THỨ SÁU, NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2024 12:00

Cần cân nhắc kỹ việc cấp thẻ căn cước công dân cho trẻ em dưới 14 tuổi

18/03/2023 | 06:15
Tại Phiên họp thứ 21 sắp tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét về đề nghị của Chính phủ bổ sung vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2023 đối với dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi). Đóng góp ý kiến vào dự án Luật này, nhiều đại biểu Quốc hội, lãnh đạo một số Bộ ngành cho rằng cần cân nhắc kỹ việc cấp thẻ Căn cước công dân cho trẻ em dưới 14 tuổi...
 Dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) bổ sung việc cấp thẻ Căn cước công dân cho trẻ em dưới 14 tuổi (ảnh minh họa: Internet).

Dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) bổ sung việc cấp thẻ Căn cước công dân cho trẻ em dưới 14 tuổi (ảnh minh họa: Internet).

Luật Căn cước công dân hiện hành không quy định về cấp thẻ Căn cước công dân cho toàn bộ công dân Việt Nam (loại trừ người dưới 14 tuổi, người không có nơi thường trú…) và cấp số định danh cá nhân, giấy chứng nhận căn cước cho trường hợp người gốc Việt Nam. Tuy nhiên, để bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng cho công dân Việt Nam liên quan đến cấp, sử dụng thẻ Căn cước công dân và giải quyết các vấn đề còn tồn tại liên quan đến yếu tố lịch sử, chiến tranh, cần phải có chính sách, quy định pháp luật để quản lý, giải quyết bất cập trong công tác quản lý dân cư; nhất là quy định về quản lý trường hợp người gốc Việt Nam; bảo đảm cơ chế để họ có thể tham gia vào các giao dịch dân sự, dịch vụ công, nhất là các dịch vụ thiết yếu bảo đảm cuộc sống.

Theo Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp (Bộ Công an), việc cấp thẻ Căn cước công dân cho người dưới 14 tuổi được thực hiện theo nhu cầu của công dân hoặc theo đề nghị của cha, mẹ, người giám hộ. Quy định này sẽ tạo thuận lợi cho công dân khi được quyền lựa chọn trong việc cấp giấy tờ tùy thân; bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của công dân khi thực hiện các giao dịch dân sự, nhất là các giao dịch thiết yếu phục vụ cuộc sống, việc đi lại, học tập, khám chữa bệnh…

Việc thực hiện chính sách cấp Căn cước công dân cho người dưới 14 tuổi và cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam sẽ giúp nhà nước quản lý được toàn bộ công dân và người gốc Việt Nam đang sinh sống tại địa phương; tạo thuận lợi cho công tác hoạch định chính sách phát triển xã hội; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Do vậy, dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) đã bổ sung quy định về quản lý, cấp thẻ Căn cước công dân cho công dân Việt Nam dưới 14 tuổi (hiện nay cả nước có khoảng 19 triệu người, gồm 10 triệu nam giới và 9 triệu nữ giới) và cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam để bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của họ và phục vụ công tác quản lý nhà nước; phát huy giá trị, tiện ích của thẻ Căn cước công dân trong hoạt động của Chính phủ số, xã hội số. Cụ thể, dự thảo Luật quy định, người từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện cấp thẻ Căn cước công dân còn người dưới 14 tuổi thực hiện cấp thẻ Căn cước công dân theo nhu cầu. Công dân dưới 14 tuổi hoặc cha, mẹ, người giám hộ của công dân dưới 14 tuổi có quyền đề nghị cơ quan quản lý căn cước cấp thẻ Căn cước công dân.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Trung Thành.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Trung Thành.

Việc bổ sung chính sách cấp thẻ Căn cước công dân cho người dưới 14 tuổi bảo đảm tính khả thi bởi hiện nay đã có sự thay đổi về công nghệ thu nhận sinh trắc học của con người như đối với vân tay thì sử dụng bộ thu nhận vân tay điện tử thay thế cho sử dụng mực lăn tay, chỉ bản nên có thể thực hiện thu nhận được dữ liệu sinh trắc học chính xác hơn.

Ngoài ra, có thể thu nhận các thông tin sinh trắc học khác. Bên cạnh đó, việc cấp thẻ Căn cước công dân cho công dân dưới 14 tuổi cũng phù hợp với quy định pháp luật về xuất nhập cảnh và các quy định pháp luật khác có liên quan. Qua rà soát pháp luật của nhiều nước trên thế giới, Bộ Công an thấy rằng có một số nước quy định độ tuổi nhất định để đủ điều kiện cấp thẻ căn cước. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều nước trên thế giới quy định về việc cấp thẻ căn cước cho cả công dân dưới 14 tuổi như Argentina, Bỉ, Chile, Colombia, Đức, Malaysia, Bồ Đào Nha, Syria, Thái Lan…

Thay mặt cơ quan Thẩm tra đối với đề xuất bổ sung quy định về quản lý, cấp thẻ Căn cước công dân cho công dân Việt Nam dưới 14 tuổi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Trung Thành cho biết: Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh và một số ý kiến trong Thường trực Uỷ ban Pháp luật đề nghị cần nhắc việc bổ sung quy định cấp thẻ Căn cước công dân cho trẻ em dưới 14 tuổi vì: Thứ nhất, phần lớn trẻ em dưới 14 tuổi không tự mình hoặc không được phép thực hiện các giao dịch hành chính, dân sự.

Thứ hai, ở độ tuổi dưới 14 tuổi, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển có nhiều thay đổi nhân dạng chưa ổn định nên khó nhận dạng.

Thứ ba, trong hồ sơ đề nghị chưa có nghiên cứu đánh giá đầy đủ về nhu cầu cấp thẻ Căn cước công dẫn của lứa tuổi này.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến trong Thường trực Uỷ ban Pháp luật cho rằng, quy định cấp thẻ Căn cước công dân cho trẻ em dưới 14 tuổi không phải là quy định bắt buộc mà thực hiện theo nhu cầu của người dân là phù hợp nhất là trong bối cảnh đầy mạnh xây dựng Chính phủ số, xã hội số. Tuy nhiên, đề nghị nghiên cứu xây dựng lộ trình thực hiện theo từng lứa tuổi nhất định.

Đại biểu Nguyễn Trường Giang- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông.

Đại biểu Nguyễn Trường Giang- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông.

Cho ý kiến vào nội dung trên, đại biểu Nguyễn Trường Giang- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông đề nghị làm rõ hơn về ngân sách, kinh phí để triển khai thực hiện Căn cước công dân cũng như người dân có thể tiếp cận được các dịch vụ để làm Căn cước công dân.

Với việc cấp Căn cước công dân cho trẻ em dưới 14 tuổi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang băn khoăn với việc để cho người dân tự nguyện đăng ký làm Căn cước công dân cho trẻ em và cho rằng, nếu thực hiện triển khai thì có thể kéo dài thời gian để nghiên cứu kỹ lưỡng và có phương hướng xử lý kịp thời khi xảy ra những phát sinh đến việc làm căn cước cho đối tượng này.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long.

Nêu quan điểm việc cấp thẻ Căn cước công dân cho đối tượng trên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nêu quan điểm, cần cân nhắc kỹ việc cấp thẻ Căn cước công dân với trẻ em dưới 14 tuổi, nhất là với từng độ tuổi. Bên cạnh đó, cần chú ý sự khác nhau về bản chất giữa giấy khai sinh và Căn cước công dân. Ngoài ra, cần chú ý tính khả thi khi cấp thẻ Căn cước công dân cho đối tượng trẻ em dưới 14 tuổi, cam kết của Việt Nam khi tham gia thực hiện Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em; bảo đảm đúng pháp luật và bí mật thông tin của trẻ em.

Theo quochoi.vn
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội: Tạo thêm nhiều cơ hội, lợi ích cho người tham gia

Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội: Tạo thêm nhiều cơ hội, lợi ích cho người tham gia

1 năm trước

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) được xây dựng theo hướng mở rộng đối tượng tham gia và gia tăng quyền, lợi ích cho người lao động đang làm việc và người hưởng lương hưu.
Làm sao cho trẻ nhỏ ít bị ốm vặt?

Làm sao cho trẻ nhỏ ít bị ốm vặt?

1 năm trước

Đây là câu hỏi làm đau đầu không ít phụ huynh có con nhỏ bởi trẻ từ 3 – 7 tuổi là độ tuổi trẻ đang hào hứng khám phá thế giới xung quanh cũng như việc tới trường. Tuy nhiên, đây cũng...
Các tượng đài thể thao từ đời thực đã truyền cảm hứng cho phim ảnh như thế nào?

Các tượng đài thể thao từ đời thực đã truyền cảm hứng cho phim ảnh như thế nào?

1 năm trước

Cuộc sống luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho môn nghệ thuật thứ bảy. Cùng điểm qua các vận động viên nổi tiếng đã được các nhà làm phim lựa chọn để lấy làm hình tượng cho...