THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 11:32

Các biện pháp trừng phạt của bố mẹ khiến trẻ đau đớn, sợ hãi, tổn thương

13/12/2022 | 13:56
Theo bà Nguyễn Thu Hà (Hội bảo vệ Quyền Trẻ em Việt Nam), ở nhiều gia đình Việt Nam hiện nay, ông bà, bố mẹ hay áp dụng các biện pháp phạt khiến trẻ cảm thấy đau đớn, sợ hãi, tổn thương. Dưới góc nhìn của trẻ, các hành vi trừng phạt thể chất, tinh thần chính là bạo lực. Trẻ em là nạn nhân của các hành vi bạo lực gia đình.
ab

Hiện nay, nhiều cha mẹ vẫn nhầm lẫn “trừng phạt thể chất, tinh thần trẻ em” là hành vi có thể chấp nhận để giáo dục, dạy bảo con trong gia đình. Bởi lẽ, phần lớn, người lớn từng bị cha mẹ đánh khi còn nhỏ, do đó, họ tiếp tục đánh mắng con – điều mà họ cho là điều bình thường. Người lớn thường đánh trẻ con bởi họ nóng giận hoặc chịu nhiều áp lực từ bên ngoài. Khi làm điều này, họ đang tạo một thói quen, cứ mỗi lần họ nghĩ đứa trẻ cư xử không tốt, họ sẽ mặc nhiên đánh trẻ. Nhiều khi, cha mẹ không nhận thức được rằng có nhiều cách khác để dạy dỗ con trẻ.

Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga, trẻ em là đối tượng rất dễ bị bạo lực gia đình. Hằng năm, số lượng trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình rất lớn. Theo thống kê của Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 trong năm 2021, số trẻ em bị bạo lực bởi người thân trong gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất (72,84%). Đây mới chỉ là thống kê của một tổng đài, con số thực tế có thể lớn hơn rất nhiều. Chính vì vậy, ông bà, bố mẹ được trẻ lựa chọn là nhóm đối tượng có nguy cơ gây ra bạo lực gia đình (BLGĐ) cao thứ hai (66,9% số trẻ lựa chọn), chỉ sau nhóm “Người nghiện rượu, bia, ma tuý và các chất gây nghiện khác” (76,5% số trẻ lựa chọn)”, đây là một trong những kết quả khảo sát gần 5.500 trẻ em và thực hiện thảo luận sâu với các nhóm trẻ em tại các tỉnh, thành phố do Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) thực hiện.

Bà Hoàng Thị Tây Ninh (Tổ chức Cứu trợ trẻ em) cho biết, các hình thức trừng phạt thể chất và tinh thần vẫn chưa được xác định đúng là bạo lực trẻ em. Trong khi nhiều nước đã bao gồm vấn đề này trong Luật thì Việt Nam chưa quy định rõ, chính vì thế việc đưa việc cấm, chấm dứt các hình thức trừng phạt thể chất tinh thần với trẻ em vào Luật phòng, chống bạo lực gia đình sẽ là một bước tiến cụ thể của Việt Nam trong bảo vệ và hỗ trợ trẻ em phát triển toàn diện.

Trừng phạt thân thể là những hành động gây thương tích, đau đớn trực tiếp hoặc gián tiếp trên thân thể trẻ em, trong đó, có đánh bằng roi, vụt vào tay, cốc đầu, véo tai, bắt quỳ trên các vật thể cứng…

Trừng phạt tinh thần là hành vi gây ra tổn thương về mặt tâm lý, tình cảm của trẻ, thí dụ: mắng chửi, đe dọa, sỉ nhục, chế nhạo, làm trẻ xấu hổ…

Trừng phạt thân thể và tinh thần gây ra hậu quả lâu dài đối với tâm lý của trẻ, làm giảm sự tự chủ và kiểm soát của trẻ; khiến các em dễ nổi nóng dẫn đến những hành vi bạo lực với người khác khi trưởng thành. Bên cạnh đó, góp phần tạo ra một số hành vi không tốt...; các em có khả năng bị trầm cảm, rối loạn hành vi, tự ti, thiếu hòa đồng với các bạn; ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển nhận thức; trẻ có xu hướng trốn học, bỏ học, giảm động lực trong việc học tập, tạo ra khoảng cách trong mối quan hệ giữa trẻ và cha mẹ, thầy cô.

Có quan điểm cho rằng, mọi người xác định một số vùng an toàn để đánh trẻ và nghĩ đó không ảnh hưởng đến trẻ. Tuy nhiên, tất cả các hình phạt đó đều ảnh hưởng đến trẻ. Việc sử dụng hình phạt về tinh thần như quát mắng trẻ là thể hiện sự không tôn trọng nhân phẩm của trẻ. Trẻ em nhiều khi bị xem như là "cái thớt" để bố mẹ xả vào mỗi khi căng thẳng, áp lực.

Bà Tây Ninh nhấn mạnh, cần chú trọng các biện pháp phòng ngừa BLGĐ (bao gồm cả phòng ngừa hành vi BLGĐ xảy ra và phòng ngừa tái diễn hành vi BLGĐ). Đồng thời với các biện pháp xử lý người có hành vi BLGĐ cần ưu tiên áp dụng các biện pháp tuyên truyền, giáo dục để giúp họ nâng cao nhận thức về hậu quả, tác hại của BLGĐ, trang bị cho họ các kỹ năng để thay đổi hành vi ứng xử, sử dụng các biện pháp phi bạo lực để giải quyết các xung đột, mâu thuẫn trong gia đình; áp dụng phương pháp giáo dục tích cực thay vì các biện pháp giáo dục “dựa trên nỗi sợ”, kỷ luật theo kiểu “trừng phạt” trẻ em.

Trẻ em mong muốn ba mẹ gắn kết yêu thương trong gia đình, có sự thấu hiểu, quan tâm đến con cái.

Trẻ em mong muốn ba mẹ gắn kết yêu thương trong gia đình, có sự thấu hiểu, quan tâm đến con cái.

Theo trẻ em, ba mẹ cần gắn kết yêu thương trong gia đình, có sự thấu hiểu, quan tâm đến con cái; Cha mẹ cần tự chủ bản thân và thấu hiểu con cái, cần dạy dỗ, khuyên dạy con đúng cách, biết cách áp dụng các biện pháp phạt phù hợp với trẻ em; Nhà trường, thầy cô cần phải là chỗ dựa tinh thần vững chãi cho học sinh, chú ý quan tâm đến học sinh, phát hiện các trường hợp học sinh bị BLGĐ và hỗ trợ kịp thời. Bên cạnh đó, báo chí, truyền thông cần đưa tin và lên án mạnh mẽ các hành vi BLGĐ, nhất là BLGĐ với trẻ em, có những dạng confession/ trang (ẩn danh) để trẻ em có thể tự tin chia sẻ câu chuyện của mình; Đưa tin đúng sự thật, tôn trọng quyền riêng tư, không nên công khai danh tính của người bị BLGĐ và người thực hiện hành vi BLGĐ…

Trong tiến trình làm việc với trẻ em, bà Nguyễn Phương Linh Viện trưởng MSD vẫn luôn trăn trở khi lắng nghe những câu chuyện của các bạn nhỏ như: “Bố mẹ lúc nào cũng bảo yêu con nhưng lại luôn đánh mắng con, sao yêu thương mà lại đau như vậy ạ?” Đa số cha mẹ nghĩ rằng khi con mắc lỗi cần trừng phạt bằng đánh mắng, bằng roi vọt để con không tái phạm. Nhưng những hành động bạo lực thể chất tinh thần ấy chỉ làm tổn thương trẻ, khiến con trẻ nghĩ rằng chúng ta muốn làm trẻ đau để trừng phạt, để chính bố mẹ cảm thấy dễ chịu. "Chúng tôi mong các gia đình hãy nghĩ lại, tình yêu hay giáo dục không bao giờ đồng hành cùng đòn roi và mắng mỏ, hay nước mắt. Những thông điệp như không đánh con, không quát mắng con, lắng nghe tích cực, đồng hành tìm giải pháp… nghe rất hay nhưng thực hiện rất khó. Nhưng cũng như trẻ em phải học để lớn lên và trưởng thành, đôi khi qua những va vấp, là những bậc cha mẹ, thầy cô, những người mang sứ mệnh nuôi dưỡng thế hệ tiếp sau, chúng ta cũng cần học và thay đổi”, bà Phương Linh nhắn nhủ. 

Vân Nhi
Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

1 tháng trước

Galaxy A55 5G vừa trình làng cách đây không lâu sở hữu hàng loạt trang bị ấn tượng hơn cả iPhone 15 và tiệm cận Galaxy S24 Ultra để vững bước lên ngôi vua Android tầm trung.
Liên hợp quốc báo động về thương vong trẻ em do xung đột tại Yemen

Liên hợp quốc báo động về thương vong trẻ em do xung đột tại Yemen

1 năm trước

Theo những số liệu mới nhất của UNICEF, 3.774 trẻ em đã tử vong tại Yemen trong khoảng thời gian từ tháng 3/2015 đến tháng 9/2022.
Chương trình hiến máu tình nguyện Chủ nhật Đỏ 2023 – Lan tỏa những điều tốt đẹp

Chương trình hiến máu tình nguyện Chủ nhật Đỏ 2023 – Lan tỏa những điều tốt đẹp

1 năm trước

Ngày 18/12 tới, tại Đại học Bách khoa Hà Nội, chương trình hiến máu Chủ nhật Đỏ lần thứ XV-năm 2023 sẽ chính thức khai mạc. Tuy nhiên, từ tháng 11 đến nay, Chủ nhật Đỏ đã được...
Chưa kịp hưởng trăng mật, ngôi sao Jiyeon đã phải chạy trốn Zombie trong 'Gangnam Zombie!'

Chưa kịp hưởng trăng mật, ngôi sao Jiyeon đã phải chạy trốn Zombie trong "Gangnam Zombie!"

1 năm trước

Vừa lên xe hoa về nhà chồng được vài ngày, Jiyeon (T-ARA) ngay lập tức đã tái xuất với tựa phim Zombie Hàn Quốc mới: "Gangnam Zombie!".
Nhà hát Tuổi trẻ ra mắt vở kịch “Sống mãi tuổi 17” - lan tỏa thông điệp ý nghĩa đến thế hệ trẻ

Nhà hát Tuổi trẻ ra mắt vở kịch “Sống mãi tuổi 17” - lan tỏa thông điệp ý nghĩa đến thế hệ trẻ

1 năm trước

Với sự hỗ trợ của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, vở kịch “Sống mãi tuổi 17” của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, do Nhà hát Tuổi trẻ dàn dựng (đạo diễn NSƯT Sĩ Tiến, Giám đốc Nhà...
Lào Cai hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non công lập vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Lào Cai hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non công lập vùng dân tộc thiểu số và miền núi

1 năm trước

Lào Cai sẽ hỗ trợ học phí cho trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non công lập trên địa bàn tỉnh thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Đây là...