THỨ SÁU, NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2024 03:04

Các tổ chức tôn giáo cùng chung tay bảo vệ trẻ em ở TP.HCM

30/10/2018 | 15:17
 
Đại diện các tổ chức tôn giáo đóng góp ý kiến về việc BVCSTE ở TP. HCM.
    
Nhiều đóng góp ý nghĩa
 
Theo Ủy ban đoàn kết công giáo Việt Nam TP.HCM thì hiện nay, giới Công giáo TP.HCM đang phụ trách khoảng 170 cơ sở giáo dục (nhà trẻ mẫu giáo, lớp tình thương, cơ sở dạy nghề); 16 cơ sở y tế (trạm xá, phòng khám), 63 cơ sở từ thiện (cô nhi viện, nhà dưỡng lão và nhà nuôi trẻ khuyết tật)…, với sự cộng tác của các dòng tu, các giáo xứ, cộng đoàn, và rất nhiều tấm lòng quảng đại chia sẻ của đông đảo giáo dân trong giáo phận.  
 
Trong đó, một trong những mối quan tâm hàng đầu của đồng bào công giáo TP.HCM là chăm lo cho công tác giáo dục với nhiều sáng kiến, nhiều loại hình hoạt động được các giáo xứ, dòng tu, các cộng đoàn, các cá nhân vận dụng linh hoạt và thực hiện từ rất nhiều năm qua, như: tổ chức các lớp học tình thương cho con em các gia đình nghèo hoặc trẻ nhập cư, trẻ sống trên các ghe thuyền, không có điều kiện đến trường; trao tặng học bổng cho sinh viên học sinh nghèo hiếu học; nuôi dạy trẻ mồ côi bị bỏ rơi, tổ chức các lớp học nghề miễn phí…
 
Các lớp học tình thương được mở ra từ lời mời gọi chung tay của lãnh đạo chính quyền Thành phố, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Phan Văn Khải khởi xướng từ năm 1988. Các lớp học tình thương đón nhận trẻ không đủ điều kiện đến trường chính khóa, là con em gia đình nhập cư nghèo… Và đã có nhiều lớp học tiêu biểu được tổ chức, như: Lớp học Tình thương Vinh Sơn Chợ Quán, mượn 5 phòng học của nhà thờ Chợ Quán, hoạt động từ năm 1990 đến nay. Lớp học hoạt động đúng với chương trình Tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đầu năm học 2018 - 2019, lớp học có 101 em, nhưng 7 em đã theo gia đình chuyển về quê. Hiện tại, có 94 học sinh (54 nam và 40 nữ) từ lớp 1 dự bị đến lớp 5. Có 51 em học một buổi sáng, 43 em học cả ngày. Các em học 5 buổi trong tuần: từ thứ 2 đến thứ 6, học 11 tháng trong năm, nghỉ hè 1 tháng.
 
Trường Nuôi dạy trẻ mồ côi Pháp Võ (Ban Trị sự Phật giáo huyện Nhà Bè), sau 18 năm hình thành và phát triển, với tôn chỉ “trang trải tình thương, lòng từ bi để xoa dịu một phần nào cho các em nhỏ bất hạnh”, đã đón các em mồ côi, các em lang thang không nơi nương tựa, các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn về sống dưới mái trường Pháp Võ. Tại đây, các em được lo cho chỗ  ăn ở, được chăm sóc y tế, được cho đi học tại các trường công lập của Nhà nước, trau dồi tri thức để sau này lớn lên làm một công dân tốt, đóng góp chung vào sự phát triển của xã hội. 
 
Từ cơ sở chật hẹp thiếu thốn ban đầu với nhà tranh vách đất, chung quanh là kênh rạch và sông nước, đến nay, sau hơn 18 năm hoạt động và phát triển Trường đã được xây dựng khang trang, sạch đẹp, các em có nơi ăn chốn ở gọn gàng, có khu vui chơi sinh hoạt rộng rãi, đáp ứng được nhu cầu phát triển. 

Tiếp tục phát huy vai trò của Ban Tôn giáo
 
Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em TP.HCM luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và các tổ chức xã hội. TP. HCM với đặc thù của đô thị đặc biệt, nơi hội tụ đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc, làm cho đời sống tinh thần của người dân thêm phong phú, song song với đó là những phong tục tập quán và quan niệm về bảo vệ chăm sóc trẻ em từ trong gia đình đến ngoài xã hội khác nhau giữa các vùng miền, tôn giáo, dân tộc đã ảnh hưởng nhất định đến nhận thức triển khai thực hiện các chủ chương, chính sách về bảo vệ chăm sóc trẻ em trên địa bàn Thành phố. 
 
Xuất phát từ thực tế, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, công tác bảo vệ  chăm sóc trẻ em ở TP.HCM đã được các cấp, các ngành tập trung thực hiện dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng, góp phần thúc đẩy bảo vệ, chăm sóc trẻ em toàn diện. Trong đó, vai trò của Ban Tôn giáo trong công tác tuyên truyền vận động các cơ sở tôn giáo tham gia công tác xây dựng chính quyền, vận động nhân dân xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, nuôi dạy con tốt, tham gia công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em. 

Một trong những mối quan tâm hàng đầu của đồng bào Công giáo TP.HCM là chăm lo cho công tác giáo dục với nhiều sáng kiến, nhiều loại hình hoạt động được các giáo xứ, dòng tu, các cộng đoàn, các cá nhân vận dụng linh hoạt và thực hiện từ rất nhiều năm qua, như: tổ chức các lớp học tình thương cho con em các gia đình nghèo hoặc trẻ nhập cư, trẻ sống trên các ghe thuyền, không có điều kiện đến trường; trao tặng học bổng cho sinh viên học sinh nghèo hiếu học; nuôi dạy trẻ mồ côi bị bỏ rơi, tổ chức các lớp học nghề miễn phí…

Lê Mạnh/TC GĐ&TE

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...