THỨ BẨY, NGÀY 20 THÁNG 04 NĂM 2024 07:43

Cần có chiến lược dài hạn về đào tạo thi tay nghề Asean và thế giới

25/10/2019 | 21:33

 

Anh-2a---2661.jpg

Ông Trương Anh Dũng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Trương Anh Dũng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết: Để thay đổi về lựa chọn nghề nghiệp, vấn đề trước tiên là thay đổi nhận thức từ xã hội, cơ quan quản lý và chính quyền các cấp. Đồng thời cần có sự thay đổi trong truyền thông về học nghề, nhất là những nghề mới để lan tỏa những giá trị, hình ảnh nghề đem lại.

Theo ông Trương Anh Dũng, việc tổ chức và lựa chọn thí sinh tham gia các kỳ thi tay nghề không chỉ đơn thuần là lấy thành tích mà xa hơn là chuẩn bị nguồn nhân lực có kỹ năng, những nghề mới, mô hình đào tạo. Theo dự báo, trong 5 - 10 năm tới, có khoảng 44% lao động toàn cầu sẽ phải đào tạo lại do cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự thay thế của robot, trí tuệ nhân tạo. Tỷ lệ đào tạo này ở Việt Nam sẽ cao hơn mức thế giới.
“Mới đây, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành danh mục nghề trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và có nhiều nghề trình diễn trong kỳ thi tay nghề thế giới vừa được tổ chức tại Nga. Từ danh mục này soi chiếu vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp cho thấy, việc đào tạo nghề cho thi tay nghề thế giới vẫn manh mún, nhỏ lẻ ở từng trường; chưa có chiến lược quốc gia về đào tạo thi tay nghề khu vực và thế giới”- ông Trương Anh Dũng nhận xét.
Anh-4---2675.jpg
Ông Nguyễn Chí Trường – Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề trình bày tham luận “Bài học thành công của việc tham dự Kỳ thi tay nghề ASEAN, châu Á và thế giới tại Hội thảo"
Chia sẻ về bài học thành công của việc tham dự Kỳ thi tay nghề Asean và thế giới, ông Nguyễn Chí Trường – Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề cho biết, qua các kỳ thi tay nghề Asean và thế giới chúng ta đã ban hành được chính sách, quy định về tổ chức kỳ thi tay nghề các cấp và tham dự thi tay nghề Asean, thế gới. Có sự quan tâm, quyết tâm của Lãnh đạo các cấp từ Trung ương, bộ ngành, các địa phương, cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đặc biệt có sự vào cuộc và tham gia mạnh mẽ cả về tài chính và kỹ thuật của một số doanh nghiệp.
Bên cạnh đó sớm tăng cường hợp tác với doanh nghiệp tầm cỡ quốc tế có quy mô hoạt động lớn, có kinh nghiệm trong huấn luyện thí sinh tham dự. Đảm bảo chất lượng trong các kỳ thi tay nghề quốc gia với 7 giá trị cốt lõi: Đa dạng, xuất sắc, công bằng, đổi mới, niêm chính, hợp tác và minh bạch, đồng thời gắn đào tạo GDNN với chuẩn kỳ thi tay nghề. Ngoài ra có sự đổi mới và chuyên nghiệp hóa, chuyên môn hóa công tác huấn luyện thí sinh v.v…
Tuy nhiên theo ông Tường, vẫn còn những thách thức, khó khăn như: nguồn chuyên gia kỹ thuật hạn chế; Thể lực, khả năng thích nghi, thích ứng bao gồm kỹ năng mềm, ngoại ngữ, tính kỷ luật của trình độ thí sinh còn hạn chế; Sự tham gia của doanh nghiệp, hiệp hội còn ít; Công tác truyền thông về kỳ thi chưa đáp ứng yêu cầu; Chưa có cơ chế ưu tiên và hỗ trợ cho thí sinh đoạt giải cao tại Quốc gia, Asean và thế giới trong việc làm và thăng tiến sau kỳ thi; Chưa khuyến khích được doanh nghiệp, hiệp hội tham gia, đồng hành trong việc tổ chức và lựa chọn, khuyến khích thí sinh tham dự.
Anh-1b---2654.jpg
Toàn cảnh hội thảo
Ông Dương Đức Lân - nguyên Trưởng Đoàn Việt Nam tham dự các Kỳ thi tay nghề Asean và thế giới, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục GDNN cho rằng, các lần đạt huy chương của Việt Nam tại kỳ thi tay nghề thế giới đều có sự hỗ trợ của các doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, để nâng cao năng lực, chất lượng kỳ thi tay nghề thế giới cần tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt là sự hỗ trợ của Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm tranh thủ hỗ trợ về chuyên gia, kỹ thuật và tài chính cho đội tuyển quốc gia trong công tác huấn luyện và dự thi. Đồng thời gắn đào tạo nghề với lợi ích của doanh nghiệp; Thay đổi lại cách thức tổ chức, các chính sách, quy định về tổ chức, lựa chọn thí sinh.
Anh-6---2702.jpg
Em Trương Thế Diệu, thí sinh giành Huy chương Bạc Kỳ thi tay nghề thế giới lần thứ 45 tại Kazan, Liên bang Nga nghề Phay CNC chia sẻ tại hội thảo
Là thí sinh duy nhất đạt Huy chương Bạc Kỳ thi tay nghề Thế giới 2019, em Trương Thế Diệu chia sẻ: Để đạt được kết quả tại kỳ thi, các thí sinh cần chuẩn bị tốt 3 vấn đề: kỹ năng, tinh thần và chiến thuật. Các thí sinh cần được luyện tập với máy móc thường xuyên trước khi thi. Bởi khi thao tác với máy móc hiện đại và lập trình chi tiết, nếu thường xuyên được luyện tập thực hành sẽ biết được những lỗi để từ đó có phương án khắc phục. Cùng với đó là niềm đam mê, hứng khởi trên con đường nghề nghiệp cùng môi trường đào tạo chuyên nghiệp.
Để nâng cao năng lực Đoàn Việt Nam tham dự các Kỳ thi tay nghề khu vực, châu Á và thế giới những năm tiếp theo, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp sẽ đề xuất cập nhật, chính sách về công tác tổ chức, hỗ trợ tài chính; Xây dựng đề án Đổi mới, nâng cao chất lượng các kỳ thi tay nghề các cấp, quốc gia và chuẩn bị tham dự thi tay nghề ASEAN, châu Á và thế giới; Hình thành các trung tâm huấn luyện thí sinh gắn với công tác đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Có cơ chế khuyến khích cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp tham gia huấn luyện và cử thí sinh dư thi v.v...

Theo molisa.gov.vn

Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

4 tháng trước

Nhằm động viên, chia sẻ và đồng hành cùng nhà trường và các em học sinh vùng khó khăn, các nhà hảo tâm đã tổ chức Chương trình “Chia sẻ yêu thương” lần thứ 20 tại xã Phình Hồ...