THỨ BẨY, NGÀY 27 THÁNG 04 NĂM 2024 03:47

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện hiệu quả chính sách, pháp luật về phòng chống bạo lực trẻ em

23/02/2022 | 17:55
“Đạo đức xã hội xuống cấp ở một nhóm bộ phận xã hội; xung đột gia đình và việc ứng xử của người lớn hậu ly hôn; đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trên thế giới, trong đó vấn đề thực hiện quyền trẻ em là một trong số nhiều nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vụ bạo lực đối với trẻ em…” Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Kịp thời phát hiện vụ việc nhanh nhất, xử lý nhanh nhất, nghiêm minh nhất, hỗ trợ tốt nhất đối với trẻ bị bạo hành.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Kịp thời phát hiện vụ việc nhanh nhất, xử lý nhanh nhất, nghiêm minh nhất, hỗ trợ tốt nhất đối với trẻ bị bạo hành.

Phiên giải trình tăng cường thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực trẻ em vừa được Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chủ trì phối hợp với Ủy ban Tư pháp và Ủy ban Xã hội tổ chức tại Nhà Quốc hội vào sáng 22/2.

Tại phiên giải trình, các đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH làm rõ tính đầy đủ, toàn diện của hệ thống pháp luật hiện hành về phòng chống bạo lực trẻ em; Trách nhiệm của Bộ và các đơn vị, lực lượng chức năng có liên quan trong xử lý các vụ việc bạo lực trẻ em trong thời gian gần đây; Nguyên nhân xảy ra các vụ bạo lực trẻ em nghiêm trọng; Hiệu quả của cơ chế phối hợp liên ngành trong phòng chống bạo lực trẻ em; Nhân lực tại cơ sở thực hiện công tác trẻ em;…

Nêu vấn đề, thời gian vừa qua có rất nhiều vụ việc nghiêm trọng về bạo hành trẻ em xảy ra, đại biểu Nguyễn Thị Mai Thoa, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho rằng, đây không chỉ là vụ việc mang tính đơn lẻ mà trở thành một vấn đề xã hội được dư luận hết sức quan tâm.

Giải đáp vấn đề này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, trong năm 2021, tổng số vụ bạo lực, xâm hại trẻ em qua báo cáo và tiếp nhận có giảm 1.6%. Tuy nhiên, tính chất và mức độ phức tạp hơn, đặc biệt là những ngày cuối năm 2021 xảy ra một số vụ đau lòng, khiến dư luận xã hội rất bức xúc.

Phiên giải trình tăng cường thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực trẻ em.

Phiên giải trình tăng cường thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực trẻ em.

Bộ trưởng nhấn mạnh, hệ thống pháp luật về bảo vệ trẻ em tương đối đầy đủ, toàn diện. Các tổ chức quốc tế về lĩnh vực này đều đánh giá cao việc kịp thời ban hành pháp luật liên quan đến bảo vệ trẻ em của Việt Nam. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật đã và đang đi vào cuộc sống. Sau sự giám sát tối cao của Quốc hội, sự phối hợp giữa các cơ quan trong bảo vệ trẻ em đã tốt hơn, nhịp nhàng hơn. Gần đây, việc xử lý các vụ việc liên quan đến xâm hại, bạo lực trẻ em cũng đã nhanh chóng và kiên quyết hơn.

Người đứng đầu ngành LĐ-TB&XH cho biết, trong dịp Tết vừa qua, sự việc khiến ông đau lòng nhất đó là tình trạng bạo lực đối với trẻ em. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã giao cho khối tư pháp cùng Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với các đơn vị liên quan trong thời gian tới sẽ tổ chức một số hoạt động chuyên đề xung quanh vấn đề phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em.

Để hoàn thiện quy định pháp luật về lĩnh vực này, Bộ trưởng cho biết, thời gian tới, cần quan tâm, báo cáo đầy đủ quy định pháp luật nào đang thiếu, cần phải bổ sung, hoàn thiện. Đồng thời, đối với Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cần phải xác định phòng chống bạo lực trẻ em là một chủ thể thực sự, là một đối tượng bị tác động cùng với nữ giới.

Ngoài ra, theo Bộ trưởng, cũng cần tập trung, tăng cường hơn nữa cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan trong công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; tiếp tục phối hợp với các cơ quan tư pháp xử lý nhanh, kịp thời tất cả các vụ việc bạo lực trẻ em xảy ra. Trong đó, lưu ý kịp thời phát hiện vụ việc nhanh nhất, xử lý nhanh nhất, xử lý nghiêm minh nhất, hỗ trợ tốt nhất đối với trẻ bị bạo hành,

Quan tâm đến tính chất, mức độ nghiêm trọng của các vụ việc bạo lực đối với trẻ em cũng như trách nhiệm, công tác phối hợp giữa Bộ LĐ-TB&XH với các cơ quan có liên quan, Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, đề nghị Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cần chỉ rõ nguyên nhân, giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Về vấn đề này, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, bạo lực gia đình tăng lên nhanh chóng, trong đó đối tượng chịu tác động nặng nề chính là trẻ em và phụ nữ. Khẳng định nguyên nhân sâu xa của các vụ việc đau lòng thời gian vừa qua bắt nguồn từ xung đột trong quan hệ hôn nhân, người trong cuộc không có kỹ năng giải quyết những trục trặc, mẫu thuẫn hôn nhân. Đi cùng với đó, họ không biết điều chỉnh trạng thái tâm lý, không làm chủ được hành vi dẫn đến những hành động rất tàn bạo, đau lòng đối với trẻ…

Ngoài ra, tồn tại một nguyên nhân sâu xa là môi trường xã hội chưa thực sự an toàn. Xã hội còn đang xem nhẹ hành vi bạo lực gia đình và thái độ thờ ơ “đèn nhà ai, nhà nấy rạng” là lỗ hổng, thúc đẩy gia tăng bạo lực trẻ em.

Về công tác phối hợp, theo tinh thần Nghị quyết số 121/2020/QH14 của Quốc hội và Chỉ thị số 23/CT-TTg của Chính phủ về công tác bảo vệ trẻ em, thời gian gần đây, Bộ LĐ-TB&XH đã tích cực, chủ động hơn và đã có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ hơn giữa các cơ quan, đặc biệt là các đia phương, 5 cơ quan được giao phối hợp thực hiện vấn đề này đã có Chương trình hoạt động cụ thể hơn.

Tư lệnh ngành LĐ-TB&XH cho biết, tới đây, Bộ sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ có chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể đảm bảo công tác phối hợp được thực hiện hiệu quả, linh hoạt, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Dương Minh Ánh về lực lượng công tác chăm sóc trẻ em, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ: "Có lẽ chưa bao giờ lực lượng làm công tác trẻ em ít và mỏng như hiện nay. Đội ngũ làm chuyên trách ở cơ quan cấp nhà nước chỉ có Cục Trẻ em với vài ba chục người, làm đủ thứ việc. Ở tỉnh có Phòng Trẻ em nhưng chỉ có vài ba người, huyện thì không có, còn ở cấp xã cũng không có lực lượng chuyên trách về trẻ em".

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, do "bí người quá" nên vừa qua các địa phương đã thành lập tổ công tác trẻ em, hội đồng công tác trẻ em, do một lãnh đạo địa phương quản lý.

Làm rõ vấn đề tăng biên chế làm công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhận định, đây là việc khó vì liên quan đến các quy định về biên chế. Theo Bộ trưởng, cách làm phù hợp trong điều kiện hiện nay là tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan, cùng đó là giao trách nhiệm cho một cơ quan chủ trì và quy trách nhiệm cho người đứng đầu…

Châu Giang
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Hàn Quốc phê chuẩn tiêm vaccine của Pfizer cho trẻ em từ 5-11 tuổi

Hàn Quốc phê chuẩn tiêm vaccine của Pfizer cho trẻ em từ 5-11 tuổi

2 năm trước

Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc ngày 23/2 cho biết Hàn Quốc đã phê duyệt sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer để tiêm cho trẻ em từ 5-11 tuổi.
Gia đình cho uống mật khỉ, bé 9 ngày tuổi nguy kịch

Gia đình cho uống mật khỉ, bé 9 ngày tuổi nguy kịch

2 năm trước

Sau khi gia đình cho uống mật khỉ để phòng một số bệnh theo quan niệm dân gian, 1 cháu bé 9 ngày tuổi tại huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) bị ngộ độc và rơi vào tình trạng nguy kịch.
Hướng dẫn mới về chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em

Hướng dẫn mới về chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em

2 năm trước

Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 405/QĐ-BYT ngày 22/2/2022 kèm Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em.
Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về xử trí ca mắc COVID-19 trong trường học

Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về xử trí ca mắc COVID-19 trong trường học

2 năm trước

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác phòng, chống dịch COVID-19 khi tổ chức dạy, học trực tiếp.