THỨ SÁU, NGÀY 19 THÁNG 04 NĂM 2024 11:56

Bệnh viêm não Nhật Bản B

20/08/2019 | 08:14
Cách nhận biết Bệnh viêm não Nhật Bản B
Các triệu chứng thường gặp là người bệnh bị sốt, đau đầu và nôn. Sau vài ngày, người bệnh có thể có thay đổi tri giác (lú lẫn), yếu và rối loạn vận động. Bệnh nhân có thể lên cơn co giật, nhất là đối với trẻ em.
 
Các nghiên cứu cho thấy, dưới 1% người nhiễm virut viêm não Nhật Bản B tiến triển thành bệnh viêm não. Trong số những người này, thời gian ủ bệnh trung bình từ 5-15 ngày. 
 
 

Trẻ được khám, tư vấn trước khi tiêm chủng
 
Cách điều trị
Hiện nay, không có phương pháp điều trị đặc hiệu đối với người mắc viêm não Nhật Bản B. Tuy nhiên, khi nghi người bệnh mắc Bệnh viêm não Nhật Bản B thì người bệnh cần phải được chăm sóc và theo dõi tại các cơ sở y tế. Điều trị hỗ trợ bao gồm nghỉ ngơi, ăn lỏng, dùng thuốc giảm đau và hạ sốt sẽ làm người bệnh dễ chịu hơn. Khoảng 20-30% số người biểu hiện triệu chứng sẽ tử vong.  Mặc dù một số triệu chứng có thể xuất hiện sau đợt cấp của bệnh, 30-50% số người sống sót gặp các di chứng về thần kinh.
 
Đường lây truyền
Bệnh viêm não Nhật Bản B lây truyền sang người qua vết cắn của muỗi Culex, đặc biệt là muỗi Culex tritaeniohynchus. Vật chủ chính của viêm não Nhật Bản là lợn và chim hoang dã, con người chỉ là vật chủ ngẫu nhiên của virut này. Virut lây truyền nhiều ở vùng nông nghiệp, đặc biệt là khu vực trồng lúa. Ở khu vực Đông Nam Á, virut lây truyền theo mùa, bệnh thường xẩy ra vào mùa hè và mùa thu.
 
Phòng bệnh
Phòng bệnh đặc hiệu bằng tiêm vắc xin. Hiện tại ở Việt Nam đang lưu hành hai loại vắc xin:
 
1. Vắc xin Jevax của công ty Vabiotech - Việt Nam (sản xuất từ não chuột gây nhiễm với virut viêm não Nhật Bản B). 
Lịch tiêm:
 
- Trẻ từ đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng: liều tiêm 0.5ml
- Trẻ từ đủ 36 tháng trở lên: liều tiêm 1ml
Liệu trình tiêm cơ bản gồm 2 mũi vắc xin cách nhau 1-2 tuần, mũi thứ 3 tiêm sau mũi thứ 2 ít nhất 12 tháng, sau đó 3 năm nhắc lại 1 lần đến khi đủ 15 tuổi.
 
2. Vắc xin IMOJEV của công ty Sanofi Pasteur- Pháp (sản xuất từ virut viêm não Nhật Bản B sống giảm độc lực). 

Lịch tiêm:
 
- Trẻ từ đủ 9 tháng tuổi, liều tiêm 0,5ml. Liệu trình tiêm cơ bản gồm 1 mũi, mũi 2 sau mũi 1 ít nhất 12 tháng.
Lưu ý: Phòng bệnh không đặc hiệu: Phòng tránh muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài, mắc màn khi ngủ và sử dụng các hóa chất diệt muỗi.
 
 

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
 
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiền thân là Viện Y học Lâm sàng các bệnh Nhiệt đới, qua 13 năm phát triển, Bệnh viện đã lớn mạnh cả về lượng và chất. Từ 1 tòa nhà 120 giường bệnh ban đầu đến nay Bệnh viện đã phát triển thành 2 cơ sở (tại 78 Giải Phóng, Hà Nội và tại thôn Bầu xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội). Hiện nay, với 25 Khoa phòng và 01 Viện Đào tạo bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới, Bệnh viện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đa khoa với mũi nhọn chuyên sâu về các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới, có cơ sở vật chất hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
 
 
 
Để phục vụ công tác phòng chống các bệnh truyền nhiễm cho người dân, năm 2012 Bệnh viện đã thành lập Phòng tư vấn và Tiêm chủng vắc xin. Sau hơn 7 năm hoạt động, Phòng tư vấn và Tiêm chủng vắc xin đã đón tiếp hơn 100.000 lượt khách hàng. Công tác tiêm chủng được thực hiện theo đúng Nghị định 104/2016/NĐ-CP  Quy định về hoạt động tiêm chủng và các văn bản hướng dẫn  của Bộ y tế, thực hiện nhập, bảo quản vắc xin đúng quy định và đảm bảo an toàn tiêm chủng.

Tổng đài tư vấn của Bệnh viện: 1900 3228
Số điện thoại tư vấn tiêm chủng:
+ Cơ sở 78 Giải Phóng, Hà Nội: 0963.870.651
+ Cơ sở Thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội: 0978.667.832

Lê Đức Hạnh/GĐ&TE

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.