THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 01:50

Cần điều trị sớm cho trẻ bị khe hở môi

02/09/2022 | 08:04
Những trẻ sinh ra với dị tật khe hở môi - vòm miệng phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống, ảnh hưởng đến ngoại hình, cách ăn uống và khả năng giao tiếp. Từ 12-18 tháng tuổi là thời điểm phẫu thuật tốt nhất, vì phẫu thuật vào giai đoạn này có lợi cho xương hàm trên và khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ.
ho-ham-ech-1425566677805

Nguyên nhân và cách phát hiện sớm

Thống kê cho thấy, khe hở môi, khe hở vòm miệng, hay khe hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh, xảy ra với 1 trên 600 – 800 trẻ. Xét từ góc độ khoa học, các khe hở có thể phát triển ở môi và vòm miệng nếu hai bộ phận này gặp vấn đề trong giai đoạn thai kỳ.

Mặc dù vẫn chưa xác định nguyên nhân chính xác, khe hở môi – vòm được cho là có liên quan đến sự kết hợp của di truyền và nhiều tác nhân khác, chẳng hạn như loại thực phẩm hoặc loại thuốc người mẹ dùng, mẹ bị ốm, cảm cúm trong giai đoạn mang thai.

Theo bác sĩ Trịnh Ðỗ Vân Ngà, Khoa Răng - Hàm - Mặt (Bệnh viện Nhi Trung ương), mức độ ảnh hưởng của khe hở môi - vòm phụ thuộc vào hình thái tổn thương. Với trẻ bị khe hở môi: vấn đề quan tâm trước tiên là trẻ bị ảnh hưởng thẩm mỹ. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào mức độ có thể gây ra các rối loạn về chức năng: bú, phát âm các âm môi (m, p, b). Trường hợp tổn khuyết đến xương ổ răng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng, răng mọc sai vị trí hoặc không mọc được. Với trẻ bị khe hở vòm miệng đơn thuần không bị ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ nhưng lại gặp khó khăn trong ăn uống (thức ăn lên mũi, sặc, dễ trớ) và phát âm sai (nói ngọng, giọng mũi hở). Ngoài ra, trẻ còn thường bị các bệnh tai mũi họng như viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm amidal… lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chung, và có tác động xấu lên thính giác của trẻ. Những trẻ nghe kém do viêm tai giữa mạn tính kéo dài cũng gặp khó khăn trong phát triển ngôn ngữ.

Trẻ bị khe hở môi phối hợp với khe hở vòm là thể nặng nhất trong nhóm dị tật này, trong đó khe hở môi - vòm toàn bộ hai bên gây ra những biến dạng nặng nề về giải phẫu, đòi hỏi quá trình điều trị đúng nhằm đạt được mục tiêu thẩm mỹ, chức năng và giảm thiểu những tác động xấu lên sự phát triển như: hẹp hàm trên, lùi tầng giữa mặt (móm).

Tuy nhiên, vẫn có cách để trẻ vượt qua những trở ngại và lo lắng về dị tật khe hở môi - vòm. Ðây cũng là nội dung thảo luận của bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Lan - Khoa Răng - Hàm - Mặt (Bệnh viện Nhi Trung ương) và BS Ðặng Thị Liên Hương - Khoa Răng - Hàm - Mặt (Bệnh viện Ða khoa Hà Ðông), trong sự kiện trực tuyến “Chăm sóc và điều trị toàn diện cho bệnh nhân khe hở môi – vòm” tổ chức gần đây.

BS Ngọc Lan cho biết, trẻ có thể mắc khe hở môi - vòm nếu người mẹ chụp X-quang trong vài tháng đầu thai kỳ, bị thiếu dinh dưỡng hoặc tiếp xúc với các chất độc hại như thuốc lá, thuốc nhuộm tóc,  sơn móng, hóa chất (thuốc trừ sâu, dioxin)... Yếu tố di truyền cũng là một trong những tác nhân gây dị tật khe hở môi - vòm.

Dị tật này gây lo lắng cho nhiều gia đình, nhưng nó có thể được chẩn đoán và điều trị sớm. Người mẹ có thể kịp thời phát hiện khả năng trẻ mắc khe hở môi - vòm bằng cách siêu âm định kỳ từ tuần 21 tới tuần 24 của thai kỳ.

9859-1652780068-capture

Độ tuổi nào tốt nhất để phẫu thuật khe hở môi?

BS. Ngọc Lan đưa ra lời khuyên: Sau khi trẻ ra đời, bố mẹ nhớ luôn bế con cao đầu và cho trẻ bú bình. Gia đình có thể đến khoa Răng - Hàm - Mặt ở các bệnh viện để xác định mức độ nghiêm trọng của khe hở. Ðối với những trường hợp nghiêm trọng, trẻ sẽ được chỉ định đeo NAM (khí cụ tháo lắp được chế tạo riêng dựa trên khuôn hàm), giúp thu hẹp khe hở môi, khe hở cung hàm, khe hở vòm, điều chỉnh sụn mũi và nâng mũi.

Thực hiện phẫu thuật có thể làm thay đổi cuộc sống, cải thiện khả năng ăn và nói của trẻ. BS Ðặng Thị Liên Hương cho biết, độ tuổi sớm nhất để phẫu thuật khe hở môi - Từ 12 -18 tháng tuổi là thời điểm phẫu thuật khe hở môi - vòm tốt nhất. vòm là 9 tháng tuổi, với cân nặng tối thiểu là 10kg.  Từ 12-18 tháng tuổi là thời điểm phẫu thuật tốt nhất, vì phẫu thuật vào giai đoạn này có lợi cho xương hàm trên và khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ. Sau khi phẫu thuật, vòm miệng mềm của trẻ sẽ được kéo giãn dài ra, giúp các cơ của vòm miệng mềm đóng lại đúng cách, giảm tỷ lệ trẻ bị hở môi – vòm.

Mỗi phương pháp điều trị sẽ phù hợp với từng giai đoạn phát triển khác nhau của trẻ, giúp trẻ sống khỏe mạnh và vui vẻ. Ví dụ, trong quá trình trẻ học nói từ 6 tháng đến 3 tuổi, có thể sử dụng tranh ảnh, sách và tương tác trực tiếp giữa bố mẹ và con, thay vì cách học “thụ động” như xem tivi để giúp quá trình tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. “Sau khi trẻ được 5 tuổi, nếu khả năng ngôn ngữ của trẻ không cải thiện, các chuyên gia y tế sẽ nội soi ống mềm để chẩn đoán mức độ ngọng của trẻ, từ đó quyết định liệu trẻ có nên được phẫu thuật, cũng như xác định phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất để chữa ngọng” - BS. Ngọc Lan tư vấn thêm.

Sau mổ khe hở vòm miệng trẻ nên được ăn đồ mềm như cháo xay, sữa hoàn toàn trong 2 tuần đầu. Trẻ phẫu thuật khe hở vòm miệng cũng cần được khám và điều trị ngôn ngữ sau phẫu thuật.

Cha mẹ lưu ý chăm sóc thời kỳ tiền học đường (2-6 tuổi): Một số vấn đề trẻ có thể gặp phải là sâu răng, cung răng mọc lệch, méo mó, lép tầng mặt giữa, bất thường ngôn ngữ. Cha mẹ cần phối hợp với bác sĩ để giúp con vượt qua thời gian này bằng cách: Chăm sóc răng miệng tốt, hạn chế các bệnh về răng, hỗ trợ phát triển ngôn ngữ. Ðiều trị phát âm: luyện thổi ống, thăm khám và điều trị dưới sự hướng dẫn của chuyên gia ngôn ngữ. Ðiều trị viêm VA, viêm tai giữa. Ðiều trị chỉnh hình răng, xương hàm: Nong mở xương, kéo xương hàm trên ra trước, làm thẳng hàng răng vĩnh viễn.

Thời kỳ học đường (6 - 18 tuổi), trẻ tiếp tục được chăm sóc răng, chỉnh hình cung răng, xương hàm, ghép xương ổ răng. Trên 18 tuổi, trẻ cần phẫu thuật chỉnh sửa cánh mũi, sửa sẹo xấu môi nếu có, phẫu thuật cắt đẩy xương hai hàm (với các trường hợp không được chỉnh hình cung răng và xương hàm giai đoạn trên), phẫu thuật giãn xương hàm nếu khe hở cung hàm quá lớn.

Những em nhỏ mắc dị tật khe hở - môi vòm hoàn toàn có thể được phẫu thuật an toàn và sống cuộc đời hạnh phúc. Quá trình chăm sóc kết hợp điều trị cho trẻ cần  liên tục từ sơ sinh đến lúc trưởng thành để đạt được kết quả tốt nhất.

Khe hở môi vòm miệng là dị tật có thể được điều trị hoàn toàn nếu trẻ được chăm sóc đúng cách và kiên trì. Chăm sóc trẻ có dị tật khe hở môi - vòm nên được chia thành các giai đoạn với các bước và những chú ý riêng biệt trong từng giai đoạn phát triển cũng như điều trị. Việc chăm sóc trẻ cần có sự phối hợp của bác sĩ, cha mẹ trong, trước và sau quá thời gian điều trị phẫu thuật.

 

Nhật Minh
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Sa Pa: Bé gái 5 tuổi bị xe điện du lịch tông tử vong

Sa Pa: Bé gái 5 tuổi bị xe điện du lịch tông tử vong

1 năm trước

Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng vừa xảy ra tại thị trấn Sa Pa. Người điểu khiển xe điện phanh gấp nhưng vẫn tông trúng bé gái 5 tuổi băng qua đường đột ngột.
Bom tấn 'Spider-Man: No Way Home' trở lại với phiên bản mới hấp dẫn hơn

Bom tấn "Spider-Man: No Way Home" trở lại với phiên bản mới hấp dẫn hơn

1 năm trước

“Spider-Man: No Way Home” (Tựa Việt: “Người Nhện: Không Còn Nhà”) đã vượt qua tầm ảnh hưởng của một bộ phim điện ảnh mà trở thành sự kiện văn hóa toàn cầu. Phim hiện đang xếp...
“Giai đoạn vàng” để cải thiện chiều cao cho trẻ

“Giai đoạn vàng” để cải thiện chiều cao cho trẻ

1 năm trước

Cha mẹ nên theo dõi sát chiều cao của trẻ, nếu thấy tốc độ tăng trưởng ≤ 4cm/năm thì nên đưa bé đi khám ngay. Nếu trẻ chậm cao do thiếu hormone tăng trưởng (GH), việc điều trị cần...