THỨ TƯ, NGÀY 24 THÁNG 04 NĂM 2024 10:51

Bộ Y tế ban hành hướng dẫn mới về cách xác định F0 và F1

31/12/2021 | 14:39
Bộ Y tế vừa có Công văn số 11042/BYT-DP về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh Covid-19 gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế.

Theo đó, hiện nay, tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới với các biến thể có khả năng lây lan nhanh và gây nguy hiểm như Delta và Omicron. Tại Việt Nam, dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát, nhưng số ca mắc mới có xu hướng tăng tại một số tỉnh, thành phố.

Tiêm phòng vaccine Covid-19 là cách hữu hiệu phòng bệnh Covid-19. Ảnh minh hoạ

Tiêm phòng vaccine Covid-19 là cách hữu hiệu phòng bệnh Covid-19. Ảnh minh hoạ

Để tiếp tục chủ động tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc, quản lý hiệu quả các ca bệnh Covid-19 trong bối cảnh cả nước đang thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, phù hợp với điều kiện và nguồn lực của các địa phương, Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế tổ chức thực hiện giám sát bệnh Covid-19 với 3 nhóm đối tượng, cụ thể:

Ca bệnh giám sát (ca bệnh nghi ngờ) là một trong số các trường hợp:

- Người tiếp xúc gần (F1) và có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng như: Sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp. 

- Người có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1) và có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng như trên. 

- Người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2.

- Người có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1) là người có mặt trên cùng phương tiện giao thông hoặc cùng địa điểm, sự kiện, nơi làm việc, lớp học... với ca bệnh xác định (F0) đang trong thời kỳ lây truyền.

- Người ở, đến từ khu vực ổ dịch đang hoạt động.

Ca bệnh xác định (F0) là một trong số các trường hợp: 

- Người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của virus (RT-PCR). 

- Người tiếp xúc gần (F1) và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2.

- Người có biểu hiện lâm sàng nghi mắc Covid-19 (ca bệnh nghi ngờ là F1 có 2 trong số các biểu hiện lâm sàng ho, sốt đau họng…) và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1).

- Người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính 2 lần liên tiếp (xét nghiệm lần 2 trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần 1) với virus SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1).

Sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên với virus SARS-CoV-2 phải thuộc danh mục được Bộ Y tế cấp phép. Xét nghiệm nhanh kháng nguyên do nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.

Người tiếp xúc gần (F1) là một trong số các trường hợp:

- Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể…) với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0. 

- Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0. 

- Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 2 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0. 

- Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0 mà không sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE).

Thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định (F0) được tính từ 2 ngày trước khi khởi phát (đối với ca bệnh xác định không có triệu chứng thì thời kỳ lây truyền được tính từ 2 ngày trước ngày được lấy mẫu có kết quả xét nghiệm dương tính) cho đến khi kết quả xét nghiệm âm tính hoặc giá trị CT>30. 

Kim Liên
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Tiêm vaccine cho trẻ từ 12-17 tuổi, hoàn thành tiêm mũi 2 trong tháng 1/2022

Tiêm vaccine cho trẻ từ 12-17 tuổi, hoàn thành tiêm mũi 2 trong tháng 1/2022

2 năm trước

Bộ Y tế cho biết tỉ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vaccine phòng Covid-19 cho người từ 18 tuổi trở lên ở nước ta đã đạt 98,8%, bên cạnh đó tỉ lệ tiêm đủ 2 liều đạt 88,5%. Về tiêm vaccine...