THỨ BẨY, NGÀY 20 THÁNG 04 NĂM 2024 02:13

Cha mẹ lo lắng nên làm gì khi trẻ ngủ không sâu giấc?

17/11/2019 | 17:59

1. Mọc răng

Khi trẻ bước vào thời kỳ mọc răng nanh và răng hàm, việc ngủ sâu giấc “xuyên màn đêm” là điều khó có thể xảy ra. Giống như đau đầu, cảm giác đau âm ỉ hay ê buốt khi mọc răng thường dễ “quên đi” vào ban ngày nhưng sẽ cực kỳ “dữ dội” vào ban đêm.

Nếu trẻ mọc răng và thường quấy khóc vào ban đêm, trước tiên ba mẹ hãy thử sử dụng tiếng ồn trắng để đánh lạc hướng sự chú ý của bé con khỏi những cơn đau buốt âm ỉ khi nướu bị sưng. Nếu ba mẹ chưa từng áp dụng phương pháp này với bé con thì cũng đừng quá nôn nóng, hãy bắt đầu một cách “chậm mà chắc” ba mẹ nhé ! Ngoài ra, việc sử dụng acetaminophen hoặc ibuprofen trước khi đi ngủ 30 phút cũng cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Một biện pháp khắc phục cơn đau âm ỉ, nhức nhối khi mọc răng “xưa kia” mà ba mẹ có thể thử cho bé con đó là nhúng góc của một chiếc khăn mỏng trong nước táo và để chúng đông lạnh. Sau đó, hãy cho bé con nhai miếng vải đã được nhúng nước táo và làm lạnh qua đêm.

2. Táo bón và rối loạn tiêu hóa

Táo bón có thể khiến trẻ gắt gỏng và đau khổ. Khi cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường, gây đau bụng vào ban đêm sẽ nhanh chóng “đánh thức” trẻ tỉnh giấc và quấy khóc.

Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể gây nên nhiều ảnh hưởng không tốt tới quá trình phát triển của bé sau này, do đây là giai đoạn cơ thể trẻ cần một nguồn dinh dưỡng ổn định. Khi căn bệnh rối loạn tiêu hóa xuất hiện, lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể bị thiếu hụt đáng kể. Hậu quả là khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất và trí não, suy giảm hệ miễn dịch. Về sau, trẻ dễ tái phát rối loạn tiêu hóa khi có các tác nhân từ môi trường tấn công vào bộ máy tiêu hóa.

Điều trị táo bón cho trẻ cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh, trong đó điều chỉnh chế độ ăn chính là bước quan trọng nhất:

- Cho trẻ uống nhiều nước.

- Ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng như rau hoặc củ khoai lang, đu đủ, mồng tơi, chuối tiêu, cam, bưởi,...

- Cho trẻ dùng sữa không gây táo bón, có thể bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền với những trẻ đã có thể ăn dặm.

- Không cho những trẻ lớn ăn các loại hoa quả có vị chát như ổi, hồng xiêm hay bánh kẹo, nước uống có ga, cà phê,...

- Người mẹ bị táo bón khi nuôi con bú phải điều chỉnh kịp thời chế độ ăn.

- Cha mẹ cần tăng cường vận động cho bé (đối với trẻ lớn) hoặc massage bụng cho trẻ nhỏ.

- Tập cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ.

Nếu trẻ bị táo bón kéo dài trên 1 tuần, việc thay đổi chế độ ăn không mang lại hiệu quả, trẻ bị táo bón ngay sau khi sinh, có triệu chứng kém ăn, gầy sút cân,... thì cha mẹ nên cho trẻ đi khám để được điều trị kịp thời.

3. Khô họng và nghẹt mũi

Việc ngạt mũi ở trẻ nhỏ là điều không thể tránh khỏi khi mà yếu tố thời tiết thay đổi cũng như các tác nhân khác gây ra... Nghẹt mũi sẽ khiến cho các bé không thể thở bằng mũi và bắt buộc phải thở bằng miệng, “thói quen xấu” này sẽ dễ dẫn đến việc trẻ thường hay khó chịu, quấy khóc cũng như dễ mắc phải một số bệnh liên quan đến đường hô hấp... 

Dấu hiệu phổ biến nhất thường gặp là trẻ bị sổ mũi, thở khò khè và quấy khóc ở mức độ nhẹ. Một số biểu hiện đi kèm khác là hắt hơi, mũi đóng vảy, có đờm… Ở trẻ sơ sinh đang còn bú mẹ, ngạt mũi khiến trẻ khó bú, bú ngắt quãng, dễ bị sặc.

Trường hợp trẻ bị ngạt mũi nặng nhưng chưa biết khạc đờm sẽ khiến đờm khô cứng phía trong mũi, là “tên đầu sỏ” gây ra khó thở, phải thở bằng miệng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như ho khan, nôn mửa, khô tím môi, viêm họng… Khi chất nhầy gây ngạt mũi chảy xuống họng, trẻ sẽ ngứa rát cổ họng và sinh ra ho đờm.

Khi trẻ bị khô họng và nghẹt mũi, ba mẹ hãy thử đặt một chiếc khăn gấp dưới nệm để nâng đầu trẻ và bật máy tạo ẩm phun sương . Chỉ sử dụng nước muối sinh lý và làm sạch máy tạo độ ẩm mỗi ngày để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.Tuy nhiên, ba mẹ nên tránh sử dụng máy xông hơi nước nóng bởi nó có thể là “thủ phạm” khiến bé con bị bỏng nước khi  “tò mò” chạm vào. 

Hoàng Ngân/GĐTE - Nguồn: HappiestBaby

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.