THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 10:09

Các tác dụng phụ có thể gặp khi tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em

02/04/2022 | 06:53
Vaccine ngừa COVID-19 hiện đã được sử dụng cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên ở nhiều nơi trên thế giới. Dưới đây là những điều cha mẹ và trẻ em cần biết về tính an toàn và hiệu quả của vaccine, các tác dụng phụ có thể xảy ra và những lưu ý khi chăm sóc trẻ…
photo-1646537772850-1646537773311879837457

1. Trẻ thường bị nhiễm COVID-19 nhẹ, tại sao vẫn phải tiêm phòng?

Vaccine COVID-19 có thể ngăn ngừa trẻ nhiễm và phát tán virus gây COVID-19.

Nếu trẻ bị nhiễm COVID-19, vaccine COVID-19 có thể ngăn trẻ bị bệnh nặng hoặc gặp các biến chứng ngắn hạn hoặc dài hạn.

Trẻ em có các vấn đề sức khỏe như béo phì, tiểu đường và hen suyễn, có thể có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn với COVID-19.

2. Các tác dụng phụ của vaccine Pfizer-BioNTech COVID-19 cho trẻ em là gì?

Trẻ em được tiêm vaccine Pfizer-BioNTech COVID-19 có các phản ứng phụ tương tự như những người từ 16 tuổi trở lên gặp phải.

Các tác dụng phụ được báo cáo phổ biến nhất bao gồm:

- Đau tại chỗ tiêm

- Mệt mỏi

- Đau đầu

- Ớn lạnh

- Đau cơ

- Sốt

- Đau khớp

- Sưng hạch bạch huyết

- Buồn nôn

- Giảm sự thèm ăn (chán ăn)

Tương tự như người lớn, trẻ em có các phản ứng phụ trong vòng 2 ngày sau khi tiêm chủng, thường kéo dài từ 1 đến 3 ngày.

Không nên cho trẻ uống thuốc giảm đau, hạ sốt trước khi tiêm chủng để ngăn ngừa tác dụng phụ. Chỉ dùng các loại thuốc này nếu gặp tác dụng phụ sau khi chủng ngừa…

3. Vaccine COVID-19 cho trẻ em có thể ảnh hưởng đến tim mạch không?

Tại Hoa Kỳ, đã có một số trường hợp được báo cáo về viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim sau khi tiêm chủng vaccine mRNA COVID-19, đặc biệt ở trẻ từ 12 đến 17 tuổi. Một nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh viêm cơ tim trong tuần sau khi được tiêm chủng đầy đủ vaccine Pfizer-BioNTech là khoảng 54 trường hợp trên một triệu liều tiêm cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi.

Trong số các trường hợp được báo cáo, vấn đề xảy ra thường xuyên hơn sau liều thứ hai của vaccine COVID-19 và thường trong vài ngày sau khi tiêm vaccine COVID-19. Hầu hết những người được chăm sóc đều nhanh chóng cảm thấy khỏe hơn sau khi được uống thuốc và nghỉ ngơi.

Các triệu chứng cần theo dõi bao gồm:

- Tức ngực

- Khó thở

- Cảm giác tim đập nhanh, hoặc đập thình thịch.

Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này trong vòng một tuần sau khi chủng ngừa COVID-19, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế.

4.Vaccine Pfizer-BioNTech COVID-19 hoạt động như thế nào?

Vaccine Pfizer-BioNTech COVID-19 sử dụng RNA thông tin (mRNA). Các nhà khoa học đã nghiên cứu vaccine mRNA trong nhiều thập kỷ.

SARS-CoV-2 có cấu trúc giống như gai trên bề mặt được gọi là protein S. Vaccine mRNA COVID-19 cung cấp hướng dẫn cho các tế bào miễn dịch về cách tạo ra một đoạn protein S vô hại. Sau khi tiêm chủng, các tế bào bắt đầu tạo ra các mảnh protein và hiển thị chúng trên bề mặt tế bào. Hệ thống miễn dịch nhận ra protein và bắt đầu xây dựng phản ứng miễn dịch và tạo ra kháng thể. Sau khi cung cấp các hướng dẫn, mRNA ngay lập tức được chia nhỏ và không xâm nhập vào nhân tế bào, nơi DNA được lưu giữ.

photo-1646537777293-1646537777443655060222

5. Có trẻ nào không nên chủng ngừa Pfizer-BioNTech COVID-19 không?

Thuốc chủng ngừa này vẫn chưa được cấp phép cho trẻ em dưới 5 tuổi. Các thử nghiệm lâm sàng liên quan đến trẻ nhỏ hơn vẫn đang được tiến hành.

Không nên tiêm vaccine cho trẻ có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vaccine.

6. Vaccine COVID-19 có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc kinh nguyệt không?

Không có bằng chứng cho thấy bất kỳ loại vaccine COVID-19 nào gây ra các vấn đề về khả năng sinh sản.

Một số ít phụ nữ cho biết họ có những thay đổi kinh nguyệt tạm thời sau khi chủng ngừa COVID-19. Một nghiên cứu nhỏ cũng chỉ ra rằng một số phụ nữ bị thay đổi kinh nguyệt tạm thời sau khi tiêm COVID-19. Hiện vẫn chưa rõ liệu việc tiêm vaccine COVID-19 hay COVID-19 có gây ra những thay đổi này hay không. Các nghiên cứu sâu hơn là cần thiết để làm rõ hơn về vấn đề này.

Tuy nhiên, có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như: Nhiễm trùng, căng thẳng, các vấn đề về giấc ngủ và những thay đổi trong chế độ ăn uống hoặc tập thể dục…

Theo suckhoedoisong.vn
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Hà Nội dự kiến thi lớp 10 THPT công lập vào ngày 18 - 19/6

Hà Nội dự kiến thi lớp 10 THPT công lập vào ngày 18 - 19/6

2 năm trước

Ngày 31/3, UBND thành phố Hà Nội có Quyết định số 1117/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2022-2023.
Trao tặng hệ thống lọc nước cộng đồng tại Đắk Lắk

Trao tặng hệ thống lọc nước cộng đồng tại Đắk Lắk

2 năm trước

Ngày 31/3, Tổ chức VinaCapital Foundation (VCF) bàn giao 1 hệ thống lọc nước sử dụng năng lượng mặt trời cho buôn Sút M’đưng, xã Cư Suê, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk trị giá hơn 420...
Lòng biết ơn của các em nhỏ Canada dành cho các nhân viên y tế

Lòng biết ơn của các em nhỏ Canada dành cho các nhân viên y tế

2 năm trước

Các học sinh của một trường tiểu học tại Canada đã nắm tay nhau để tạo ra một cái ôm dài gần 3 mét dành cho các nhân viên y tế của Bệnh viện đa khoa địa phương.