THỨ SÁU, NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2024 09:43

Bộ Y tế điều chỉnh biện pháp y tế đối với F0 và F1

18/04/2022 | 10:14
Bộ Y tế vừa ban hành Công văn số 1909/BYT-DP về điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19 và biện pháp y tế đối với ca bệnh COVID-19 (F0) và người tiếp xúc gần (F1).

Tiêu chí xác định F0, F1, ca bệnh nghi ngờ

Ca bệnh giám sát (ca bệnh nghi ngờ) là một trong số các trường hợp sau:

Cán bộ Y tế kiểm tra việc điều trị F0 tại nhà ở Hà Nội.

Cán bộ Y tế kiểm tra việc điều trị F0 tại nhà ở Hà Nội.

- Là người có yếu tố dịch tễ và có biểu hiện triệu chứng:

+ Sốt và ho.

+ Có ít nhất 3 trong số các triệu chứng sau: sốt; ho; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; đau, nhức đầu; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; giảm hoặc mất khứu giác; giảm hoặc mất vị giác; buồn nôn; nôn; tiêu chảy; khó thở.

- Là người có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2 (trừ trường hợp có yếu tố dịch tễ, triệu chứng lâm sàng).

- Là trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nặng (SARI), viêm phổi nặng nghi do virus (SVP) có chỉ định nhập viện. Người có yếu tố dịch tễ: bao gồm người tiếp xúc gần với ca bệnh xác định, người có mặt trên cùng phương tiện giao thông hoặc cùng địa điểm, sự kiện, nơi làm việc, lớp học... với ca bệnh xác định đang trong thời kỳ lây truyền.

Ca bệnh xác định là một trong số các trường hợp sau:

- Là người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của vi rút (Realtime RT-PCR).

- Là người có triệu chứng lâm sàng và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2.

- Là người có yếu tố dịch tễ và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2.

Người tiếp xúc gần là một trong số các trường hợp sau:

- Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể...) với F0 trong thời kỳ lây truyền.

- Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng một mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với F0 khi đang trong thời kỳ lây truyền.

- Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng một mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 trong thời kỳ lây truyền.

- Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị F0 khi đang trong thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định mà không sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân theo quy định.

Thời kỳ lây truyền của F0:

+ Đối với F0 có triệu chứng; thời kỳ lây truyền tính từ 2 ngày trước và 10 ngày sau khởi phát và thêm ít nhất 3 ngày sau khi hết triệu chứng (sốt và các triệu chứng đường hô hấp).

+ Đối với F0 không có triệu chứng: thời kỳ lây truyền tính từ 2 ngày trước và 10 ngày sau khi lấy mẫu có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.

F1 cần thực hiện các biện pháp y tế nào?

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với ca bệnh xác định đang trong thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định, người tiếp xúc gần phải nghiêm túc thực hiện các biện pháp y tế sau:

- Bảo đảm biện pháp phòng tránh lây nhiễm: đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch/dung dịch sát khuẩn tay nhanh, hạn chế tiếp xúc gần với người khác, đặc biệt là tránh tiếp xúc người có nguy cơ cao, người mắc bệnh nặng; không dùng chung vật dụng trong sinh hoạt, làm việc, học tập; hạn chế đến những nơi tập trung đông người.

- Tự theo dõi sức khỏe (đối với trẻ em, học sinh thì cha mẹ/người giám hộ/giáo viên theo dõi sức khỏe cho trẻ em, học sinh), khi có triệu chứng của bệnh (sốt và ho; hoặc có ít nhất 3 trong số các triệu chứng sau: sốt; ho; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; đau, nhức đầu; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; giảm hoặc mất khứu giác; giảm hoặc mất vị giác; buồn nôn; nôn; tiêu chảy; khó thở) cần báo ngay cho cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc sức khỏe theo quy định.

- Khi có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 phải báo ngay cho cơ sở y tế địa phương để được tư vấn, chăm sóc, điều trị và thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm theo quy định.

Kim Liên
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Nhiễm đồng thời virus SARS-CoV-2 và cúm có nguy cơ tử vong cao

Nhiễm đồng thời virus SARS-CoV-2 và cúm có nguy cơ tử vong cao

2 năm trước

Theo nghiên cứu, người trưởng thành nhiễm đồng thời virus SARS-CoV-2 và virus cúm có nguy cơ phải thở máy cao gấp 4 lần và nguy cơ tử vong cao hơn 2,4 lần so với các bệnh nhân chỉ nhiễm...
Trẻ em ít có khả năng lây truyền virus SARS-CoV-2 hơn

Trẻ em ít có khả năng lây truyền virus SARS-CoV-2 hơn

2 năm trước

Kết quả một nghiên cứu công bố mới đây tại Đức cho thấy lượng hạt khí dung mang virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 mà trẻ em tạo ra khi ho, hắt hơi hoặc nói...
Bộ Y tế phê duyệt vaccine Moderna liều dành cho trẻ em

Bộ Y tế phê duyệt vaccine Moderna liều dành cho trẻ em

2 năm trước

Ngày 31/3, Bộ Y tế đã có quyết định mở rộng chỉ định thêm liều vaccine Moderna loại dành cho trẻ em. Theo Bộ Y tế, vaccine này sẽ được sử dụng tiêm chủng COVID-19 cho trẻ 6 đến dưới 12...