THỨ SÁU, NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2024 10:51

Bến Tre nỗ lực cải thiện sinh kế cho hộ nghèo

28/04/2020 | 09:00

Mô hình nuôi dê góp phần giảm nghèo bên vững va làm giàu ở xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.


Gần 16 nghìn hộ nghèo được cải thiện sinh kế


Bước vào đầu giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh Bến Tre còn 61.227 hộ nghèo, hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 16,51%, trong đó số hộ nghèo là 44.900 hộ, chiếm hơn 12%. Để giảm nghèo bền vững, Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra chỉ tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm 1,5%. Để hiện thực hóa Nghị quyết, UBND tỉnh Bến Tre cũng đã ban hành Đề án 4190 về sinh kế cho hộ nghèo với mục tiêu tập trung thực hiện các hoạt động cải thiện sinh kế của người nghèo, người cận nghèo với phương châm hộ nghèo, hộ cận nghèo phát huy nội lực là chính, Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện thông qua các chế độ chính sách, phát triển sinh kế, làm đòn bẩy giúp hộ nghèo, cận nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững; phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh có 15.858 hộ có điều kiện cải thiện sinh kế thoát nghèo bền vững, không tái nghèo.


Triển khai thực hiện Đề án này, Sở LĐTBXH đã phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tuyên truyền sâu rộng về Đề án đến với mọi tầng lớp nhân dân, nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, các cấp, người nghèo. Ngoài ra, sở còn phối hợp với các hội, đoàn thể trong việc phân công quản lý, tư vấn và hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia Đề án để xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất, kết nối nguồn lực hỗ trợ và theo dõi quá trình phát triển sinh kế của hộ nghèo, hộ cận nghèo. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, hỗ trợ các huyện, thành phố và các ngành có liên quan thực hiện Dự án Phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia Đề án…


Đặc biệt, Sở LĐTBXH đã phát huy năng lực, tiềm năng của chính bản thân người nghèo và vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc tiếp cận, hướng dẫn, kết nối nguồn lực hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.


Với những giải pháp đồng bộ, chỉ trong 3 năm đầu thực hiện Đề án sinh kế (2016 - 2018), đã có 15.858 hộ nghèo tham gia, đạt 100% so với kế hoạch với 9.920 hộ tiếp cận vốn vay để thực hiện phát triển sinh kế; đã xây dựng 202 dự án phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình giảm nghèo, với 1.511 hộ tham gia với các mô hình sản xuất gắn với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và hộ gia đình, như: buôn bán nhỏ, các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu (nuôi bò, dê, dệt thảm, bó chổi…). Các mô hình đã giải quyết việc làm tại chỗ cho 1.678 lao động nghèo, tạo điều kiện tăng thu nhập cho hộ nghèo và kiến thức, kỹ năng trong sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt của người dân từng bước được nâng lên. Các hộ nghèo tham gia đề án được nâng cao năng lực về chuyển giao khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất nông nghiệp; hộ nghèo, hộ cận nghèo được bồi dưỡng nâng cao tay nghề theo đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn… Nhờ đó, đã góp phần giảm được 26.729 hộ nghèo trong toàn tỉnh trong 4 năm 2016 - 2019, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm từ hơn 12% đầu năm 2016 xuống còn 4,59% vào cuối năm 2029 (trung bình mỗi năm giảm được 1,87%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra).

Lễ bàn giao nhà tình thương cho hộ nghèo tại xã Thới Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.


 Một số khó khăn và hướng khắc phục


Tuy nhiên, trong triển khai thực hiện Đề án Sinh kế cho người nghèo, tỉnh Bến Tre cũng còn một số khó khăn. Việc triển khai đề án ở cơ sở trên một số địa bàn chưa rộng khắp, sự theo dõi tư vấn cho hộ chưa chặt chẽ và đồng bộ, nhiều nơi còn thực hiện chung chung. Công tác tiếp cận, hướng dẫn hộ nghèo cách thức phát triển sinh kế ở một số địa phương chưa đạt yêu cầu, chưa tạo được sự chuyển biến để nâng cao ý thức của người nghèo tự phấn đấu vươn lên thoát nghèo. Công tác kết nối các nguồn lực hỗ trợ người nghèo còn hạn chế, chưa nâng cao năng lực của chính người nghèo. Việc xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả còn chưa nhiều.


Để khắc phục những khó khăn trên, trong thời gian tới, Bến Tre cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ, nhân dân và người nghèo nhằm chuyển đổi hành vi, khơi dậy khát vọng thoát nghèo; huy động sức mạnh của cộng đồng xã hội phê phán tư tưởng dựa dẫm vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò của cán bộ các tổ chức đoàn thể trong việc theo dõi, hỗ trợ, định hướng người nghèo cách thức làm ăn; nắm được hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của từng hộ nghèo để giúp họ xây dựng kế hoạch phát triển sinh kế phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương; tạo điều kiện và hỗ trợ vốn để người dân đa dạng các loại hình sản xuất, kinh doanh; kết hợp nhiều mô hình nông nghiệp, phi nông nghiệp, tận dụng các điều kiện về đất đai, lao động, thời gian nhàn rỗi để cải thiện sinh kế phù hợp với điều kiện của hộ; tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm của hộ. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng của đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp; thay đổi cách tiếp cận người nghèo từ thực hiện chính sách sang tiếp cận gắn với công tác xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện công tác giảm nghèo ở cơ sở; có chính sách ưu đãi đối với cán bộ giảm nghèo ở cơ sở để an tâm trong công tác…

Dương Anh/Tc GĐ&TE

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

6 tháng trước

Làm việc với cơ quan chức năng, 2 sinh viên ở Hà Nội khai nhận bán hàng cho một cá nhân ở Hà Tĩnh với mức giá 20.000-50.000 đồng/giàn pháo hoa nhái hàng của Bộ Quốc phòng.