau các em sẽ tự giác hành động và đưa mình vào kỷ luật. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thành Nam: " Vậy kỷ luật tích cực là dạy và cung cấp cơ hội để cho những đứa trẻ học được nhiều kỹ năng hành vi mới, và để lần sau các em sẽ tự giác hành động và đưa mình vào kỷ luật". Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thành Nam - Thành viên Hiệp hội Tâm lý và Giáo dục Việt Nam - Chủ nhiệm khoa Các Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ:

“Với thông tư này thì chúng ta nhìn thấy tinh thần rất nhân văn, hướng đến sự khuyến khích phát triển của học sinh cũng như cách thức giáo dục hướng cho học sinh biết được những hành vi nào nên và không nên làm.

Điều mà nhiều phụ huynh nói rằng cảm thấy rất lo lắng bởi như vậy các con có vào nề nếp quy củ hay không?

Chúng ta phải hiểu rằng kỷ luật tích cực ở đây là làm cho học sinh vào kỷ luật trong một bầu không khí tích cực, sử dụng những biện pháp sư phạm để làm cho học sinh nhận ra được tại sao mình làm hành động này là sai? Và khi con làm sai thì phải có thái độ hối lỗi.

Vậy kỷ luật tích cực là dạy và cung cấp cơ hội để cho những đứa trẻ học được nhiều kỹ năng hành vi mới, và để lần sau các em sẽ tự giác hành động và đưa mình vào kỷ luật.

Kỷ luật tích cực khác một chút so với triết lý mà chúng ta vẫn tin tưởng trước đây. Nếu là kỷ luật truyền thống thì dựa vào việc làm cho đứa trẻ sợ hãi, lo lắng hoặc xấu hổ để các em không thực hiện những hành vi sai như vậy nữa.

Việc so sánh với những đứa trẻ khác cũng là cách thức làm cho trẻ xấu hổ. Nhưng trong kỷ luật tích cực thì tất cả những niềm tin trước đây của chúng ta quan niệm như: Yêu cho roi cho vọt… là không đúng với kỷ luật tích cực”.

Theo thầy Nam: “Việc chúng ta khen con nhiều quá thì cũng dẫn đến việc đứa trẻ sẽ chủ quan, không cố gắng thực hiện nữa thì đó cũng là sai trong kỷ luật tích cực này. Rồi cũng có một số quan điểm là phớt lờ nhưng lỗi nhỏ thì chắc chắn sẽ dẫn đến những lỗi lớn hơn.

Vậy nên, việc xử phạt học sinh bằng một hình phạt nhẹ mà không được thì chỉ có hình phạt nặng thôi, chứ không thể nào là nhân văn hay khuyên bảo các con được. Theo kỷ luật truyền thống thì các phụ huynh thường nghĩ là nếu sự đau khổ của con càng lớn thì hình phạt đấy càng có hiệu quả, và giờ đây tất cả những niềm tin đó đối với kỷ luật tích cực là không đúng.

Mà kỷ luật tích cực sẽ chỉ tập chung vào việc là làm thế nào để tôn trọng quyền lợi tốt nhất của con, khuyến khích khả năng lựa chọn của con, không xâm phạm, xúc phạm về mặt thân thể của con và coi lỗi lầm đó là một cơ hội để con thay đổi”.

Cùng bàn về vấn đề kỷ luật tích cực đối với trẻ, Tổng đài Quốc gia vì trẻ em 111 có một số gợi ý sau cho các bậc cha mẹ:

1. Chuyển hướng sự chú ý 

Trẻ nhỏ tuổi thường có sự chú ý ngắn hạn do đó không quá khó để chuyển sự chú ý của các con sang hoạt động khác. Với trẻ dưới 2 tuổi, bạn có thể đưa cho trẻ món đồ chơi khác hoặc đưa trẻ qua một không gian khác để chuyển hướng sự chú ý. Đối với trẻ lớn, sẽ tốt hơn nếu cha mẹ cho các con biết con có thể làm gì, gợi ý các hoạt động trẻ nên làm thay vì liệt kê những việc con không được làm. Cách này tập trung vào góc nhìn tích cực giúp giảm thiểu sự căng thẳng và tránh tình huống giằng co.

 2. Tăng cường hành vi tích cực

Hãy khen con khi trẻ có những hành vi đúng mực, tích cực, ví dụ khen trẻ biết chia sẻ khi trẻ chia sẻ đồ chơi với anh chị em, bạn bè. Khi trẻ thể hiện sự tốt bụng, tử tế với người khác, hãy cho trẻ biết trẻ đã làm một việc tốt và rất đáng khen. 

Cách làm này giúp trẻ có sự chú ý, lưu tâm hơn cho những việc trẻ làm đúng và được công nhận, thay vì cha mẹ cứ chăm chăm vào những việc trẻ làm sai hoặc khi trẻ không nghe lời. Khi trẻ phạm lỗi, cha mẹ có thể gợi ý cho trẻ biết cách hành xử hoặc những lựa chọn đúng đắn. 

 3. Dùng phương pháp nhắc nhở bằng từ khóa

Thay vì phải liên tục yêu cầu con trẻ "Ngừng chạy ngay! Con mặc áo lên! Chia đồ chơi với bạn đi!" thì cha mẹ có thể nhắc nhở con bằng từ khóa, bằng một tông giọng bình thường: Đi bộ. Áo khoác. Chia sẻ. Bằng những nhắc nhở một cách điềm tĩnh, con trẻ sẽ không cảm thấy bị xúc phạm và thay vào đó bé có thể nhớ được cách ứng xử phù hợp.

KT (Tổng hợp)
Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

5 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...
10 tiêu chí an toàn để mở cửa lại trường học tại TP.HCM

10 tiêu chí an toàn để mở cửa lại trường học tại TP.HCM

2 năm trước

Ngày 5/10, dự thảo lần thứ 3 Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch được Sở Giáo dục và Đào tạo trình UBND TP.HCM.
Trẻ em phải gánh chịu những hệ lụy từ chế độ ăn kém dinh dưỡng trong suốt cuộc đời

Trẻ em phải gánh chịu những hệ lụy từ chế độ ăn kém dinh dưỡng trong suốt cuộc đời

2 năm trước

Theo UNICEF, trẻ em phải gánh chịu những hệ lụy từ các thực hành cho ăn và chế độ ăn uống kém dinh dưỡng trong suốt cuộc đời.
Để trẻ an toàn trên môi trường mạng khi giãn cách xã hội

Để trẻ an toàn trên môi trường mạng khi giãn cách xã hội

2 năm trước

Đại dịch Covid-19 bùng phát hơn 1 năm nay đã ảnh hưởng đến hơn 1,57 tỉ học sinh, sinh viên ở 191 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm trên 91% tổng số người học (theo số liệu thống kê mới...