THỨ BẨY, NGÀY 20 THÁNG 04 NĂM 2024 12:34

Báo động tình trạng ma túy len lỏi học đường

15/11/2022 | 12:54
Tình trạng sử dụng trái phép chất ma túy nói chung và ma túy tổng hợp nói riêng đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa, chủ yếu tập trung ở đối tượng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, đặt ra yêu cầu cấp bách đối với các cơ quan quản lý cũng như đối với các bậc phụ huynh: Phải làm thế nào để giúp các em không bị sa ngã vào tệ nạn này?
Học sinh Trường THPT Tây Hồ (Hà Nội) trao đổi với báo cáo viên các kiến thức và kỹ năng phòng, chống ma túy của bản thân. Ảnh: CTV

Học sinh Trường THPT Tây Hồ (Hà Nội) trao đổi với báo cáo viên các kiến thức và kỹ năng phòng, chống ma túy của bản thân. Ảnh: CTV

Ma túy “tấn công” thế hệ trẻ

Theo thống kê mới nhất của Bộ Công an được công bố ngày 23/6, tại lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2022, hiện nay toàn quốc có trên 217.059 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý (tăng 11.241 so với cuối năm 2021); 59.537 người sử dụng trái phép chất ma túy.

Ðiều đáng lo ngại là xu hướng sử dụng ma túy tổng hợp tăng nhanh, đang dần thay thế thuốc phiện, heroin; ước tính có khoảng 40 - 50% người nghiện sử dụng ma túy tổng hợp.

Thời gian qua, Công an TP.HCM phát hiện vụ bán nước xoài có chứa chất ma túy; tại Hà Nội, cơ quan chức năng cũng phát hiện các vụ bán sô cô la chứa chất ma túy; tại Quảng Ninh, một nhóm học sinh sử dụng kẹo có chứa chất ma túy bị ngộ độc phải đi cấp cứu gây bàng hoàng dư luận...

Ma túy được pha trộn, đóng gói dưới dạng thực phẩm chức năng, kẹo, đồ uống như: trà giảm cân, nước xoài, nước vui, bột vui, nước tăng lực, bánh cần, sô cô la, cỏ Mỹ, thuốc lá điện tử… Chúng dễ cất giấu, dễ sử dụng, vì thế đã và đang “tấn công” các trường học. Trong khi đó, nhiều em học sinh, sinh viên còn thiếu hiểu biết về ma túy và tác hại khôn lường của chất gây nghiện này. Có em còn cho rằng sử dụng ma túy tổng hợp không gây nghiện… Nhiều trẻ em trong độ tuổi từ 13-14 đã sử dụng ma túy. Các em chưa biết cách từ chối hoặc tố giác nếu bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo. Mặt khác, cũng chưa hiểu rõ các quy định pháp luật về tội phạm ma túy.

Ðây là là “hồi chuông” cảnh báo về sự nguy hiểm của ma túy đối với thế hệ trẻ.

Vì sao thế hệ trẻ dễ rơi vào cạm bẫy ma túy?

Có nhiều nguyên nhân khiến một số thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên sa vào tệ nạn ma túy. Như đã nói ở trên, một trong những nguyên nhân chính là do các em thiếu hiểu biết và chưa biết cách phòng, tránh ma túy.

Tuy nhiên, một nguyên nhân khác cũng không kém phần quan trọng đẩy trẻ đến với các chất gây nghiện, trong đó có ma túy, đó chính là gia đình. Gia đình là nơi ấm êm để trẻ trở về nhà sau những giờ học căng thẳng và mệt mỏi, nhưng cũng chính gia đình, đôi khi lại là nguyên nhân khiến trẻ trượt ngã.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những trẻ sống trong các gia đình có cha mẹ ly thân, ly hôn, không hạnh phúc, bạo lực gia đình, cha/ mẹ tù tội, nghiện ma túy hoặc buôn bán trái phép ma túy... có xu hướng nghiện cao hơn.

Những gia đình nuông chiều con thái quá để con giao du với kẻ xấu cũng rất dễ bị nghiện.

Bên cạnh đó, việc nhiều cha mẹ thiếu kiến thức, kỹ năng về phòng, chống ma túy cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ sa vào tệ nạn ma túy. Kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy (PSD) với hơn 5.000 cha mẹ học sinh cho thấy, không ít các bậc cha mẹ chưa nhận thức đúng và đầy đủ về ma túy cũng như các kỹ năng để phát hiện và ngăn ngừa con em mình sử dụng/ nghiện ma túy. Rất nhiều cha mẹ không biết đến các loại ma túy trá hình “đội lốt” đồ ăn, nước uống.

Các em học sinh được hướng dẫn cách nhận biết các chất ma túy. Ảnh: Viện PSD

Các em học sinh được hướng dẫn cách nhận biết các chất ma túy. Ảnh: Viện PSD

Làm thế nào để phòng, ngừa ma túy cho thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên?

Giáo dục kỹ năng phòng chống ma túy cho học sinh, sinh viên là giải pháp cốt lõi để ngăn chặn tệ nạn ma túy thâm nhập vào môi trường học đường.

Các em cần được thầy cô, các chuyên gia về lĩnh vực này giáo dục kỹ năng nhận biết ma túy để phòng tránh. Các em cũng cần được biết các quy định pháp luật về ma túy, hiểu được sử dụng ma túy là hành vi vi phạm pháp luật, biết cách từ chối những hành vi lôi kéo sử dụng trái phép chất ma túy. Trẻ cũng cần biết rằng, mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy sẽ bị coi là tội phạm và có thể bị xử lý bằng những bản án vô cùng nghiêm khắc.

Thời gian qua, ngành Giáo dục và Ðạo tạo đã phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, ngành Công an tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng phòng, chống ma túy trong trường học cho giáo viên, cán bộ quản lý cũng như học sinh, sinh viên.

Tuy nhiên, để giúp trẻ tránh xa ma túy, thầy cô và cha mẹ cần hướng trẻ tới các hoạt động học tập và vui chơi lành mạnh. Ngoài giờ học, nên tạo điều kiện để trẻ tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, sinh hoạt cộng đồng. Ðiều này không chỉ giúp các em giải tỏa các áp lực trong cuộc sống mà còn làm phong phú đời sống tinh thần, tránh xa những suy nghĩ tiêu cực và tệ nạn xã hội.

Bên cạnh đó, để bảo vệ con trước hiểm họa ma túy, bản thân các bậc cha mẹ cũng cần phải có các kiến thức, kỹ năng nhận biết các loại ma túy nguy hiểm hiện nay, đặc biệt là các loại ma túy tổng hợp núp bóng dưới mác đồ ăn, thức uống, thực phẩm chức năng...

Các bậc cha mẹ có con trong độ tuổi mới lớn (các em học sinh THCS và THPT) cần quan tâm tới trẻ nhiều hơn, vì ở giai đoạn này, trẻ có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, rất dễ bị kẻ xấu dụ dỗ, lôi kéo tham gia vào các tệ nạn xã hội, trong đó có ma túy.

Phương Anh
Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

5 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...
Góp phần hiện thực hóa kế hoạch khởi nghiệp của nữ sinh viên

Góp phần hiện thực hóa kế hoạch khởi nghiệp của nữ sinh viên

1 năm trước

Tiếp nối thành công của cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo dành cho nữ sinh viên năm 2021”, năm 2022, Học viện Phụ nữ Việt Nam tiếp tục tổ chức cuộc thi thường niên này với quy...
Dấu hiệu nhận biết và cách phòng, điều trị thiếu sắt ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết và cách phòng, điều trị thiếu sắt ở trẻ em

1 năm trước

Thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ em là tình trạng thiếu dinh dưỡng phổ biến, nhất là ở trẻ dưới 24 tháng tuổi. Tình trạng này sẽ khiến trẻ chậm phát triển tâm thần vận động và gây...
Lặng thầm gieo chữ nơi vùng cao Co Mạ, Thuận Châu

Lặng thầm gieo chữ nơi vùng cao Co Mạ, Thuận Châu

1 năm trước

Là 1 trong những xã vùng cao còn nhiều khó khăn của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, nhưng trong những năm qua, khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với ngành giáo dục đó là...
Về ngoại ăn giỗ, bé trai 3 tuổi ở Nghệ An bị đuối nước thương tâm

Về ngoại ăn giỗ, bé trai 3 tuổi ở Nghệ An bị đuối nước thương tâm

1 năm trước

Bé trai 3 tuổi tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An theo bố đến nhà ông ngoại ăn giỗ. Cháu H. ra ao chơi thì không may bị đuối nước.