THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 12:37

Cần bao nhiêu lương thực cho dân số thế giới năm 2100?

14/02/2022 | 06:17
Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) vừa đưa ra dự báo về dân số toàn cầu từ Trung tâm Chuyên môn về dân số và di cư (CEPAM), và từ các nhà nghiên cứu tại Viện Đánh giá và đo lường sức khỏe (IHME), tại Đại học Washington.
Dân số thế giới có thể đạt mốc hơn 9 tỷ người vào năm 2100. Ảnh minh họa

Dân số thế giới có thể đạt mốc hơn 9 tỷ người vào năm 2100. Ảnh minh họa

Việc dự đoán dân số toàn cầu là cơ sở dữ liệu quan trọng cho việc chuẩn bị nguồn cung cấp lương thực và các nhu yếu phẩm khác cho người dân trên toàn thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia chưa thể thống nhất về con số này.

Thế giới có bao nhiêu người vào năm 2100?

Trong khi CEPAM dự báo dân số sẽ đạt đỉnh 9,8 tỉ người vào khoảng năm 2070-2080, sau đó giảm xuống còn khoảng 9,5 tỉ người vào cuối thế kỷ này thì IHME lại dự đoán dân số toàn cầu vẫn sẽ đạt đỉnh ở mức 9,7 tỉ người vào năm 2064, sau đó giảm mạnh gần 1 tỉ người trước khi thế kỷ 21 kết thúc. Dân số mà IHME chỉ ra ở mức độ thấp hơn mọi nghiên cứu khác.

UNDP cho rằng, cách tốt nhất để dự đoán tương lai là nghiên cứu quá khứ và mức sinh sẽ tăng ở những khu vực như châu Phi. Tuy nhiên, các nhà nhân khẩu học ở cả CEPAM và IHME đều nhận định phụ nữ châu Phi hiện đã được tiếp cận với nền giáo dục hiện đại và các biện pháp tránh thai hiệu quả, có thể làm tăng tốc độ giảm sinh. Những bất đồng cũng xảy ra khi dự đoán về mức sinh ở các quốc gia giàu có như Mỹ, Phần Lan và Nhật Bản… khi tỷ lệ mức sinh ở nhiều quốc gia này đã giảm mạnh.

UNDP cảnh báo, nếu không thể dự đoán chính xác nhân khẩu học, thì rất khó để chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm, năng lượng, nhà ở, y tế và giáo dục... cho nhân loại, từ đó gây nhiều tác động sâu sắc đến đời sống xã hội của các quốc gia.

Nhu cầu sử dụng lương thực tăng cao trên toàn thế giới trong nhiều năm qua. Ảnh minh họa

Nhu cầu sử dụng lương thực tăng cao trên toàn thế giới trong nhiều năm qua. Ảnh minh họa

Cần bao nhiêu lương thực cho toàn cầu?

Theo một báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) năm 2019 cho thấy, mỗi năm thế giới đã sản xuất ra khoảng 4 tỷ tấn lương thực cho người dân toàn cầu. Và trong vài chục năm tới, con người cần phải có một lượng lương thực tương đương với số lương thực đã được sản xuất ra trong 8.000 năm qua để tồn tại.

Tuy nhiên báo cáo này cũng chỉ rõ, trong khi hàng trăm triệu người thiếu ăn thì thế giới lại đang lãng phí lượng thực phẩm trị giá đến 1.000 tỉ USD, khi mỗi năm có xấp xỉ 1/3 lượng lương thực (tương đương 1,3 tỉ tấn) được tạo ra trên thế giới cho con người tiêu thụ đã bị thất thoát hoặc vứt bỏ.

Đó là chưa tính đến khối lượng năng lượng, nước và đất đai được sử dụng để sản xuất ra số lương thực này. Đồng thời, lương thực bỏ đi sẽ thải ra khí mê-tan, loại khí có tác động tiêu cực đến môi trường như khí gây hiệu ứng nhà kính sẽ gây tác động ngược lại đến môi trường toàn cầu. Tất cả quá trình này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển lâu dài của nông nghiệp và con người.

Do đó các chuyên gia của UNDP và FAO đề xuất sự chung tay và có trách nhiệm của các tổ chức trên thế giới trong việc cân bằng giữa sản xuất lương thực và nhu cầu tiêu dùng của con người. Thực hiện tái phân phối nhằm cung cấp hoặc phân phối lương thực đến nơi cần thiết và giảm cung cấp ở nơi lương thực dư thừa.

Tình trạng thiếu lương thực vẫn xảy ra tại nhiều khu vực châu Phi. Ảnh minh họa

Tình trạng thiếu lương thực vẫn xảy ra tại nhiều khu vực châu Phi. Ảnh minh họa

Tiết kiệm lương thực trên toàn cầu

Với trách nhiệm của mình, FAO đặt mục tiêu phối hợp tập trung các nỗ lực, huy động các nguồn và bảo đảm hành động giữa các quốc gia trong việc thiết lập mục tiêu tránh thất thoát, lãng phí lương thực trên quy mô khu vực và toàn cầu. Thu hoạch, tích trữ, chế biến, tái chế cũng cần được các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ (NGO) hỗ trợ, cải thiện bằng cách trợ cấp, đào tạo và sử dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất tốt hơn, giảm sự khai thác quá mức nguyên liệu, góp phần bảo vệ môi trường nhất là ở các nước đang phát triển.

Cùng với đó là nâng cao nhận thức của người dân trong thói quen mua sắm lương thực. Xử lý thông tin về lương thực an toàn, tích trữ lương thực đúng cách trong gia đình và nắm rõ thời hạn sử dụng để ngăn chặn và giảm lãng phí lương thực.

Mọi người đều có thể góp phần tham gia, từ người nông dân đến người bán lẻ, từ chính quyền địa phương đến các hộ gia đình vì một hành tinh giàu có hơn, một thế giới ít đói hơn, tiết kiệm được nhiều hơn khi giảm thiểu được lương thực bị thất thoát.

"Đối với nhiều người, lương thực là cái gì đó bình thường, nhưng với gần 1 tỷ người đang đói, lương thực là rất quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành khiến tỷ lệ người thiếu lương thực trên toàn cầu tăng cao", báo cáo của FAO nhấn mạnh.

Ngoài ra, FAO cũng đặt mục tiêu đề cao tầm quan trọng đối với lương thực, tôn trọng người nông dân sản xuất lương thực và những người sống thiếu lương thực.

Cùng với nhiều giải pháp để duy trì sự cân bằng và ổn định dân số trên toàn cầu, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu để giải quyết tình trạng nhức nhối về lương thực bị thất thoát, lãng phí cũng như đảm bảo an toàn, an ninh lương thực cho người dân trên thế giới ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai gần.

XQ
Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

4 tháng trước

Nhằm động viên, chia sẻ và đồng hành cùng nhà trường và các em học sinh vùng khó khăn, các nhà hảo tâm đã tổ chức Chương trình “Chia sẻ yêu thương” lần thứ 20 tại xã Phình Hồ...
Những điều cha mẹ cần làm để phòng Covid-19 khi trẻ đến trường học trực tiếp

Những điều cha mẹ cần làm để phòng Covid-19 khi trẻ đến trường học trực tiếp

2 năm trước

Cha mẹ tuyệt đối không đưa trẻ đến trường nếu trẻ và phụ huynh là F0, F1 sống chung với nhau; an toàn khi đến trường nên chuẩn bị khẩu trang, nước sát khuẩn… cho bé; đo nhiệt kế cho...
Phê duyệt Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030

Phê duyệt Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030

2 năm trước

Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030.
Hàng trăm cặp đôi ở Singapore muốn kết hôn vào ngày có dãy số 22/2/22

Hàng trăm cặp đôi ở Singapore muốn kết hôn vào ngày có dãy số 22/2/22

2 năm trước

Đã có khoảng 500 cặp đôi nộp đơn đăng ký kết hôn tại Cơ quan đăng ký kết hôn Singapore để không bỏ lỡ ngày độc nhất vô nhị 22/2/2022.
Con cháu kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ

Con cháu kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ

2 năm trước

Đó là một trong các tiêu chí ứng xử được đề cập trong Quyết định số 224/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.