THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 07:06

Bật mí cách giúp con bớt tính ghen tị với anh chị em ruột

17/10/2022 | 14:21
Nhiều cha mẹ khi sinh thêm con phải đau đầu với tình trạng các con của mình không ngừng so bì, tị nạnh nhau.
Đừng để con ganh tỵ nhau trong một gia đình (hình minh họa).

Đừng để con ganh tỵ nhau trong một gia đình (hình minh họa).

Có khi anh chị ghen tị với em nhỏ, lúc ngược lại. Tình trạng này không chỉ xuất hiện khi trẻ còn nhỏ mà trong nhiều trường hợp kéo dài tới tuổi vị thành niên, với mức độ xung đột trong quan hệ càng lúc càng nghiêm trọng.

Những dấu hiệu của sự ghen tị ở trẻ như hay so bì, tỏ thái độ gây hấn, hoặc ít nói chuyện với anh chị em của mình, không bỏ qua bất cứ cơ hội mách tội, chỉ trích anh chị em khác với ba mẹ, tỏ ra vui thích, hả hê khi anh chị em bị phạt, thậm chí lén lút gây tổn thương cho anh chị em của mình… Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ phải có hành động can thiệp ngay.

Tìm hiểu nguyên nhân

Đầu tiên, phụ huynh phải nói chuyện cùng trẻ với thái độ bình tĩnh, ôn hòa, hỏi về cảm giác của trẻ đối với anh chị em của mình và vì sao cảm thấy như vậy. Nhìn nhận một cách công bằng, lỗi thường không xuất phát từ trẻ mà phần lớn do cách ứng xử chưa khéo léo của cha mẹ và người lớn xung quanh.

Có nhiều cha mẹ sau khi sinh con thứ hai là con trai hoặc con gái, đúng ý cả đại gia đình từ ông bà, cô dì chú bác đến cha mẹ đều suốt ngày vây quanh cậu bé/cô bé mà quên hẳn người con đầu lòng, khiến người con đó rất tủi thân và nảy sinh sự ghen tị với đứa em.

Ở một trường hợp khác, cha mẹ lại luôn miệng so sánh cậu em với anh trai của mình ở khoản học hành. Cậu em chơi thể thao rất giỏi, khá thông minh nhưng không thích các môn văn hóa ở trường, học cầm chừng. Ngược lại, anh trai của cậu lại rất chăm chỉ, thường đạt giải thưởng rất cao trong các kỳ thi học sinh giỏi từ phổ thông. Từ đó, cậu ghét anh ra mặt, bất cứ lời nói nào của cha mẹ về cậu dù đúng hay sai, cậu đều cho đó là do định kiến về mình. Như vậy lỗi chưa hẳn là do con trẻ, mà là xuất phát từ chính người lớn.

Tôn trọng suy nghĩ, cảm xúc thật của trẻ

Khi cha mẹ hỏi về nguyên nhân, rất có thể trẻ bày tỏ những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực nhưng trung thực về anh chị em của mình. Những suy nghĩ này có thể khiến cha mẹ khó chịu nên cha mẹ cần phải chuẩn bị tinh thần trước và kiểm soát tốt cách phản ứng của mình khi nghe trẻ nói.

Nếu trẻ bảo: "Con ghét anh vì anh luôn được ba mẹ quan tâm hơn con" thì cha mẹ đừng vội phản đối và thay vào đó nói nhẹ nhàng: "Ba/mẹ xin lỗi nếu đã làm điều gì đó sai khiến con cảm thấy như vậy, nhưng sự thật ba/mẹ thương yêu tất cả các con như nhau". Hãy nhận lỗi về mình nếu điều ấy ảnh hưởng đến tâm lý, tổn thương của con em mình.

Gia tăng sự tự tin cho trẻ

Điều cấm kỵ nhất với cha mẹ chính là so sánh trẻ với anh chị em trong gia đình. Cha mẹ không nên nói những câu như: "Tại sao con không học hành đàng hoàng như anh của con?", "Tại sao chị của con ngoan ngoãn, mà con lại hư đốn như thế?", "Tại sao em của con làm được mà con thì không?"… khiến trẻ gia tăng sự hằn học với anh chị em của mình.

Cha mẹ nên hiểu rằng trẻ tỏ ra ganh tị khi thấy mình ở thế yếu, thiếu tự tin vào khả năng, vị trí của mình trong gia đình. Vì vậy, cha mẹ phải gia tăng sự tự tin của trẻ bằng cách nhận diện những điểm mạnh, hoặc điểm tốt để khen ngợi và giúp bé nhận ra bản thân mình cũng có nhiều ưu điểm.

Cha mẹ nên tránh dùng những từ ngữ tiêu cực khi nói với trẻ như "Con là đứa trẻ kém cỏi"; “Con không bằng anh", "Con thật là ích kỷ"… Tất cả những câu nói này vừa làm tổn thương lòng tự trọng, giảm bớt sự tự tin của trẻ, vừa khiến bé trở nên ganh ghét với các anh chị em của mình.

Dạy trẻ yêu thương nhau

Để ngăn ngừa từ xa tình trạng trẻ ghen tị với anh em của mình, cha mẹ nên đối xử thật công bằng với những đứa con của mình bằng tình yêu thương. Điều này cũng chính là dạy dỗ con bằng tình yêu thương. Sự công bằng này phải thể hiện cả về vật chất lẫn tinh thần, phải dành thời gian đồng đều cho tất cả trẻ; phải tỏ ra nghiêm khắc như nhau với những đứa con của mình...

Cha mẹ nên thường xuyên nhắc nhở con cái rằng mình là một gia đình và các con là anh chị em ruột với nhau. Cha mẹ có thể là cầu nối để giải tỏa những hiểu lầm của trẻ với nhau. Cha mẹ nên yêu cầu các anh chị em của trẻ không chê bai, nhạo báng khi bé bị phạt, giải thích rõ là ai cũng có thể có lúc phạm sai lầm, phải thông cảm và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Trong những công việc chung của gia đình, cha mẹ có thể phân công trẻ cùng nhau làm việc để tăng cường sự hợp tác với nhau.

Theo giaoducthoidai.vn
Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

1 tháng trước

Galaxy A55 5G vừa trình làng cách đây không lâu sở hữu hàng loạt trang bị ấn tượng hơn cả iPhone 15 và tiệm cận Galaxy S24 Ultra để vững bước lên ngôi vua Android tầm trung.
Giúp trẻ thiết lập mục tiêu từ nhỏ

Giúp trẻ thiết lập mục tiêu từ nhỏ

1 năm trước

Đến giờ, Hiếu (17 tuổi) vẫn không xác định được mình muốn học và làm ngành nghề gì trong tương lai. Dựa trên sở thích và năng khiếu của con, bố mẹ đã gợi ý một số ngành nghề phù...
Các cách dạy con trở thành người đồng đội tốt, góp phần phát triển thể chất và nhân cách

Các cách dạy con trở thành người đồng đội tốt, góp phần phát triển thể chất và nhân cách

1 năm trước

Lợi ích của các môn thể thao đồng đội là gì? Cách dạy con trở thành một đồng đội tốt? Làm thế nào để nuôi dưỡng tinh thần đồng đội ở trẻ em?... là những câu hỏi của nhiều...
Hóa giải mâu thuẫn trong cách nuôi dạy trẻ

Hóa giải mâu thuẫn trong cách nuôi dạy trẻ

1 năm trước

Sự khác biệt giữa hai thế hệ, sự khác biệt về không gian, thói quen vùng miền… khiến cho nhiều cặp vợ chồng trẻ rất khó để dung hòa với bố mẹ trong việc nuôi dạy và chăm sóc trẻ....
Những sai lầm gây ảnh hưởng xấu tới tính cách của con

Những sai lầm gây ảnh hưởng xấu tới tính cách của con

1 năm trước

Bố mẹ nào cũng mong muốn nuôi dạy con trở thành người tốt và có ích. Nhưng đôi khi, việc áp đặt, đòi hỏi… sẽ gây ảnh hưởng xấu tới con bạn.