THỨ BẨY, NGÀY 27 THÁNG 04 NĂM 2024 04:03

Cha mẹ “rối bời” với việc học online của trẻ hiện nay

20/10/2021 | 06:28
Suốt mấy tháng dịch dã hoành hành khắp thành thị tới nông thôn, ngoài những mất mát đau thương thì việc học của trẻ em gây nhiều lo ngại cho cha mẹ.

Việc số hoá toàn ngành giáo dục cho học sinh trong bối cảnh hiện tại vì diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 là giải pháp tình thế cấp thiết thay cho các lớp học truyền thống. Những hạn chế của việc học trực tuyến có thể kể đến như: trẻ nhỏ phải ngồi hàng giờ trước thiết bị điện tử để nghe các bài giảng, trẻ bị thụ động và thiếu sự tương tác bởi phương pháp giảng dạy quy củ, một chiều, số lượng học sinh mỗi lớp nhiều khiến giáo viên khó quản lý, phụ huynh không có đủ thời gian và kiến thức đồng hành cùng con qua lớp trực tuyến… 

 
Cha mẹ và trẻ gặp không ít khó khăn trong quá trình học trực tuyến

Cha mẹ và trẻ gặp không ít khó khăn trong quá trình học trực tuyến

Học sinh thiếu sự tương tác khi học trực tuyến  

Ở các lớp học truyền thống, thầy và trò trực tiếp học tập và giảng dạy, sự tương tác này giúp quá trình học tập của trẻ dễ dàng hơn, phong phú hơn và dễ tiếp thu hơn. Tuy nhiên, hầu hết các chương trình dạy học trực tuyến hiện nay, giáo viên chủ yếu thực hiện bài giảng một chiều, học sinh tiếp nhận qua các phương tiện, tương tác hạn chế, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giảng dạy.

Học sinh mất đi kỹ năng giao tiếp và hứng thú trong học tập

Phương pháp học trực tuyến hiện nay đang có xu hướng làm cho học sinh trở nên khép kín với xã hội. Các chuyên gia cảnh báo, thời gian học viên sử dụng các thiết bị học trực tuyến quá lâu khiến trẻ dễ mất tập trung, tránh né những câu hỏi của giáo viên, thiếu kỹ năng năng làm việc nhóm hoặc thảo luận về bài học. Về lâu dài sẽ dẫn đến thói quen cô lập với xã hội, mất đi kỹ năng cần thiết trong giao tiếp.Học tại lớp, trẻ không chỉ được nâng cao kỹ năng giao tiếp mà còn đam mê với việc học với các bài giảng thú vị tại lớp.

Khó khăn trong việc kiểm soát số lượng và chất lượng giảng dạy

Lớp học trực tuyến với số lượng học sinh trên dưới 40 học sinh trong 1 lớp khiến giáo viên gặp không ít trở ngại trong việc quản lý các em. Giáo viên rất khó kiểm soát được sĩ số lớp học cũng như khó theo dõi sát sao từng học viên trong giờ học. Việc phát biểu, nêu ý kiến của trẻ cũng bị ảnh hưởng khiến tình trạng lớp học bị xáo trộn, mất kiểm soát. Những lớp học quá đông rất khó để giáo viên quản lý trong quá trình giảng dạy.

Phương pháp giảng dạy hàn lâm, trẻ khó tiếp thu

Giáo dục trực tuyến có xu hướng tập trung vào lý thuyết hơn là thực hành, thầy cô không thể quan sát trực tiếp từng học sinh, trẻ nhanh chóng xao lãng và mất tập trung vào bài giảng khi không được nhắc nhở. Bên cạnh đó, nếu giáo án không đủ sự hấp dẫn, kích hoạt sự thích thú của trẻ sẽ xảy ra tình trạng dễ chán nản và hình thành thói quen “học vẹt”, đối phó với giáo viên. Những bài giảng quá hàn lâm so với độ tuổi của trẻ sẽ xảy ra tình trạng dễ chán nản và hình thành thói quen “học vẹt”, đối phó với giáo viên.

Phụ huynh không có đủ thời gian và kiến thức đồng hành cùng con qua lớp trực tuyến

Ngoài việc đòi hỏi sự tự giác và độc lập trong học tập của từng cá nhân học viên, bậc cha mẹ cũng rất đau đáu trong việc kiểm soát trẻ sử dụng thiết bị điện tử, đăng ký các khoá học phù hợp, theo dõi quá trình học tập cũng như tạo không gian thoải mái cho các em dễ dàng học hỏi.

Việc chưa thể đi học lại vì dịch, tạm thời chuyển sang học online đã khiến các bậc phụ huynh gánh trên vai nhiều trách nhiệm hơn trong việc hỗ trợ học tập cho con em mình ở nhà. Một số phụ huynh cho biết họ cảm thấy khá khó khăn trong việc hỗ trợ con em mình học trực tuyến vì phải cân bằng công việc riêng, chăm sóc gia đình và theo sát trẻ học online vì không phải hộ gia đình nào cũng có đủ thời gian để đồng hành cùng con trong các khóa học trực tuyến.

Nhìn chung, học trực tuyến trong thời đại dịch này là điều cấp thiết và là giải pháp tối ưu cho ngành giáo dục thế giới. Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng không thể phủ nhận những lợi ích như sự an toàn, tiết kiệm thời gian và chi phí, có thể học mọi lúc, mọi nơi, rèn luyện kỹ năng tập trung, lựa chọn những khoá học từ xa tiện lợi,… dành cho trẻ. Tóm lại, để có một môi trường học tập tốt giúp trẻ phát triển toàn diện, dù là lớp học truyền thống hay trực tuyến đều đòi hỏi rất nhiều sự cố gắng, ý thức và sự đồng hành của giáo viên, học sinh và cả bậc phụ huynh. Ngoài ra, việc lựa chọn khóa học phù hợp, chất lượng cao cũng là yếu tố quan trọng để tạo nên niềm đam mê, hứng thú cho trẻ trong việc học trực tuyến trong giai đoạn bình thường mới.

Can Khương
Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

5 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...
5 điều bố mẹ cần biết về tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em

5 điều bố mẹ cần biết về tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em

2 năm trước

Tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em vì sao là vô cùng quan trọng? Trẻ em tiêm vaccine sẽ gặp những tác dụng phụ gì và cần xử trí ra sao? Vaccine nào sẽ sử dụng cho trẻ em?
Sớm hoàn thiện chính sách hỗ trợ phụ nữ, trẻ em khó khăn do đại dịch Covid-19

Sớm hoàn thiện chính sách hỗ trợ phụ nữ, trẻ em khó khăn do đại dịch Covid-19

2 năm trước

Tại Thông báo số 270/TB-VPCP ngày 18/10/2021 của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với các bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện Tờ trình và...
Nhiều mô hình chống xâm hại và bảo vệ trẻ em ở Tiền Giang

Nhiều mô hình chống xâm hại và bảo vệ trẻ em ở Tiền Giang

2 năm trước

Trước thực trạng trẻ em bị bạo lực, xâm hại vẫn còn xảy ra và diễn biến phức tạp ở một số địa phương, các cấp ban ngành tỉnh Tiền Giang, nhất là Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) ...