THỨ SÁU, NGÀY 19 THÁNG 04 NĂM 2024 12:24

Cha mẹ thiếu kiến thức gia đình, con dễ bị bạo hành

29/01/2022 | 07:35
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa tổ chức buổi Tọa đàm khoa học về phòng, chống bạo lực đối với trẻ em trong môi trường gia đình.
Xây dựng gia đình hạnh phúc, các bậc phụ huynh rất cần được trang bị kiến thức chuẩn về gia đình. Ảnh minh họa

Xây dựng gia đình hạnh phúc, các bậc phụ huynh rất cần được trang bị kiến thức chuẩn về gia đình. Ảnh minh họa

Trong thời gian gần đây, trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em với tính chất nghiêm trọng gây bức xúc lớn đối với dư luận xã hội. Nhất là khi trẻ em bị xâm hại, bạo hành bởi chính những thành viên thân thuộc, gần gũi trong gia đình – môi trường đáng ra phải là nơi an toàn đối với trẻ.

Theo luật sư Tô Văn Hoà, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Luật, công tác phòng, chống bạo lực đối với trẻ em trong môi trường gia đình đang là chủ đề “nóng” thời gian vừa qua. Ông mong muốn các luật sư, các nhà hoạt động xã hội, các chuyên gia tâm lý… cùng thảo luận và đưa ra những giải pháp về phòng, chống bạo lực với trẻ em cũng như thể hiện nhận thức về vai trò, trách nhiệm của giới luật gia, của giảng viên và sinh viên trong các trường luật để chung tay phòng, chống bạo lực đối với trẻ em. Đáp ứng những kỳ vọng của xã hội đối với cơ sở đào tạo luật hàng đầu như Đại học Luật Hà Nội.

Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu tham dự đã tập trung trình bày, phân tích và trao đổi một số nội dung về thực trạng bạo lực đối với trẻ em, bạo lực trẻ em trong môi trường gia đình từ những vụ việc thực tiễn có tính thời sự ở Việt Nam hiện nay. Cùng với đó là các vấn đề pháp lý về phòng, chống bạo lực đối với trẻ em, trong đó có bạo lực gia đình…

Chia sẻ về những vụ việc trên, TS Đào Lệ Thu, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu so sánh luật công, Viện luật so sánh, Đại học Luật Hà Nội cho rằng, trước thực trạng trẻ em bị đánh đập, xâm hại như hai vụ bạo hành tại TP.HCM và Hà Nội gây rúng động dư luận thời gian vừa qua, dư luận đã rất quan tâm, bức xúc, lên án các hành vi tàn ác đó. "Tôi là một người mẹ nên rất đau lòng, mỗi lần đọc tin là khóc. Nhưng là người làm trong ngành Luật, tôi mong sớm tìm ra nguyên nhân của hành vi bạo hành, để giải quyết tận gốc, để mong muốn tội phạm ấy, hành vi ấy cần dừng lại trước khi quá muộn.

Trẻ luôn cần được sự quan tâm, yêu thương từ phía gia đình. Ảnh: Lê Hoàng Vũ

Trẻ luôn cần được sự quan tâm, yêu thương từ phía gia đình. Ảnh: Lê Hoàng Vũ

Bà cho rằng, nếu mọi người có kết nối thì sự thờ ơ vô cảm sẻ bớt đi, truyền thống nhân hậu của người Việt Nam sẽ được phát huy trở lại góp phần giảm thiểu nạn bạo hành trẻ em. “Tôi không muốn, trước mỗi thông tin tiêu cực về trẻ em, xã hội bày tỏ sự xúc động, bức xúc, phẫn nộ trong thời gian xảy ra vụ việc thôi, nhưng sau đó chúng ta lại ngủ quên và không hành động gì để ngăn ngừa bạo hành trẻ em", bà Thu nhấn mạnh.

Theo TS Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh, trưởng bộ môn Tội phạm học, Đại học Luật TP.HCM cho rằng, trẻ em là đối tượng yếu thế, không có khả năng tự vệ và thường bị xâm hại tình dục, ảnh hưởng sức khoẻ, tính mạng. Nguyên nhân chính xuất phát từ sự nóng giận, stress của người lớn không biết giải toả ra sao nên trút vào trẻ. "Nguyên nhân gián tiếp chính là quan niệm sai lầm chưa thể khắc phục được ngay ở Việt Nam là "thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi". Ở đó mặc nhiên người lớn có quyền đánh trẻ con, để xác định quyền lực và vị trí của mình trong xã hội. Nhưng khi có ai đó phát giác ra hành vi bạo lực của cha mẹ với con cái trong nhà, báo cáo các cơ quan chức năng thì bị coi đó là chuyện nội bộ gia đình, nên chần chừ can thiệp. Đôi khi sự can thiệp muộn, đã để lại hậu quả không nhỏ đối với trẻ em", TS Khánh cho hay.

Môt cuộc thi vẽ nhằm nâng cao ý thức phòng chống bạo lực, xâm hại cho trẻ em.

Môt cuộc thi vẽ nhằm nâng cao ý thức phòng chống bạo lực, xâm hại cho trẻ em.

Ngoài ra, theo TS Khánh, nhiều người ở Việt Nam chưa sẵn sàng tâm lý làm cha mẹ, đôi khi có con là điều ngoài ý muốn. Đặc biệt khi ly hôn, việc giành giật nuôi con không phải từ tình thương, mà chỉ để trả thù bạn đời. "Gần đây chúng ta có thể thấy cha đẻ lạm dụng con đẻ dẫn tới mang thai, mẹ kế bố dượng đánh đập con riêng của vợ/chồng tới chết. Khiến chúng ta có cảm giác xã hội ngày càng bạo lực hơn và tính chất, hình thức, hậu quả của hành vi của bạo lực trẻ em trong gia đình ngày càng gia tăng. Nhiều khi đứa trẻ không chịu được bạo hành đã tìm tới cái chết. Do đó kỹ năng làm cha mẹ đang là khoảng trống rất lớn, là nguyên nhân chính khiến trẻ em bị bạo hành. Bạo lực trẻ em cũng phản ánh tình trạng xã hội, các cặp vợ chồng mải miết lo làm ăn kiếm sống mà bỏ trống, quên mất mảng giáo dục, đặc biệt là giáo dục gia đình. Nền giáo dục quá tách rời thực tiễn xã hội khiến người Việt Nam thiếu đi những kỹ năng hành xử sao cho hài hoà", TS Khánh bày tỏ.

Cũng theo các chuyên gia, một trong những điểm chung dẫn đến bạo hành trẻ em trong gia đình xuất phát từ tình trạng cha mẹ thiếu kiến thức về gia đình, chưa thực sự hiểu về quyền của trẻ em cũng như thiếu quan tâm dẫn sâu sát đến cọn sau khi cha mẹ ly hôn.

Kết quả giám sát của Quốc hội công bố mới đây cũng cho thấy, gia đình vốn được xem là môi trường an toàn nhất với trẻ em, song lại xảy ra nhiều vụ xâm hại trẻ em ngay tại gia đình. Những địa phương, trẻ em bị xâm hại bởi chính người ruột thịt, người thân thích chiếm tỷ lệ cao như: Hà Tĩnh 67,6%, Hà Nội 51,9%, Bà Rịa Vũng Tàu 33%…

Còn theo thống kê của Tổng đài bảo vệ trẻ em 111 (trong tổng số các cuộc gọi đến), số vụ bạo lực trẻ em do người thân trong gia đình gây ra chiếm tới 65,88%.

XQ
Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

4 tháng trước

Tại Quảng trường Đại đoàn kết, thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, tối 11/11 đã khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch, liên hoan trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên Gia Lai 2023 với chủ đề “Gia...
Cậu bé 11 tuổi tự nấu ăn, mơ ước về những bữa cơm có đầy đủ ba mẹ

Cậu bé 11 tuổi tự nấu ăn, mơ ước về những bữa cơm có đầy đủ ba mẹ

2 năm trước

Khi mong ước tưởng chừng rất giản dị của trẻ nhưng đôi khi lại trở nên quá khó khăn với phụ huynh như: bữa cơm gia đình đầy đủ thành viên mỗi ngày.
Bắt khẩn cấp đối tượng 18 tuổi có hành vi dụ dỗ quan hệ tình dục với bé gái 12 tuổi

Bắt khẩn cấp đối tượng 18 tuổi có hành vi dụ dỗ quan hệ tình dục với bé gái 12 tuổi

2 năm trước

Theo thông tin từ cơ quan Công an, N.T.H (sinh năm 2004) có quen biết bé gái N.T.T.N (SN 2009) qua mạng xã hội Facebook. Sau đó H. thường xuyên nhắn tin tán tỉnh và gạ gẫm, rủ N.T.T.N đến nhà mình và...
184 học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2021-2022

184 học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2021-2022

2 năm trước

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Đội tuyển học sinh giỏi thành phố Hà Nội tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2021-2022 có 184 học sinh, dự thi ở 12 môn thi. Đây là những học...
Các cháu tàn tật mồ côi cần được chăm sóc bằng tấm lòng của cha mẹ

Các cháu tàn tật mồ côi cần được chăm sóc bằng tấm lòng của cha mẹ

2 năm trước

Đây là thông điệp mà Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn truyền tải tới các cán bộ, nhân viên khi tới thăm, chúc Tết và tặng quà Trung tâm Bảo trợ trẻ em tàn tật mồ côi Thị Nghè,...