THỨ BẨY, NGÀY 27 THÁNG 04 NĂM 2024 04:11

Ca nhiễm Adenovirus tăng cao, Hà Nội yêu cầu bố trí giường bệnh

27/09/2022 | 14:58
Hà Nội ghi nhận số trẻ nhiễm Adenovirus tăng nhanh trong vài tuần gần đây, do đó thành phố yêu cầu các bệnh viện bố trí đủ giường bệnh, nhân lực.

Trong đó, Bệnh viện đa khoa Đống Đa và Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn tiếp tục cập nhật kiến thức chẩn đoán, phòng, điều trị bệnh nhân nhiễm Adenovirus. Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC) cùng các đơn vị khác tăng giám sát tình hình dịch, đề xuất giải pháp phù hợp.

Các cơ sở khám, chữa bệnh bố trí đủ giường bệnh, nhân lực, phương tiện, thiết bị, vật tư để chẩn đoán và điều trị ca bệnh, chống lây nhiễm. Bên cạnh đó truyền thông, phổ biến kiến thức cho người bệnh, gia đình về phòng bệnh.

Bác sĩ Bệnh viện Thanh Nhàn khám cho trẻ mắc adenovirus. Ảnh: Chi Lê

Bác sĩ Bệnh viện Thanh Nhàn khám cho trẻ mắc adenovirus. Ảnh: Chi Lê

Số ca nhiễm Adenovirus đang tăng cao trên địa bàn Hà Nội. Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn, Hà Đông mỗi nơi ghi nhận hơn 100 trẻ mắc bệnh. Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận hơn 1.300 ca nhiễm, 4% trong số này phải nhập viện. Tổng số ca ghi nhận từ đầu năm đến nay là hơn 1.000, trong đó ba trẻ tử vong.

Số lượng bệnh nhi tăng vọt trong thời gian ngắn khiến nhiều bệnh viện hết giường, trẻ phải nằm ghép, thậm chí từ chối cho nhập viện. Các chuyên gia y tế lo ngại bệnh nhi thuộc nhóm nguy cơ cao như mắc bệnh nặng, phức tạp hoặc phải can thiệp phẫu thuật... sẽ tăng nguy cơ tử vong sẽ cao khi nhiễm thêm adenovirus. Tuy nhiên, đại diện Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết chưa ghi nhận các ổ dịch adenovirus trong cộng đồng.

Adenovirus là một nhóm virus phổ biến, thường lây nhiễm vào niêm mạc mắt, đường thở, phổi, ruột, đường tiết niệu và hệ thần kinh. Chúng có thể gây triệu chứng sốt, ho, viêm họng, tiêu chảy và đau mắt đỏ.

Tình trạng này xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn, song virus nhìn chung có thể lây nhiễm cho bất kỳ độ tuổi nào. Hầu hết trẻ em sẽ mắc ít nhất một loại adenovirus khi lên 10. Các triệu chứng thường nhẹ và tự khỏi sau vài ngày, nhưng có thể nghiêm trọng hơn ở người có hệ thống miễn dịch kém.

Theo vnexpress.net
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Nóng! Cảnh báo về gia tăng trẻ nhập viện do mắc Adenovirus thời điểm giao mùa – Các chuyên gia tư vấn

Nóng! Cảnh báo về gia tăng trẻ nhập viện do mắc Adenovirus thời điểm giao mùa – Các chuyên gia tư vấn

1 năm trước

Từ tháng 8/2022 đến nay, số ca bệnh Adeno dương tính phát hiện tại Bệnh viện Nhi Trung ương gia tăng đột biến. Tính đến ngày 12/9/2022, tổng số ca nhiễm Adenovirus được ghi nhận tại...
Tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết và các dịch bệnh truyền nhiễm khác

Tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết và các dịch bệnh truyền nhiễm khác

1 năm trước

Tính từ đầu năm 2022 đến nay cả nước đã ghi nhận những trường hợp mắc sốt xuất huyết và tử vong cao hơn so với cùng kỳ năm 2021 và có nguy cơ lan rộng tại nhiều tỉnh, thành phố....
Chưa thể xem COVID-19 là bệnh truyền nhiễm thông thường

Chưa thể xem COVID-19 là bệnh truyền nhiễm thông thường

2 năm trước

Nhiều ý kiến cho rằng với tình hình dịch bệnh hiện nay chúng ta nên coi COVID-19 như bệnh truyền nhiễm thông thường. Song PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, phải đến khi COVID-19 không còn nguy cơ...