THỨ SÁU, NGÀY 29 THÁNG 03 NĂM 2024 06:26

Biến tai họa thành cơ hội?!

15/08/2018 | 15:11
 
Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) công bố 6 sai phạm tại Kỳ thi THPT quốc gia 2018 ở Sơn La. Ảnh: Internet
 
Xã hội ta chưa đủ bản lĩnh đề chịu đau đớn?!
 
Vào năm 2006, thầy giáo Đỗ Việt Khoa đã có đầy đủ bằng chứng để tố cao việc “gian lận tập thể” trong việc thi tốt nghiệp phổ thông. Thầy Khoa đã được báo chí ca ngợi, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT lúc bấy giờ là ông Nguyễn Thiện Nhân về tận địa phương khen thưởng. Nhưng sau đó, thầy Khoa bị cô lập, bị đe dọa đến nỗi thầy phải xin nghỉ việc. Tuy nhiên, báo chí và dư luận tiếp tục ủng hộ thầy Khoa, buộc ngành giáo dục phải nhận lại thầy Khoa làm giáo viên.
 
Thầy Khoa tiếp tục đấu tranh chống tiêu cực ở Bắc Giang (2012), ở Hòa Bình (2014). Bằng chứng của thầy Khoa đưa ra là xác thực, nhưng báo chí và dư luận đã ủng hộ kém nhiệt tình. Vì vậy, những vụ việc này nhanh chóng “chìm xuồng”; thầy Khoa tiếp tục gặp khó khăn trong công việc và cuộc sống.
 
Như vậy có thể thấy là tiêu cực trong thi cử đã có từ lâu, nhiều người biết nhưng không phải ai cũng muốn chống triệt để. Vì chống triệt để sẽ ảnh hưởng đến thành tích của trường, của địa phương và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến từng gia đình. Vì vậy, người ta nói chống gian lận trong thi cử nhưng chỉ chống lấy lệ - chống để việc gian lận diễn ra không quá lộ liễu. Có vẻ như xã hội ta chưa sẵn sàng cho việc bóc trần mọi thói gian lận trong thi cử.
 
Đã đến lúc không nên chịu đựng thêm nữa
 
Trước đến nay, nhiều người ngạc nhiên sao có một số cán bộ có chức, có quyền; bằng cấp đầy đủ nhưng trình độ rất kém. Có thể nói, đấy chính là sản phẩm của việc gian lận trong thi cử. Năm nay, một số tỉnh quá tham lam trong gian lận điểm thi nên mọi việc mới bại lộ. Người ta khó chấp nhận khi những vùng đất nổi tiếng hiếu học và học giỏi lại có kết quả kém xa những tỉnh miền núi. Thế là Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình … bị bóc mẽ. Gian lận trong thi cử năm nay thực sự là một thảm họa vì chắc chắn nó không chỉ xẩảy ra ở 3 tỉnh đã được kể tên.
 
Thảm họa đã xảẩy ra rồi. Sự gian lận không chỉ có ở kỳ thi quốc gia THPT, mà còn ở tất cả các kỳ thi sau đại học, thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ để phong phó giáo sư, giáo sư, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp… Tác hại của điều này là không kể xiết.
 
Hiện nay, chúng ta đang ở trong tình thế có thể biến thảm họa trong thi của cử thành cơ hội để loại trừ mọi thứ gian lận. Làm được điều này rất khó và rất “đau đớn” nhưng vô cùng cần thiết. Mọi người đang căm phẫn sự gian lận –- đây là cơ hội.
 
Hãy nắm bắt lấy cơ hội này để làm cho tất cả các cuộc thi đều minh bạch, “sạch sẽ”!

Nghè Nghệ/TC GĐ&TE

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

4 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...