THỨ BẨY, NGÀY 20 THÁNG 04 NĂM 2024 04:18

Ba năm đầu đời, cơ hội cho cả cuộc đời

27/10/2021 | 07:39
Những năm đầu đời được gọi là “giai đoạn vàng” cho sự phát triển trẻ thơ. Các bằng chứng khoa học cho thấy, việc quan tâm đến sự phát triển toàn diện của trẻ từ 0-8 tuổi, đặc biệt là dưới 3 tuổi là cơ sở và nền tảng cho sự phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, tinh thần, năng lực sáng tạo của con người.
Nhóm tuổi được ưu tiên chăm sóc những năm đầu đời bao gồm từ khi bà mẹ mang thai đến khi trẻ được 8 tuổi.

Nhóm tuổi được ưu tiên chăm sóc những năm đầu đời bao gồm từ khi bà mẹ mang thai đến khi trẻ được 8 tuổi.

Hỗ trợ để trẻ em được cung cấp đầy đủ các dịch vụ

3 năm đầu đời là thời điểm hình thành các kết nối nơ-ron thần kinh mạnh mẽ nhất. Não và các kết nối thần kinh phát triển mạnh sau khi sinh. Một người trưởng thành 17 tuổi trí lực đạt 100%, thì lúc 4 tuổi đạt 50%, 8 tuổi đạt 80%, trong 9 năm từ 8 đến 17 tuổi chỉ phát triển 20% khả năng còn lại. Về thể chất, chiều cao của trẻ em sau khi sinh sẽ tăng lên 2 lần, còn cân nặng sau sinh sẽ tăng 5 lần. Các bằng chứng khoa học cho thấy, việc quan tâm đến sự phát triển toàn diện của trẻ từ 0-8 tuổi, đặc biệt là dưới 3 tuổi là cơ sở và nền tảng cho sự phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, tinh thần, năng lực sáng tạọ của con người. Do đó, những năm đầu đời được gọi là “giai đoạn vàng” cho sự phát triển.

Phát triển toàn diện trong những tháng, năm đầu đời có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển trong cả cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Sự chăm sóc, giáo dục, bảo vệ một cách khoa học trong mỗi giai đoạn bào thai, đến 1 tuổi, đến 5 tuổi và đến 8 tuổi sẽ phát huy tối đa tiềm năng của mỗi con người. Do đó, chính sách phát triển trẻ thơ toàn diện có vai trò quan trọng trong chính sách tổng thể phát triển nguồn nhân của mỗi quốc gia. Chính vì thế, phát triển trẻ thơ đã được đưa vào và trở thành một mục tiêu (Mục tiêu 4.2) của Chương trình nghị sự toàn cầu về phát triển bền vững đến năm 2030 mà Việt Nam đã cam kết thực hiện.

Tại Việt Nam, Luật Trẻ em 2016 quy định: “Phát triển toàn diện trẻ em sự phát triển đồng thời cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội của trẻ em”. Theo đó, phát triển toàn diện trẻ thơ là việc hỗ trợ phát triển toàn diện trẻ em, là việc hỗ trợ để trẻ em được cung cấp đầy đủ các dịch vụ về sức khoẻ và dinh dưỡng, kích thích tương tác thông qua giáo dục sớm, nuôi dưỡng chăm sóc, bảo vệ trẻ em khỏi bị lạm dụng, bị bỏ rơi và bị tai nạn thương tích; trẻ được tiếp cận với việc học tập thông qua vui chơi trong suốt lứa tuổi mầm non cho đến khi chuyển sang tiểu học. Trong đó, nhóm tuổi được ưu tiên chăm sóc những năm đầu đời bao gồm từ khi bà mẹ mang thai đến khi trẻ được tám tuổi.

Theo các nghiên cứu trên thế giới, nhóm trẻ được can thiệp sớm sẽ có tỷ lệ người đạt mức thu nhập 20.000 USD/năm vào năm 40 tuổi chiếm tới 60%, trong khi nhóm không được can thiệp sớm chỉ đạt 40%.

Lấy đứa trẻ làm trung tâm

Theo ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH), kinh nghiệm can thiệp phát triển toàn diện trẻ thơ bao gồm: đầu tư vào đối tượng trẻ nhất, bắt đầu thật sớm và luôn duy trì chất lượng cao.

Việc can thiệp phát triển toàn diện trẻ thơ dựa trên các nguyên tắc chính: Lấy chính đứa trẻ làm trung tâm; Can thiệp theo vòng đời với các giai đoạn từ khi trẻ sinh ra, trẻ 0-3 tuổi, 4-6 tuổi và 7-8 tuổi; Mỗi lứa tuổi sẽ tập trung can thiệp đủ 5 yếu tố về y tế; dinh dưỡng; chăm sóc đáp ứng nhu cầu của trẻ; Tạo môi trường an toàn; Giáo dục sớm.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của phát triển toàn diện trẻ em những năm đầu đời, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2018-2025” tại Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 19/10/2018. Việt Nam trở thành một trong 69 quốc gia đã ban hành đề án tổng thể cấp quốc gia về “Chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em”.

Theo ông Đặng Hoa Nam, Quyết định này của Thủ tướng Chính phủ có ý nghĩa khởi động sớm cho việc xây dựng và thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2021 - 2025 song hành cùng với thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững tới năm 2030 mà ở đó trẻ em phải trở thành “một trong những trọng tâm của mục tiêu xã hội” như Chỉ thị số 20/CT-TW, ngày 5/11/2012 của Bộ Chính trị về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới đã chỉ đạo.

Mục tiêu chung của Đề án hướng đến “Bảo đảm cho trẻ em đến 8 tuổi được phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần; được bình đẳng tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện theo độ tuổi nhằm thực hiện các quyền của trẻ em, góp phần phát triển nguồn nhân lực quốc gia”. Đề án tiếp cận trẻ em theo các giai đoạn phát triển đầu đời đến 8 tuổi, đây là cách tiếp cận rộng theo xu thế được UNICEF và nhiều tổ chức quốc tế hoạt động về trẻ em khuyến nghị.

Ông Đặng Hoa Nam nhấn mạnh, các nhiệm vụ trọng tâm và hoạt động của Đề án đòi hỏi sự phối hợp và lồng ghép đồng bộ các dịch vụ đang có về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em, giáo dục mầm non, trợ giúp xã hội, bảo vệ phòng chống xâm hại trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em, nước sạch và vệ sinh môi trường. Mặt khác, cần tạo ra một mạng lưới kết nối giữa các cấp, các tuyến dịch vụ và thiết lập mô hình gói dịch vụ chăm sóc, phát triển trẻ thơ toàn diện tại cộng đồng cho gia đình có trẻ em dưới 8 tuổi, ưu tiên nhóm trẻ em giai đoạn 1.000 ngày đầu đời.

Vi Hương
Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

4 tháng trước

Tại Quảng trường Đại đoàn kết, thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, tối 11/11 đã khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch, liên hoan trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên Gia Lai 2023 với chủ đề “Gia...
Bảo đảm sự phát triển toàn diện của trẻ em và thanh thiếu niên qua môi trường mạng

Bảo đảm sự phát triển toàn diện của trẻ em và thanh thiếu niên qua môi trường mạng

2 năm trước

Vừa qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Đà Nẵng phối hợp Tổ chức Tầm nhìn thế giới (World Vision) Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Dự án bảo vệ trẻ em và thanh...
Đầu tư cho phát triển trẻ thơ toàn diện là đầu tư cho tương lai của trẻ em và của Việt Nam

Đầu tư cho phát triển trẻ thơ toàn diện là đầu tư cho tương lai của trẻ em và của Việt Nam

2 năm trước

Là quốc gia đầu tiên trong khu vực và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, Việt Nam có thể tự hào về những tiến bộ đáng kể trong thực thi quyền...