THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 02:25

Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh

19/10/2021 | 21:03
Chăm sóc trẻ sơ sinh nói chung là việc làm đòi hỏi tính cẩn thận và tỉ mỉ của người mẹ rất cao. Nhất là những bạn trẻ lần đầu làm mẹ đôi khi còn vụng về và nhiều lo lắng, nhất là việc chăm sóc da cho em bé. Để giúp cha mẹ giảm bớt những lo lắng, sau đây là những cách cơ bản về chăm sóc da cho trẻ.
Chăm sóc da cho trẻ. Ảnh minh họa

Chăm sóc da cho trẻ. Ảnh minh họa

Màu sắc da: Da em bé rất mỏng và nhạy cảm nên cha mẹ cần chú ý và chăm sóc một cách cẩn thận. Vài phút đầu sau khi sinh, da của bé có màu xanh nhưng sau đó màu sắc cơ thể bé chuyển từ xanh sang hồng hào. Bắt đầu từ ngày thứ 2 hoặc thứ 3, trẻ có hiện tượng vàng da sinh lý và đạt đỉnh điểm vào ngày thứ 3, thứ 4 nhưng sau đó sẽ giảm dần. Đến 15 ngày tuổi trẻ bị vàng da thì nên cho trẻ đi khám vì có thể phải chiếu đèn. Sau 15 ngày tuổi, trẻ vàng da nhẹ, bú tốt, tăng cân thì mẹ không cần lo lắng gì, thường 1 tháng sau trẻ sẽ tự hết.

Hăm tã: Là tình trạng viêm da kích ứng. Vùng da ở mông, ở vùng kín của trẻ xuất hiện vết mẩn đỏ nhẹ, lan rộng ở các ngấn, kẽ vùng bẹn, mông, đùi. Trẻ hay khóc vì ngứa ngáy, khó chịu. Mức độ hăm tã nặng nề có thể gây ra tình trạng đau rát, thậm chí chảy máu.

Nguyên nhân thường do tã lót không thoải mái, đóng bỉm quá chặt hoặc dùng loại tã lót kém chất lượng, chất liệu nhiều nylon gây bí da hoặc tiếp xúc chất thải bài tiết. Chính vì vậy, mẹ nên kiểm tra tình trạng bỉm tã của trẻ sơ sinh, chọn loại tã tốt, sử dụng chất liệu thông thoáng thân thiện và thường xuyên thay tã để tránh hiện tượng hăm da. Tuy nhiên, một khi đã bị hăm, bạn nên tránh cho trẻ sử dụng tã thời gian dài. Vùng da quanh tã thông thoáng, khô ráo sẽ mau lành hơn.

Mẹ cũng bỏ ngay thói quen sử dụng phấn rôm cho bé. Loại phấn này không những không giảm được viêm da mà còn bít lỗ chân lông, làm bệnh nặng hơn. Thành phần phấn rôm có bột talc, muối canxi, kẽm, chất béo, chất tạo hương sẽ gây hại cho đường hô hấp của bé.

Đổ mồ hôi trộm: Mồ hôi ở trẻ thường do thời tiết và khả năng điều tiết mồ hôi của hệ thần kinh thực vật chưa hoàn chỉnh, do vậy nếu trẻ vẫn bú tốt, lên cân đều thì không liên quan đến yếu tố dinh dưỡng, cha mẹ không cần lo lắng quá, chỉ cần lau mồ hôi và thay quần áo cho trẻ tránh bị để ẩm.

Chàm sữa: Hay còn gọi là viêm da cơ địa là bệnh không lây, có yếu tố di truyền. Trẻ thường có biểu hiện đỏ da, khô da, hay gặp ở hai má, vùng mặt, có thể toàn thân, gây cho trẻ ngứa ngáy khó chịu, ngủ không ngon. Cần để không gian thoáng mát, nếu cha mẹ đắp các loại lá cây hay các mẹo dân gian có thể gây nên tình trạng bội nhiễm da. Có thể sử dụng các thuốc bôi mềm da, nếu tình trạng nặng hoặc không đỡ thì đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Bên cạnh đó mẹ nên kiểm tra các khiếm khuyết trên da. Ví dụ như các vết bớt, được hình thành sau khi sinh hoặc phát triển sau này, để mẹ có cách xử lý sớm xóa đi, không ảnh hướng nhan sắc sau này của trẻ.

KT (st)
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Bảo vệ, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em trong và sau đại dịch Covid-19

Bảo vệ, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em trong và sau đại dịch Covid-19

2 năm trước

Dịch bệnh Covid-19 đã và đang diễn biến vô cùng phức tạp, tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống của người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Tiếp nhận các khóa học bổng online cho thanh thiếu niên tại TP HCM

Tiếp nhận các khóa học bổng online cho thanh thiếu niên tại TP HCM

2 năm trước

Chào mừng kỷ niệm 65 năm Ngày Truyền thống Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và 39 năm Ngày Truyền thống thanh niên công nhân TP HCM, các doanh nghiệp kiều bào đã trao tặng những phần học...
Giúp trẻ đối phó với căng thẳng và lo lắng trong đại dịch

Giúp trẻ đối phó với căng thẳng và lo lắng trong đại dịch

2 năm trước

Covid-19 đã chuẩn bị bước sang năm thứ ba, và đại dịch này đang tiếp tục tác động nặng nề lên sức khỏe tâm thần cũng như điều kiện sống của trẻ em và thanh thiếu niên.