THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 11:48

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn chia sẻ, động viên các thầy cô giáo nhân ngày 20/11

20/11/2021 | 07:13
Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã gửi những lời tri ân, chia sẻ, động viên tới các thầy cô giáo, các cán bộ quản lý giáo dục, những người làm việc trong ngành giáo dục. Bộ trưởng chúc toàn thể các nhà giáo, các cán bộ quản lý giáo dục, những người làm việc trong ngành luôn mạnh khỏe, bình an, hạnh phúc và thành công

Chia sẻ với các thầy cô, Bộ trưởng nhấn mạnh, đã qua thời gian rất dài, thầy trò không được tới trường. Chưa bao giờ một điều rất đỗi bình thường, giản dị là học sinh tới trường học lại trở nên khó khăn, thách thức đến vậy. Mong muốn tới trường vừa là của học trò, của phụ huynh, của thầy cô và của toàn xã hội. Nếu ngày tháng nào đó bình yên, thầy cô được cùng các học sinh tới trường, đó sẽ là một ngày quý giá. Thầy và trò được cùng nhau dạy và học trực tiếp dưới mái trường là một giá trị. “Lần đầu tiên chúng ta thấy được tới trường trực tiếp nghe trống trường, gặp nhau vui chơi là một điều rất quý. Chúng ta cần nói với học sinh về giá trị của việc được tới trường học tập, nói về giá trị của sự bình yên, để trong lòng các em còn mãi cảm xúc và thái độ nâng niu, gìn giữ sự bình yên cho cuộc sống. Chúng ta không ngần ngại phải nói cho học trò sự khốc liệt của đại dịch, để học trò hiểu và biết cách phòng tránh. Và khi nhắc tới đại dịch vừa qua, tới sự tàn phá khốc liệt của nó, chúng ta cần lưu ý học trò dành một phút tĩnh lặng trong tâm để nghĩ đến và mặc niệm cho các nạn nhân, những người đồng bào của chúng ta đã thiệt mạng vì đại dịch trong thời gian qua. Chúng ta cần làm giàu thêm cho học sinh lòng xót thương, đồng cảm và chia sẻ”, Bộ trưởng chia sẻ.

19-11-2021-bo-truong-bo-gddt-nguyen-kim-son

Nhấn mạnh đến những mất mát, hy sinh của cuộc chiến phòng chống dịch, Bộ trưởng nhấn mạnh, trong những bài giảng hàng ngày, cần bồi đắp cho học sinh lòng biết ơn và tinh thần sẵn sàng hy sinh, gánh vác trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với cộng đồng, điều đó cần ngay hôm nay và lúc này, mà không đợi tới khi học sinh đã trưởng thành. Thầy cô cũng cần dạy cho học sinh hiểu được giá trị của sự sống và tình yêu cuộc sống.

Cũng theo Bộ trưởng, chính trong cơn hoạn nạn, chúng ta lại thấy sáng lên những giá trị cao đẹp của toàn thể con người và của đồng bào người Việt Nam ta. Đó là những việc giúp nhau tự nguyện, vô tư mà thường ngày còn ít có cơ hội bộc lộ. Dịch bệnh dạy cho chúng ta hiểu sâu sắc thêm rằng: con người không tồn đại đơn lẻ, biệt lập, con người cần biết cách chung sống với nhau và biết chia sẻ, tương thân tương ái, hỗ trợ nhau tạo thành khối đoàn kết, nhỏ là làng xã, là cộng đồng, lớn là một địa phương và cả dân tộc Việt Nam, rộng hơn nữa là cộng đồng nhân loại. Chúng ta cũng thấu hiểu về bài học sống hài hòa của con người với tự nhiên, với vũ trụ. Những bài giảng của các thầy cô cần khơi dậy và giúp các em tạo dựng thái độ và kỹ năng biết cách chung sống và chia sẻ, cưu mang, đùm bọc. Dịch bệnh là một sự thử thách lớn với toàn nhân loại. Có vô số việc đau thương do dịch bệnh đã gây ra, nhiều nghìn người mất người thân, hàng nghìn trẻ em mồ côi, nhiều người không nơi nương tựa, nhiều người mất việc làm, cuộc sống lâm vào khó khăn. Trong sự khó khăn ấy, chúng ta nhìn thấy những sự đùm đọc, chia sẻ, giang tay trợ giúp, lá lành đùm lá rách. Chiến thắng được dịch bệnh, khắc phục được những hậu quả nặng nề mà nó để lại trên phương diện xã hội và con người là rất lâu dài. Trong các nguồn sức mạnh, có một sức mạnh lớn lao, không đo đếm được, nhưng vô cùng mạnh mẽ để cộng đồng con người vượt qua muôn gian lao, đó là sức mạnh của tình yêu thương. Mỗi bài học hàng ngày mà chúng ta thực hiện cho học sinh, phải là những bài học làm khơi dậy, vun đắp và làm lớn thêm tình yêu thương. Sức mạnh vô địch của một cộng đồng chính là sức mạnh của tình yêu thương của con người.

Bộ trưởng cho rằng, cuộc chiến chống đại dịch và những nguy cơ khác mà con người đang và sẽ đối mặt là những cuộc chiến phi truyền thống và mang tính công nghệ cao. Chỉ có một nền khoa học, công nghệ và kỹ thuật phát triển, một nền kinh tế hùng mạnh, một hệ thống quản trị điều hành đất nước hiện đại và khoa học mới có thể giúp đất nước Việt Nam ta đảm bảo cuộc sống bình yên, bền vững lâu dài, ứng phó với mọi nguy cơ, cứu con người khỏi thảm họa. Các thầy cô, hơn ai hết, qua công việc dạy học của mình hôm nay, từng bước, từng bước phát triển các năng lực, kỹ năng, tầm nhìn của học sinh để dần dần chuẩn bị cho các em trở thành nguồn nhân lực có thể phát triển được khoa học công nghệ kỹ thuật và phát triển mọi tiềm lực của đất nước, làm cho đất nước trở nên giàu mạnh. Giúp cho học sinh có khát vọng, có đầy đủ năng lực cần thiết là việc mà nhà giáo cần phải ráo riết thực thi lúc này.

Bộ trưởng mong các thầy dạy cho học sinh năng lực thích ứng, khả năng linh hoạt nhưng lại phải biết giữ nguyên tắc và kiên trì theo đuổi cái ổn định lâu dài. Cần dạy cho học sinh biết cách học và đặc biệt là cách tự học. Đó là phương pháp vạn năng để học và trưởng thành trong thời đại thông tin bùng nổ hiện nay.  Muốn khơi dậy, phát triển, tạo dựng các năng lực và phẩm chất của học sinh, trước tiên nhà giáo chúng ta phải có đầy đủ và có ở chiều sâu những điều đó trước. “Với những gì mà nhà giáo cả nước đã thể hiện, đã làm được trong thời gian qua, tôi hoàn toàn có thể tin tưởng chúng ta sẽ làm tốt sứ mệnh của mình. Thực hiện được những điều đó, chúng ta, một cách tự nhiên tôn vinh thêm nghề nghiệp của mình. Nghề giáo là nghề cao quý, điều đó đã được xã hội ưu ái ghi nhận, việc của chúng ta là thể hiện nó một cách sinh động và cụ thể trong hiện thực”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn bày tỏ sự biết ơn đối với tất cả các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành, đang hàng ngày lao động, sáng tạo, thực hiện trách nhiệm của ngành trước Đảng, Chính phủ và nhân dân.

PV
Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

5 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...
Bảo vệ trẻ em thời kỳ sống chung với Covid-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Bảo vệ trẻ em thời kỳ sống chung với Covid-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

2 năm trước

Thông tin từ CDC Đồng Nai cho biết, trong đợt dịch thứ 4 bùng phát, tính đến ngày 16/11, trẻ từ 17 đến dưới 18 tuổi hơn 12,4 ngàn ca (chiếm 15,60%), trẻ từ 12-17 tuổi hơn 4,2 ngàn ca (chiếm...
Sở LĐ-TB&XH TPHCM đề xuất cấp thẻ tài khoản, hỗ trợ hàng tháng cho 3.564 trẻ em mồ côi

Sở LĐ-TB&XH TPHCM đề xuất cấp thẻ tài khoản, hỗ trợ hàng tháng cho 3.564 trẻ em mồ côi

2 năm trước

Sở LĐ-TB&XH TP.HCM vừa có tờ trình gửi UBND TPHCM về việc đề xuất chính sách chăm lo, hỗ trợ của TP cho người cao tuổi neo đơn và trẻ em mồ côi do dịch Covid-19.
Thưởng - phạt theo phương pháp giáo dục tích cực

Thưởng - phạt theo phương pháp giáo dục tích cực

2 năm trước

Bạo lực sẽ để lại rất nhiều tổn thương cho trẻ, đôi khi một lời mắng gây ra cú sốc tâm lý đối với trẻ ngang với bỏng cấp độ 2-3. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách...
Bảo đảm quyền tiếp cận toàn diện hệ thống giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

Bảo đảm quyền tiếp cận toàn diện hệ thống giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

2 năm trước

Công tác giáo dục hòa nhập và chăm sóc y tế, phục hồi chức năng cho người khuyết tật (NKT) nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng đã được Đảng, Nhà nước ta quan tâm thực hiện. Hiện,...
Bộ Giáo dục cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng biên soạn và thẩm định sách giáo khoa

Bộ Giáo dục cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng biên soạn và thẩm định sách giáo khoa

2 năm trước

Quốc hội yêu cầu Bộ Giáo dục cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng biên soạn và thẩm định sách giáo khoa. Chú trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.