CHỦ NHẬT, NGÀY 04 THÁNG 06 NĂM 2023 05:12

Cần triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để học sinh, giáo viên đến trường an toàn

15/03/2022 | 14:50
Đó là vấn đề được các đại biểu nhấn mạnh tại Phiên giải trình thứ 2 về nội dung: “Dạy học trong bối cảnh Covid-19” vừa được Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bảo đảm an toàn, sức khỏe cho giáo viên và học sinh

Phát biểu tại Phiên họp, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, hơn 2 năm qua, dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề tới các mặt đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là ngành Giáo dục. Kế hoạch năm học bị đứt đoạn, chương trình và nội dung giáo dục phải điều chỉnh; gần 20 triệu trẻ em, học sinh, sinh viên và hơn 1 triệu giáo viên phải tạm dừng đến trường, chuyển sang dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình trong nhiều tháng liên tiếp; hơn 70.000 sinh viên không thể ra trường đúng hạn. Việc học sinh phải ở nhà kéo dài, không có sự giao lưu, tiếp xúc trực tiếp đã ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục, sự phát triển phẩm chất, năng lực toàn diện của trẻ em, học sinh, đặc biệt là sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần.

Bên cạnh đó, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh gặp rất nhiều khó khăn cả về đời sống và trong hoạt động học tập: trẻ em mất đi môi trường lành mạnh để phát triển kiến thức, thể chất và tinh thần. Ðối với đa số học sinh, trường học là nơi thiết yếu để các em có thể giao lưu với các bạn cùng lứa tuổi, được hỗ trợ, tiếp cận các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc khuyến cáo việc đóng cửa các trường học đã tạo ra một cuộc khủng hoảng tiềm ẩn cho trẻ em. Ngoài sự chậm trễ trong việc học hành, nhiều trẻ em phải chịu sự cô lập xã hội và mức độ lo lắng tăng cao, thậm chí phải tiếp xúc với lạm dụng và bạo lực; một số nơi, việc đóng cửa trường học đã dẫn đến học sinh bỏ học, đi làm và kết hôn sớm.

“Tuy nhiên, việc mở cửa trường học trong bối cảnh hiện nay đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần tập trung giải quyết, đặc biệt là yêu cầu bảo đảm an toàn sức khỏe cho thầy cô giáo, các em học sinh và bảo đảm chất lượng giáo dục” - Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.

Ðối với việc thực hiện chủ trương mở cửa trường học, ông Trần Thanh Mẫn đề nghị làm rõ những khó khăn, thách thức đang đặt ra và các giải pháp để bảo đảm an toàn, sức khỏe cho giáo viên và học sinh, nhất là đối với học sinh dưới 12 tuổi chưa tiêm vaccine; nhìn nhận, đánh giá kết quả việc triển khai cùng lúc các phương thức dạy học, nhất là dạy học trực tuyến, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục và sự phát triển toàn diện cho trẻ em, học sinh, sinh viên.

Tại Phiên giải trình, đa số các đại biểu mong muốn lãnh đạo Bộ GD&ÐT, Bộ Y tế làm rõ hơn về việc tiêm vaccine cho học sinh, đặc biệt cho trẻ từ 5 tuổi đến 11 tuổi; triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch cho giáo viên, học sinh; chất lượng dạy học khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp...

Từ khi dịch bệnh Covid-19 diễn ra và học sinh phải học trực tuyến, Bộ trưởng Bộ GD&ÐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ đã nhận được những phản ánh, ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân, giáo viên, học sinh, phụ huynh. Theo đó, việc giảng dạy trực tuyến gặp một số vướng mắc, khó khăn như dạy và học bán trú khi học sinh đến trường; phát sinh ca F0, khoanh vùng và thời gian cách ly, chăm sóc, sàng lọc F0. Nỗi lo của phụ huynh đối với lứa tuổi từ 5 đến 12 tuổi khi chưa tiêm vaccine.

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ÐT Nguyễn Kim Sơn, việc cho học sinh quay trở lại trường là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, khi dịch bệnh phát sinh, các địa phương cần có sự ứng phó bao quát, đánh giá cụ thể. Khó có thể có phương án nào toàn diện mà chỉ chọn được phương án khả quan hơn cả tùy thuộc vào từng địa phương để có phương án giảng dạy, học tập phù hợp.

Bộ GD&ÐT đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch cho giáo viên, học sinh. Các địa phương cũng đưa ra các giải pháp tùy theo tình hình dịch bệnh. Việc tuyên truyền, tập huấn cho giáo viên về việc đảm bảo chất lượng giáo dục khi học sinh đến trường đã được phổ biến rộng rãi. Ngoài ra, Bộ GD&ÐT đang thống kê việc thừa thiếu giáo viên ở các địa phương để có giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục. 

Cần đảm bảo an toàn cho học sinh khi đến trường.

Cần đảm bảo an toàn cho học sinh khi đến trường.

Cần đánh giá toàn diện, đầy đủ tác động trước mắt và lâu dài của dịch Covid-19 tới hoạt động giáo dục

Kết luận phiên giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Ðắc Vinh đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành quan tâm một số vấn đề sau:

Thứ nhất, đề nghị Chính phủ sớm quan tâm triển khai bổ sung các gói hỗ trợ cho cơ sở giáo dục ngoài công lập, giáo viên ngoài công lập để tạo điều kiện khôi phục hoạt động dạy học trong tình hình mới. Tập trung triển khai nhanh gói tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên và chính sách hỗ trợ giáo viên dạy học trực tuyến trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương và tác động nặng nề đến giáo dục, đào tạo. Xem xét, có cơ chế miễn bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên trong thời điểm dịch bệnh. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em”. Tăng cường đầu tư hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, đường truyền Internet, phương tiện, điều kiện học tập của học sinh để bảo đảm triển khai hiệu quả phương thức dạy học trực tuyến; từng bước chuyển đổi số trong giáo dục. Tiếp tục chỉ đạo bộ, ngành, địa phương hoàn thiện kế hoạch, phương án tổ chức dạy học bảo đảm an toàn, linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, cơ sở giáo dục.

Thứ hai, đề nghị Bộ GD&ÐT, Bộ LÐ-TB&XH đánh giá toàn diện, đầy đủ tác động trước mắt và lâu dài của dịch Covid-19 tới hoạt động giáo dục ở tất cả cấp học và trình độ đào tạo; Xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch cụ thể dạy và học trong bối cảnh thích ứng an toàn với dịch bệnh; Phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn các địa phương, các cơ sở giáo dục hoàn thiện phương án tổ chức dạy học, tập huấn kịch bản ứng phó khi đưa học sinh, sinh viên trở lại trường học; Ðẩy mạnh hoạt động thông tin, truyền thông về hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch  Covid-19 hiệu quả, đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh, sinh viên. 

Thứ ba, đề nghị ngành GD&ÐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục bồi dưỡng, cũng cố kiến thức cho học sinh khắc phục những hạn chế bất cập trong thời gian học trực tuyến; chú trọng công tác tư vấn học đường để hỗ trợ học sinh sớm hòa nhập, trở lại trạng thái bình thường sau thời gian dài học trực tuyến; có kế hoạch học cập nhật, bổ sung kiến thức miễn phí cho học sinh.

Thứ tư, hoàn thiện các chính sách quản lý trong lĩnh vực giáo dục, bảo đảm sự đồng bộ, nhất quán giữa các chính sách từ cao xuống thấp, từ chính sách chung đến các chính sách đặc thù của ngành. Áp dụng linh hoạt hơn những tiêu chí đảm bảo chất lượng và phương pháp đánh giá, thực  hiện công bằng trong giáo dục và đào tạo.

Thứ năm, Bộ Y tế cần nghiên cứu, đánh giá rủi ro về sức khỏe đối với học sinh dưới 12 tuổi chưa tiêm vaccine, phối hợp với Bộ GD&ÐT có phương án cụ thể đảm bảo an toàn cho học sinh chưa tiêm phòng vaccine. Việc mở rộng đối tượng tiêm vaccine cho trẻ dưới 5 tuổi cần được thử nghiệm và triển khai từng bước thận trọng, khoa học để phụ huynh và xã hội yên tâm, ủng hộ.

Thái An
“Người mẹ thứ hai” của trẻ em nghèo vùng cao

“Người mẹ thứ hai” của trẻ em nghèo vùng cao

18 giờ trước

Cô giáo Lò Thị Bích Đào luôn tâm huyết, mong muốn đem con chữ và bữa ăn đủ dinh dưỡng đến với trẻ em nghèo nơi điểm trường khu Suối Chẹn, bản Cáy Kher, Trường Mầm non Ánh Dương....
Nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên về phòng ngừa và quấy rối tình dục trên không gian mạng

Nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên về phòng ngừa và quấy rối tình dục trên không gian mạng

1 năm trước

Phần lớn nam nữ thanh niên đều chưa hiểu rõ về quấy rối tình dục, chưa có đủ kiến thức về luật pháp và cách tự bảo vệ hay ứng phó khi là người trong cuộc và/hoặc chứng kiến sự...
Công an TP. Hồ Chí Minh bắt nhóm thiếu niên nhiều lần cướp giật tài sản

Công an TP. Hồ Chí Minh bắt nhóm thiếu niên nhiều lần cướp giật tài sản

1 năm trước

Phòng Cảnh sát hình sự - Công an TP. Hồ Chí Minh cho hay, bước đầu đã làm rõ các vụ cướp giật tài sản của băng cướp nhí, tuổi đời các đối tượng khá trẻ 15 đến 22 tuổi do Nguyễn Văn...
Trải nghiệm không gian “Làng trong phố” ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Trải nghiệm không gian “Làng trong phố” ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

1 năm trước

Dự kiến ngày 19/3, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia sẽ mang đến cho du khách tham quan không gian “Làng trong phố” ngay giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội, khi mùa hoa gạo nở rộ nhất trong năm.