THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 01:34

Các em gái đang phải tự mình định hướng trước thông tin sai lệch trên mạng

11/10/2021 | 20:44
Theo Plan International, trẻ em gái đang tiếp xúc với rất nhiều thông tin giả và thông tin sai lệch trên mạng. Đại dịch Covid - 19 làm gia tăng lượng truy cập trực tuyến khiến nguy cơ này ngày càng gia tăng. Thông tin giả, thông tin sai lệch gây ra tác hại thực sự, nó kìm hãm trẻ em gái và là rào cản đối với khả năng lãnh đạo của các em. Hiện tại trẻ em gái đang phải tự mình định hướng vì có rất ít hỗ trợ cho các em.
Đại sứ Thụy Điển chụp ảnh cùng Ý Nhi và Phương Anh.

Đại sứ Thụy Điển chụp ảnh cùng Ý Nhi và Phương Anh.

Phương Anh (em gái được Đại sứ Thụy Điển trao quyền trong hai năm 2019 và 2020) chia sẻ, do Covid-19, phần lớn cuộc sống của các em đều diễn ra trên mạng Internet. Các em lên mạng để tìm thông tin cần thiết về mọi mặt của cuộc sống như sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, cơ hội học tập, công việc… nhưng việc phân biệt tin giả tin thật không hề dễ dàng. Thông tin sai sự thật ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và cần được giải quyết triệt để.

Ý Nhi (em gái được bà Ann Måwe - Đại sứ Thụy Điển trao quyền đảm nhiệm vị trí Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam năm 2021) cho biết, không phải ai cũng được trang bị đầy đủ các kỹ năng để nhận biết tin giả hoặc lừa đảo trên mạng. Nếu trẻ em nói chung và trẻ em gái nói riêng được dạy những kỹ năng cần thiết để điều hướng thông tin sai lệch trên mạng, các em sẽ có khả năng lên tiếng phản đối mạnh mẽ trước những thông tin sai trái, những quan điểm sai lệch dễ gây thù hận hoặc bất bình đẳng. Nhiệm vụ này chỉ có thể được thực hiện một cách hiệu quả nếu mọi người cùng chung tay trong việc trang bị kiến thức kỹ thuật số cho tất cả trẻ em.

Ngày Quốc tế Trẻ em gái (11 tháng 10) là thời điểm tôn vinh các em gái vì sự đa dạng của các em, đồng thời chỉ ra những vấn đề cần cải thiện. Vào năm 2020, Plan International đã nói chuyện với 26.000 trẻ em gái và phụ nữ trẻ ở 26 quốc gia về việc họ tiếp xúc với thông tin sai sự thật trên mạng: Cứ 10 người thì có 9 người nói với chúng tôi rằng điều đó đã ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của họ.

"Cần nỗ lực hơn nữa để trẻ em gái và phụ nữ không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới có thể tự tin tham gia thế giới 4.0 và nắm giữ các vị trí lãnh đạo.” - Bà Sharon Kane, Giám đốc quốc gia Tổ chức Plan International Việt Nam. 

 

Nhân Ngày Quốc tế Trẻ em gái 2021, Plan International huy động mọi người trên khắp thế giới ký tên vào thư ngỏ của trẻ em gái và phụ nữ trẻ nhằm giải quyết tầm quan trọng của kiến thức kỹ thuật số. Bức thư ngỏ khẩn thiết yêu cầu toàn thể cộng đồng giáo dục trẻ em gái - và tất cả trẻ em - về kiến thức kỹ thuật số. Các em gái cần có khả năng xác định thông tin sai trên mạng để đảm bảo an toàn và cần có khả năng nhìn nhận thông tin và kiểm tra sự thật trước khi tin và chia sẻ những thông tin này. Trẻ em gái cần quyền truy cập, kiến thức và kỹ năng để tự tin hoạt động trực tuyến, tìm kiếm thông tin, cũng như tạo và chia sẻ nội dung.

Tại Việt Nam, năm 2021 là năm thứ ba liên tiếp Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội tham gia chuỗi sự kiện “Trao quyền cho trẻ em gái” của tổ chức Plan International nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Trẻ em gái (11/10). Năm nay, với thông điệp kêu gọi thúc đẩy tăng cường kiến thức kỹ thuật số cho mọi trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái, chiến dịch hướng tới xây dựng một môi trường không gian số an toàn và không có sự phân biệt.

Bà Ann Måwe, Đại sứ Thụy Điển cho biết, chưa có quốc gia nào trên thế giới đạt được bình đẳng giới. Phân biệt đối xử và tình trạng phụ thuộc vẫn là vấn đề lớn mà phụ nữ và trẻ em gái phải đối mặt. Tuy nhiên, không vì thế mà họ chấp nhận đầu hàng số phận, trẻ em gái nỗ lực hàng ngày để thay đổi các định kiến giới, những quan điểm cổ hủ lỗi thời tồn tại qua nhiều thế hệ.

Đại sứ Måwe khẳng định, Thụy Điển là quốc gia đầu tiên khởi động chính sách đối ngoại nữ quyền vào năm 2014 nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái đảm bảo họ được hưởng đầy đủ quyền của mình. Chương trình nghị sự tiên tiến của Thụy Điển về bình đẳng giới là kết quả của quá trình vận động lâu dài và bền bỉ của các tổ chức xã hội. 

Đại sứ Måwe và Phương Anh, Ý Nhi cũng thảo luận về một số sáng kiến và đề xuất dành cho các chính phủ liên quan đến tăng cường kiến thức kỹ thuật số cho trẻ em và thanh thiếu niên. Thông qua hoạt động này, Đại sứ hiểu thêm về bình đẳng giới trong không gian số tại Việt Nam, đặc biệt là qua lăng kính của thế hệ trẻ và trong bối cảnh Covid-19. Đại sứ quán Thụy Điển cam kết hợp tác với các bạn trẻ và tổ chức Plan International thúc đẩy kiến thức kỹ thuật số cho trẻ em gái và trẻ em nói chung ở Việt Nam.

Vi Hương
Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

5 tháng trước

Tại Quảng trường Đại đoàn kết, thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, tối 11/11 đã khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch, liên hoan trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên Gia Lai 2023 với chủ đề “Gia...
Hỗ trợ các gia đình bảo vệ quyền và sự tham gia của trẻ em

Hỗ trợ các gia đình bảo vệ quyền và sự tham gia của trẻ em

2 năm trước

Ông Khuất Văn Quý, Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết, các cơ quan nhà nước đang có nhiều chính sách, chương trình để hỗ trợ các gia đình trong việc tìm...
Nguy cơ trẻ em bị ngộ độc từ cây cảnh

Nguy cơ trẻ em bị ngộ độc từ cây cảnh

2 năm trước

Nhiều bậc cha mẹ không biết rằng, một số loại cây cảnh trồng trong nhà có thể là “những cái bẫy” tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng con em mình.