THỨ BA, NGÀY 23 THÁNG 04 NĂM 2024 05:31

ASEAN cùng chung tay đẩy lùi vấn nạn bắt nạt trẻ em tại trường học và trên môi trường mạng

26/11/2020 | 14:26

Cuộc họp có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà, ông Marcoluigi Corsi, Phó Giám đốc Văn phòng UNICEF khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, đại diện Ủy ban Thúc đẩy Quyền của Phụ nữ và Trẻ em trong ASEAN (ACWC) của các nước thành viên ASEAN, đại diện của cơ quan chuyên ngành ASEAN trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, thông tin và truyền thông, Ban Thư ký ASEAN, các cơ quan chuyên ngành liên quan của ASEAN, đại diện Văn phòng UNICEF tại các nước thành viên ASEAN, các tổ chức quốc tế và các đối tác khác của ASEAN. Đại diện của các Bộ, ngành, hội, hiệp hội, trường đại học, học viện, cơ quan Liên họp quốc, tổ chức quốc tế có liên quan cũng tham dự trực tiếp tại Hà Nội.
 



Toàn cảnh Hội nghị.


Đây là hoạt động trong khuôn khổ Dự án do Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ban thư ký ASEAN và UNICEF trong khuôn khổ Kế hoạch công tác giai đoạn 2016-2020 của Ủy ban Thúc đẩy và Bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em ASEAN (ACWC) trong bối cảnh ngày càng gia tăng nguy cơ trẻ em bị bắt nạt tại trường và trên mạng.

Báo cáo U-report của Liên hợp quốc năm 2019 cho thấy: 1/3 thanh thiếu niên ở 30 quốc gia cho biết họ đã từng là nạn nhân bị bắt nạt trên mạng, trong đó 1/5 cho biết đã từng bỏ học vì bị bắt nạt trên mạng và bạo lực, 21% thanh thiếu niên Việt Nam tham gia khảo sát cho biết họ là nạn nhân của bắt nạt trên mạng và 75% các em không biết về đường dây nóng hoặc các dịch vụ có thể giúp họ nếu bị bắt nạt hoặc bị bạo lực trên mạng.
Trước nguy cơ ngày càng tăng của việc trẻ em bị bắt nạt tại trường và trên mạng, các quốc gia ASEAN đã tiến hành những nỗ lực đáng kể nhằm cải thiện tình hình. 06 quốc gia trong khu vực đã xây dựng các kế hoạch bảo vệ trẻ em trực tuyến; 02 quốc gia đã triển khai các chương trình an toàn mạng tại trường học; 03 quốc gia đang lồng ghép chủ đề này vào chương trình học tại trường và hầu hết các quốc gia đã áp dụng ít nhất một vài khung khổ và quy trình công nghiệp góp phần ngăn ngừa bạo lực trực tuyến đối với trẻ.

Theo số liệu của Bộ LĐTBXH, trong thời gian dịch Covid-19 vừa qua, tổng đài Đường dây điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 tiếp nhận khoảng 300 cuộc gọi của phụ huynh phản ánh về việc gia đình cảm thấy lo lắng, lúng túng khi phát hiện ra con mình có truy cập vào những trang thông tin xấu  trong quá trình sử dụng máy tính để học trực tuyến tại nhà. Như vậy, phương thức học trực tuyến là xu hướng giáo dục trong tương lai vừa được triển khai rộng, ngay lập tức xuất hiện những vấn đề đáng lo ngại cho trẻ em khi sử dụng, và trong bối cảnh mới này, những vấn đề xâm hại trẻ em ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Việt Nam cũng đã áp dụng những biện pháp tổng thể, từ truyền thống tới hiện đại, áp dụng các ứng dụng của cách mạng 4.0, huy động sự vào cuộc của liên ngành, liên quốc gia, mọi cá nhân.

Mặc dù, các quốc gia thành viên đã có những nỗ lực bảo vệ trẻ em khỏi bị bắt nạt nói chung và trên môi trường mạng, ASEAN cần cách thúc đẩy cách tiếp cận tổng thể, toàn diện và mang tính khu vực trong vấn đề này. Và đặc biệt, phải nhấn mạnh vào trách nhiệm và sự tham gia của chính trẻ em trong các nỗ lực này.
 



Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thị Hà phát biểu tại Hội nghị.


Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thị Hà đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, các đối tác phát triển, các nhà tài trợ cũng như các cơ quan chuyên ngành của ASEAN, các tổ chức phi chính phủ và dân sự đã dành sự hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật và tài chính cho các hoạt động về thúc đẩy quyền của trẻ em nói chung và bảo vệ trẻ em khỏi bị bắt nạt tại trường và trên môi trường mạng nói riêng.

 Đồng thời, nhân dịp này, Thứ trưởng cũng đề nghị tăng cường hợp tác giữa ACWC và các cơ quan chuyên ngành khác trong ASEAN, giữa các nước ASEAN và các nước khác trên thế giới, hướng tới chấm dứt tình trạng trẻ em bị bắt nạt, bạo lực tại trường học và trên môi trường mạng, tạo môi trường phù hợp cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Phương Anh/GĐ&TE

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

6 tháng trước

Làm việc với cơ quan chức năng, 2 sinh viên ở Hà Nội khai nhận bán hàng cho một cá nhân ở Hà Tĩnh với mức giá 20.000-50.000 đồng/giàn pháo hoa nhái hàng của Bộ Quốc phòng.