THỨ BA, NGÀY 19 THÁNG 03 NĂM 2024 12:08

Bạo lực học đường - Khi câu chuyện không còn là của học sinh

26/10/2021 | 10:00
Bạo lực học đường là câu chuyện không của riêng ai và không bao giờ cũ, càng không phân biệt môi trường, ở thành phố hay thôn quê, ở trường công lập hay dân lập, chỉ là nó xảy ra nhiều hay ít, hậu quả thế nào.

Sục sôi máu nóng tình mẫu tử

Hôm qua, tôi được nghe câu chuyện một phụ huynh đến trước cổng trường túm tóc một học sinh đánh tới tấp, do học sinh này đã rủ bạn bè đến đánh hội đồng con của chị.

Nghe qua thật sự không biết sai - đúng thế nào. Bất kỳ người làm cha, làm mẹ nào cũng đều “nóng mặt” khi con mình là nạn nhân của bạo lực, nhưng rõ ràng nếu dùng bạo lực để trị bạo lực thì bạo lực sẽ càng kéo dài. Nếu em học sinh gây ra bạo lực và bị vị phụ huynh đánh cảnh cáo mà thành tâm hối cải thì không sao. Ngược lại, nếu em ấy ôm lòng hận thù rồi ngấm ngầm chuyển từ bạo lực tay chân sang bạo lực tinh thần, cô lập, tra tấn con của phụ huynh kia thì sao? Hoặc em ấy về nhà mách cha mẹ và ngày mai cha mẹ của em đến tìm vị phụ huynh kia để giải quyết thì sự việc rồi sẽ đi đến đâu?... Câu chuyện của những đứa trẻ sẽ thành của người lớn. Bạo lực học đường sẽ thành bạo lực xã hội. Một cái tát không biết chừng có nguy cơ trở thành một án mạng.  

Chuyên gia tâm lý Võ Hồng Tâm (bút danh Sala Tâm), tác giả của cuốn sách Càng sâu tới đáy càng gần hồi sinh.

Chuyên gia tâm lý Võ Hồng Tâm (bút danh Sala Tâm), tác giả của cuốn sách "Càng sâu tới đáy càng gần hồi sinh".

Chăm sóc tâm lý cho con hậu bạo lực

Trong câu chuyện kể trên, cả hai em học sinh - đều là nạn nhân của bạo lực. Những tổn thương về thể xác và tinh thần là điều không thể tránh khỏi. Là cha mẹ, nếu không may có con bị bạo lực, hãy chăm sóc vết thương cho con, bảo vệ con, không để trẻ đến trường một mình. Hướng dẫn các con đến gặp chuyên gia tâm lý học đường khi cần thiết. Có thể tách các con ra khỏi môi trường hiện tại nếu chuyện vừa xảy ra trở thành nỗi ám ảnh đối với con. 

Nút thắt ở đâu thì gỡ ở đó

Dù có con là nạn nhân hay chính là người gây bạo lực với người khác và bị người nhà của nạn nhân đến hành hung, thì những người cha mẹ có cảm xúc tức giận, lo lắng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, hãy học cách quản lý cảm xúc của mình để làm chỗ dựa tinh thần cho các con.

Cha mẹ hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của vấn đề. Sau đó, đến trường, yêu cầu nhà trường mời học sinh và phụ huynh của học sinh còn lại lên gặp mặt để mọi việc được rõ ràng. Nếu phần lỗi thuộc về học sinh nào thì yêu cầu nhà trường xử lý kỷ luật đúng với sai phạm. Nếu hậu quả vụ bạo lực để lại di chứng nặng nề, có thể mời thêm đơn vị có liên quan vào cuộc. Bằng cách này, không những giải quyết được chuyện bạo lực cũ mà còn có thể ngăn ngừa chuyện bạo lực mới có thể xảy ra.

Truyền thông về phòng chống bạo lực học đường tại Trường THCS Văn Yên, quận Hà Đông, Hà Nội.

Truyền thông về phòng chống bạo lực học đường tại Trường THCS Văn Yên, quận Hà Đông, Hà Nội.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Khi còn làm chuyên viên tư vấn tâm lý cho một trường THPT, có vài chuyện bạo lực học đường khiến tôi nhớ mãi.

Buổi chiều tan học, vừa bước ra khỏi cổng trường, tôi đã gặp cuộc ẩu đả, một chị gái đang tát tới tấp một em học sinh nữ trường tôi. Các em học sinh khác đứng vây quanh không ai dám can ngăn, bác bảo vệ và tôi phải cố gắng lắm mới chấm dứt được trận chiến đó. Hỏi ra mới biết nguyên nhân câu chuyện bé tí như hạt gạo. Trường tổ chức thi bóng đá, khi trái bóng đi ra khỏi đường biên, em học sinh chạy theo nhặt bóng thì thấy một em nữ khác đang ngồi nhìn. Em học sinh đá bóng hỏi: “Mày nhìn gì?” Em kia trả lời: “Tao thích nhìn đó thì sao?” Đem câu chuyện về kể với chị gái, thế là hai chị em đến cổng trường chặn đường đánh bạn gái đá bóng vì cái tội “thích nhìn”. Năm đó, tôi mới ra trường, dù đã được học rất nhiều về tâm lý lứa tuổi vẫn cảm thấy sốc nặng vì cái lý do dở khóc dở cười ấy. Rất may là hậu quả không quá nghiêm trọng nên cả hai em chỉ bị kỷ luật. Tôi đứng ra chịu trách nhiệm giúp hai em trong những hoạt động cải huấn. Lúc đó, tôi đã thành lập thêm CLB Kỹ năng sống, cùng với các hoạt động thiện nguyện với hy vọng thay đổi các em ít nhiều. 

Đối với vấn nạn bạo lực học đường, nếu chờ nước tới chân mới nhảy thì e rằng sức cản của nước sẽ làm các em trôi ra dòng đời, không biết sẽ đi đâu về đâu. 

Nếp sống, văn hóa gia đình là yếu tố ảnh hưởng đầu tiên trong việc hình thành nên tính cách các em. Sau này, tuy môi trường bạn bè, xã hội có ảnh hưởng đôi phần, nhưng không thể thay đổi hoàn toàn tính cách đã được hình thành từ trước. Khi gặp một mâu thuẫn đối với bạn bè, nếu gia đình làm chỗ dựa tâm lý vững chắc cho các con, hướng dẫn giải quyết kịp thời thì sẽ không dẫn đến những hậu quả nặng nề.

Trong khoảng thời gian phụ trách tư vấn tâm lý cho các em học sinh tại trường THPT, tôi nhận ra, những em học sinh chuyên đi gây rối, bắt nạt, hành hung người khác đều là các em có hoàn cảnh khó khăn, từng gặp những biến cố tâm lý, không ai quan tâm hoặc quan tâm không đúng cách.

Các em học sinh Trường THCS Nguyễn Trãi, quận Ba Đình, Hà Nội tổ chức sinh hoạt ngoại khóa chuyên đề “Phòng chống xâm hại và bạo lực học đường”.

Các em học sinh Trường THCS Nguyễn Trãi, quận Ba Đình, Hà Nội tổ chức sinh hoạt ngoại khóa chuyên đề “Phòng chống xâm hại và bạo lực học đường”.

Để trẻ em không bị rơi vào vòng xoáy bạo lực học đường, cha mẹ, người thân cần dạy cho các em các kỹ năng sống như: kỹ năng giao tiếp, quản lý cảm xúc, giải quyết vấn đề… Các em cũng nên học thêm các bộ môn võ thuật để tăng sự tự tin, biết bảo vệ bản thân và hiểu được giá trị của sức mạnh thật sự đến từ một tinh thần thượng võ chứ không phải nắm đấm.

Th.s Tâm lý Sala Tâm
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

4 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Hỗ trợ phẫu thuật cho trẻ em bị tim bẩm sinh – Chính sách đảm bảo quyền sống còn và phát triển của trẻ

Hỗ trợ phẫu thuật cho trẻ em bị tim bẩm sinh – Chính sách đảm bảo quyền sống còn và phát triển của trẻ

2 năm trước

TS. BS Lê Thành Khánh Vân, Trưởng khoa Hồi sức - Phẫu thuật tim trẻ em Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết, theo thống kê, cứ 100 bé chào đời, có một bé bị mắc bệnh tim bẩm sinh. Nhờ những...
Bộ Công an chung tay phòng ngừa, kiểm soát và giảm thiểu tai nạn, thương tích trẻ em

Bộ Công an chung tay phòng ngừa, kiểm soát và giảm thiểu tai nạn, thương tích trẻ em

2 năm trước

Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và hành động của mỗi cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng Công an nhân dân...
Vinamilk hỗ trợ 10 tỷ đồng và 1 triệu ly sữa chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong đại dịch

Vinamilk hỗ trợ 10 tỷ đồng và 1 triệu ly sữa chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong đại dịch

2 năm trước

Ngày 21/10/2021, tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Vinamilk đã trao tặng 10 tỷ đồng và 1 triệu ly sữa để hỗ trợ và chăm sóc cho các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, bị tác động bởi...
Các cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em phải tập huấn về Luật Trẻ em, kỹ năng phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ 2 lần trong năm

Các cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em phải tập huấn về Luật Trẻ em, kỹ năng phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ 2 lần trong năm

2 năm trước

Nhằm giúp các Trung tâm, cơ sở Bảo trợ xã hội có nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em trên địa bàn thực hiện tốt việc chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng và tổ chức các hoạt động đảm bảo an...
“Bến đỗ” bình an của trẻ em mồ côi

“Bến đỗ” bình an của trẻ em mồ côi

2 năm trước

Hơn 30 năm qua, mái ấm “Gia đình trẻ em mồ côi Xa Mẹ” của ông Vũ Tiến và bà Vũ Thị Ngọc Oanh (13 phố Ngô Văn Sở, Hà Nội) trở thành điểm tựa vững chắc cho hơn 600 trẻ em nghèo mồ côi,...