THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2024 05:04

Cần chấm dứt bênh con bằng bạo lực

29/06/2022 | 07:58
Bênh vực, bảo vệ con khỏi các hành vi bạo lực nói chung và bạo lực học đường nói riêng là trách nhiệm của các bậc cha mẹ. Nhưng bênh vực như thế nào để qua đó dạy trẻ nhận thức được đúng - sai và tuân thủ pháp luật thì không phải cha mẹ nào cũng làm được.
Cha mẹ cần có thái độ bình tĩnh để giải quyết các vấn đề liên quan đến BLHĐ của các con.

Cha mẹ cần có thái độ bình tĩnh để giải quyết các vấn đề liên quan đến BLHĐ của các con.

Không thể ngăn chặn bạo lực bằng một hành vi bạo lực khác

Bắt đầu từ những mâu thuẫn, xô xát của tuổi học trò, nhiều bậc cha mẹ đã bảo vệ con mình bằng cách truy tìm những đối tượng có liên quan để trả thù, gây nhiều hậu quả xấu trong việc giáo dục trẻ. Những vụ việc được phát hiện trong thời gian qua cho thấy, trẻ em từ lớp mẫu giáo cho đến tiểu học, THCS, THPT, thậm chí là cả giáo viên, lãnh đạo nhà trường cũng bị phụ huynh xông vào tận lớp hành hung, mắng chửi vì lý do “bảo vệ con” đã không còn là chuyện hiếm gặp. Ngoài việc gây ra những tổn thương về thể chất, tinh thần cho các nạn nhân, những vụ việc trên đã để lại những hậu quả không nhỏ về về cách ứng xử trong gia đình, xã hội và đặc biệt là môi trường giáo dục. 

Chính sự ngộ nhận về thương con cùng cách hành xử thiếu kiềm chế đã khiến không ít ông bố, bà mẹ vi phạm pháp luật khi đánh người gây thương tích. Điển hình là vụ việc, một người đàn ông đã đánh 3 nữ sinh lớp 8 Trường THCS Thụy Ninh (Ninh Bình) vì nhóm này có xô xát với con gái, khiến một nữ sinh phải nhập viện do chấn thương sọ não vào ngày 5/2/2022. Vài tuần sau đó, một nữ sinh lớp 9 Trường THCS Chánh Nghĩa (Bình Dương) cũng phải nhập viện cấp cứu do bị một người phụ nữ “trả thù” ngay tại buổi hoà giải do trường tổ chức. Nguyên nhân do trước đó nữ sinh này đã đánh con gái bà gãy xương vai.

Gần đây, câu chuyện “động chân, động tay” của một số học sinh tại một trường quốc tế trên địa bàn TP.HCM cũng đã châm ngòi cho mâu thuẫn giữa các phụ huynh, nhà trường và trở thành tâm điểm của dư luận khi những livestream xuất hiện trên mạng xã hội với lời lẽ chỉ trích, thái độ hùng hổ, thách thức, phân biệt vùng miền của người lớn…

Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Bạc Liêu, cách đây mấy năm, xuất phát từ việc 2 con đánh nhau, ngày 29/4/2016, anh T. đã mang hung khí đến nhà anh L. để nói chuyện và đánh vợ của anh L. Thay vì trình báo các cấp chính quyền giải quyết, đôi bên xô xát và anh L. đã dùng dao tự chế chém nhiều nhát vào đầu và người anh T. dẫn đến tử vong. Hiện bị cáo L. đang chấp hành án phạt 12 năm tù vì tội giết người. Tuy nhiên, điều day dứt trong sự việc trên lại chính là những đứa con của họ, bởi trẻ sẽ luôn có mặc cảm tội lỗi khi gián tiếp gây ra sự việc đau lòng cùng những hiềm khích không dễ hóa giải trong suốt cuộc đời.

Nữ sinh lớp 8 tại Ninh Bình bị chấn thương sọ não do bố của bạn đánh.

Nữ sinh lớp 8 tại Ninh Bình bị chấn thương sọ não do bố của bạn đánh.

Xử lý nghiêm những hành vi côn đồ trong trường học

Chứng kiến những sự việc trên, nhiều phụ huynh hoang mang, lo sợ và đặt câu hỏi về trách nhiệm của nhà trường khi để xảy ra các hành vi bạo lực cả trong và ngoài trường học. Cùng với đó là sự phẫn nộ về cách hành xử côn đồ của nhiều bậc phụ huynh. “Các con sẽ học được gì qua cách hành xử này của bố mẹ. Không thể giải quyết các vấn đề bạo lực học đường bằng một hình thức bạo lực khác. Cũng không thể dùng “bạo lực truyền thông” để giải quyết những mâu thuẫn của các con” - một phụ huynh chia sẻ.

Nêu quan điểm về vấn đề này, nhà giáo Hoàng Hợi Nghĩa tại Bình Dương cho hay, việc phụ huynh sử dụng bạo lực với học sinh ngay tại môi trường giáo dục để lại những hậu quả vô cùng lớn, nhất là gây mất niềm tin vào công tác giáo dục của toàn xã hội. Mấu chốt chính là việc phát hiện và xử lý những vụ việc này vẫn còn chậm và chưa nghiêm. Nhiều vụ việc được giải quyết theo kiểu hòa giải để giữ hoà khí nên không đủ sức răn đe những “cái đầu nóng” và tiếp tục tạo ra tiền lệ về cách hành xử bạo lực để giải quyết vấn đề trong giáo dục học đường.

Đồng quan điểm với thầy Nghĩa, nhiều giáo viên và cha mẹ học sinh cho rằng, các cơ quan thực thi pháp luật cần xử lý nghiêm những trường hợp phụ huynh sử dụng bạo lực trong môi trường giáo dục, không để việc đánh người khác để bảo vệ con mình trở thành trào lưu. Đồng thời, cũng cần phải có hình thức xử lý thích đáng cho những học sinh đánh bạn, bởi đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng bạo lực tràn lan tại các cơ sở giáo dục và là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phụ huynh bức xúc, vi phạm pháp luật.

Theo chuyên gia tâm lý Vũ Hoài Sơn, khi các con có liên quan đến các vấn đề bạo lực học đường, cha mẹ cần bình tĩnh phối hợp với nhà trường để tìm hiểu và đưa ra cách giải quyết đúng đắn. Nếu những mâu thuẫn này vẫn không giải quyết được thì có thể đưa vụ việc ra pháp luật để phân xử. Các hành vi cãi vã, xô xát, trả thù, kích động của cha mẹ… chỉ làm cho sự việc càng trở nên tồi tệ. Đặc biệt, khi chứng kiến cách hành xử này, những đứa con của họ sẽ có những nhận thức lệch lạc khi cho rằng, bạo lực sẽ là công cụ để giải quyết vấn đề chứ không phải là lẽ phải.

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Hồ Thanh Thủy (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) nhận định, hành vi của những ông bố, bà mẹ trên đã vi phạm quyền trẻ em, xâm hại nghiêm trọng đến sức khỏe, danh dự nhân phẩm của các em. Do đó, cơ quan chức năng cần có hình thức xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật nhằm hạn chế các vụ việc tương tự có thể xảy ra.

Xuân Quang
Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

1 tháng trước

Galaxy A55 5G vừa trình làng cách đây không lâu sở hữu hàng loạt trang bị ấn tượng hơn cả iPhone 15 và tiệm cận Galaxy S24 Ultra để vững bước lên ngôi vua Android tầm trung.
Hà Nội: Khen thưởng 100 trẻ em tiêu biểu, vượt khó học tốt

Hà Nội: Khen thưởng 100 trẻ em tiêu biểu, vượt khó học tốt

1 năm trước

Tối 27/6, tại trường Lê Duẩn, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội phối hợp với Thành đoàn Hà Nội tổ chức Chương trình Gặp mặt trẻ em Thủ đô tiêu biểu vượt khó học tốt năm 2022.
Cần Thơ tặng quà các em học sinh dân tộc thiểu số, học sinh nghèo vượt khó

Cần Thơ tặng quà các em học sinh dân tộc thiểu số, học sinh nghèo vượt khó

1 năm trước

Sáng ngày 24/6, nhằm hưởng ứng Chiến dịch tình nguyện “Kỳ nghỉ hồng” nhân Tháng hành động vì trẻ em, Đoàn cơ sở Sở LĐ-TB&XH TP.Cần Thơ tổ chức Chương trình “kết nối yêu...
Ngày hội 'Thiếu nhi Việt Nam - Học tập tốt, rèn luyện chăm' tỉnh Khánh Hòa

Ngày hội "Thiếu nhi Việt Nam - Học tập tốt, rèn luyện chăm" tỉnh Khánh Hòa

1 năm trước

Hơn 2.000 học sinh, thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa được tặng quà và tham gia các trò chơi sôi động, thưởng thức các tiết mục văn nghệ, thi nhảy flashmob...
Bé 9 tuổi ở Hà Tĩnh không may trượt chân rơi xuống sông Ngàn Sâu

Bé 9 tuổi ở Hà Tĩnh không may trượt chân rơi xuống sông Ngàn Sâu

1 năm trước

Người dân phát hiện và đã lao ra sông tìm, ứng cứu, nhưng do nước chảy xiết cuốn bé N. 9 tuổi mất tích.