THỨ TƯ, NGÀY 24 THÁNG 04 NĂM 2024 07:39

Bảo đảm an toàn cho trẻ em trước hiểm họa của thiên tai

20/12/2021 | 06:46
Năm 2020, thiên tai, bão lũ diễn ra phức tạp và nguy hiểm gây ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống, tính mạng của người dân, trẻ em tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Năm 2021, tình trạng này tiếp tục xảy ra tại một số tỉnh miền Trung. Nhằm bảo đảm bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong thiên tai bão lụt, Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và các tổ chức quốc tế triển khai các hoạt động hỗ trợ khẩn cấp, bảo đảm an toàn cho trẻ em như:
Ước tính có  khoảng 10.000 trẻ em dưới 5 tuổi tại 9 tỉnh, thành phố của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão lũ năm 2020. Ảnh Thành Đạt/TTXVN

Ước tính có khoảng 10.000 trẻ em dưới 5 tuổi tại 9 tỉnh, thành phố của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão lũ năm 2020. Ảnh Thành Đạt/TTXVN

Xây dựng kế hoạch hỗ trợ khẩn cấp cho 6 tỉnh, 17 huyện, 119 xã bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai bão lũ. Xây dựng các tài liệu hướng dẫn địa phương về bảo đảm an toàn cho trẻ em trong thiên tai bão lũ về: bảo vệ trẻ em khỏi xâm hại bạo lực, phòng, chống tai nạn thương tích, và nâng cao sức khỏe tinh thần, tâm lý xã hội cho trẻ em.

Đã vận động và hỗ trợ khẩn cấp gói hỗ trợ cho 3.400 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em dân tộc, trẻ em bị khuyết tật, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt của 119 xã trên trong đợt bão năm 2020.

Xây dựng đội ngũ chuyên gia hỗ trợ trực tiếp cho các địa phương, gồm 72 chuyên gia. Tổ chức tấp huấn khẩn cấp cho 72 chuyên gia tại trung ương và địa phương các kiến thức kỹ năng về quy trình quản lý trường hợp trẻ em trong thiên tai, phòng ngừa xâm hại bạo lực, phòng ngừa tai nạn thương tích trong thiên tai, hỗ trợ tâm lý, sức khỏe tâm thần cho trẻ em trong thiên tai.

Tập huấn kiến thức kỹ năng cho cán bộ tại 17 huyện, 119 xã về các kiến thức kỹ năng về quy trình quản lý trường hợp trẻ em trong thiên tai, phòng ngừa xâm hại bạo lực, phòng ngừa tai nạn thương tích, hỗ trợ tâm lý, sức khỏe tâm thần cho trẻ em trong thiên tai.

Hỗ trợ các địa phương triển khai quản lý trường hợp, đánh giá nhu cầu và hỗ trợ đáp ứng nhu cầu cho 972 trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai bão lũ tại 6 tỉnh.

Đồng thời, tổ chức sinh hoạt nhóm hỗ trợ cho trẻ em, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em tại 17 huyện, 119 xã về các kỹ năng phòng ngừa xâm hại bạo lực, phòng ngừa tai nạn thương tích trong thiên tai, hỗ trợ tâm lý, sức khỏe tâm thân cho trẻ em trong thiên tai.

Hỗ trợ trực tiếp cho 952 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt bão lũ mỗi em 400.000đ/trẻ em.

Triển khai tuyên truyền về các kỹ năng phòng ngừa xâm hại bạo lực, phòng ngừa tai nạn thương tích trong thiên tai, hỗ trợ tâm lý, sức khỏe tâm thân cho trẻ em trong thiên tai trên hệ thống loa phát thanh tại xã.

Về lâu dài, các giải pháp để bảo vệ trẻ em trong thiên tai tập trung vào xây dựng kế hoạch bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong thiên tai. Tăng cường công tác truyền thông về bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua hệ thống loa đài tại địa phương, truyền thông trực tiếp cho trẻ em, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em.

Kiện toàn đội ngũ cán bộ tại cơ sở và tập huấn nâng cao năng lực về bảo vệ chăm sóc trẻ em trong thiên tai bao gồm kiến thức về quản lý trường hợp trong thiên tai, kỹ năng phòng ngừa xâm hại bạo lực, phòng ngừa tai nạn thương tích trong thiên tai, hỗ trợ tâm lý, sức khỏe tâm thần cho trẻ em trong thiên tai.

Tăng cường công tác phối hợp liên ngành trong bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong thiên tai.

Nghiên cứu rà soát các văn bản quy định, chính sách hỗ trợ bảo vệ trẻ em trong thiên tai để bổ sung, hoàn thiện: nghiên cứu hoàn thiện và ban hành quy trình quản lý trường hợp trong thiên tai; ban hành hướng dẫn bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong thiên tai.

Tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em, bố trí cán bộ với trách nhiệm rõ ràng, kiện toàn và chuyên nghiệp hoá đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em thông qua việc trao vai trò và vị trí công việc rõ ràng, bên cạnh việc phát triển mạng lưới cán bộ cung cấp dịch vụ chăm sóc kiêm nhiệm và cộng tác viên làm công tác trẻ em.

Để quản lý trường hợp được hiệu quả, các địa phương cần xây dựng mạng lưới dịch vụ tại địa phương và trong khu vực để có thể kịp thời kết nối, chuyển gửi các dịch vụ cần thiết. Hơn nữa, cũng cần có các chính sách hỗ trợ phù hợp về chế độ cũng như khuyến khích quản lý trường hợp với trẻ em và gia đình bị ảnh hưởng do thiên tai nhằm đáp ứng các yêu cầu cơ bản của các em.

Đồng thời, tiếp tục vận động, đề xuất xây dựng chính sách phù hợp để hỗ trợ trẻ em trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh khẩn cấp, vận động và huy động nguồn lực cần thiết và sự quan tâm của toàn xã hội đối với việc bảo vệ trẻ em trong thiên tai. Tăng cường sự phối hợp liên ngành và sự vào cuộc của các với các ban ngành trong lập kế hoạch và triển khai các hoạt động hỗ trợ bảo vệ trẻ em trong thiên tai nhằm đáp ứng các nhu cầu toàn diện của trẻ em.

Vi Hương
Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

5 tháng trước

Tại Quảng trường Đại đoàn kết, thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, tối 11/11 đã khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch, liên hoan trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên Gia Lai 2023 với chủ đề “Gia...
Ra mắt kênh truyền hình MyTV hỗ trợ dạy và học trực tuyến tại Bạc Liêu

Ra mắt kênh truyền hình MyTV hỗ trợ dạy và học trực tuyến tại Bạc Liêu

2 năm trước

VNPT Bạc Liêu vừa cho ra mắt kênh truyền hình MyTV hỗ trợ công tác dạy và học trực tuyến.
Những ngôi trường mầm non độc đáo

Những ngôi trường mầm non độc đáo

2 năm trước

Vài năm trở lại đây, trên cả nước xuất hiện nhiều ngôi trường cho trẻ mầm non có kiến trúc độc đáo, cùng những công năng tiện ích, đảm bảo an toàn, phù hợp với phương pháp giáo...
Chủ tịch nước tặng thưởng học sinh đoạt giải Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2021

Chủ tịch nước tặng thưởng học sinh đoạt giải Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2021

2 năm trước

Chiều 18/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gặp mặt tuyên dương và tặng Huân chương Lao động cho các học sinh đoạt giải Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế.