THỨ SÁU, NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2024 09:25

Chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi Covid-19

02/08/2022 | 14:11
Tình trạng trẻ em và vị thành viên gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần (SKTT) là một vấn đề xã hội cần đặc biệt lưu tâm, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm lý, tâm thần của trẻ em.
Đại dịch Covid-19 có thể sẽ tác động đến SKTT trẻ em và thanh thiếu niên trong nhiều năm. Ảnh KT

Đại dịch Covid-19 có thể sẽ tác động đến SKTT trẻ em và thanh thiếu niên trong nhiều năm. Ảnh KT

Rất ít trẻ vị thành niên gặp vấn đề SKTT được điều trị hay hỗ trợ

Theo ông Ðặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LÐ-TB&XH), vấn đề người mắc rối loạn SKTT vẫn đang có xu hướng gia tăng trên toàn cầu. Ðại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến SKTT của thanh thiếu niên và họ có nguy cơ tự sát và tự làm hại bản thân một cách bất cân đối (WHO). Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cũng cảnh báo, Covid-19 có thể sẽ tác động đến SKTT của thanh thiếu niên trong nhiều năm tới.

Tại Việt Nam, có khoảng 8-20% trẻ em và trẻ vị thành niên gặp các vấn đề SKTT chung như: lo lắng, trầm cảm, khó điều chỉnh cảm xúc, ý định tự tử và sử dụng chất kích thích - có thể là kết quả của các yếu tố xã hội và môi trường: gia đình (quan hệ giữa cha mẹ và con cái, SKTT của người chăm sóc…) và trường học. Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ bổ sung bao gồm: cô lập cảm xúc, nghiện công nghệ, thiếu lòng tự trọng, nhận thức tiêu cực về ngoại hình, các quy tắc có vấn đề ở gia đình, tình trạng kinh tế xã hội thấp, áp lực học tập, các mối quan hệ lãng mạn và ngược đãi trẻ em bao gồm lạm dụng thể chất, tình cảm và tình dục, giới tính nữ, tuổi vị thành niên, tình trạng di cư.

Một nghiên cứu của UNICEF cho thấy, khoảng 26% học sinh có nguy cơ gặp các vấn đề SKTT từ trung bình đến cao (học sinh tự đánh giá). Nghiên cứu khác chỉ ra, 12% số trẻ em và trẻ vị thành niên (hơn 3 triệu) có vấn đề SKTT và cần sử dụng dịch vụ hỗ trợ. Tương tự với xu hướng toàn cầu, trẻ em trai tại Việt Nam có tỉ lệ rối loạn hành vi cao hơn, và trẻ em gái có tỉ lệ gặp vấn đề cảm xúc như lo âu và trầm cảm cao hơn.

Tuy vậy, có rất ít trẻ vị thành niên gặp vấn đề SKTT được điều trị hay hỗ trợ, một phần bởi sự thiếu hiểu biết về các vấn đề SKTT, kỳ thị xã hội, cũng như các dịch vụ và nguồn lực chăm sóc SKTT còn hạn chế. Chăm sóc SKTT tập trung nhiều vào việc điều trị, chăm sóc người đã bị tâm thần, công tác phòng ngừa để không dẫn đến các tổn thương về tâm thần, tâm lý ở trẻ em còn thiếu. Chúng ta chưa có một chương trình riêng về chăm sóc SKTT trẻ em, đặc biệt để khắc phục những ảnh hưởng lâu dài của dịch bệnh, thiên tai - Một chương trình cần có sự can thiệp đa ngành Y tế, Giáo dục, An sinh xã hội để đưa lại hiệu quả cao nhất (theo khuyến nghị mới đây nhất của UNICEF).

Trong bối cảnh đó, ngày 31/12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 36/CT-TTg về tăng cường giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Nhiệm vụ xây dựng một chương trình riêng về chăm sóc SKTT trẻ em, đặc biệt để khắc phục những ảnh hưởng lâu dài của dịch bệnh, thiên tai, có sự can thiệp đa ngành Y tế, Giáo dục, An sinh xã hội để đưa lại hiệu quả cao nhất là vô cùng cần thiết. Hiện, Bộ LÐ-TB&XH đang hợp tác với UNICEF xây dựng Chương trình chăm sóc SKTT trẻ em mồ côi, trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, trẻ em di cư dựa vào cộng đồng giai đoạn 2022-2030. Bộ GD&ÐT cũng đang dự thảo Chương trình Giáo dục SKTT của trẻ em, học sinh giai đoạn 2022-2025.

Bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương tư vấn sức khỏe cho gia đình có trẻ bị trầm cảm. Ảnh CTV

Bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương tư vấn sức khỏe cho gia đình có trẻ bị trầm cảm. Ảnh CTV

Chăm sóc SKTT - chú trọng công tác phòng ngừa

Bà Nguyễn Thị Y Duyên - chuyên gia về chăm sóc, bảo vệ trẻ em của UNICEF tại Việt Nam cho biết, UNICEF cam kết hỗ trợ kỹ thuật để Việt Nam xây dựng và hoàn thiện chương trình nhiều ý nghĩa này. Trong quá trình xây dựng Chương trình, cần lưu ý: Việc xây dựng phải đáp ứng yêu cầu bảo đảm quyền trẻ em; Cần dựa trên những nguyên tắc, kinh nghiệm, khuyến nghị quốc tế; Các chính sách cần xem xét trên bình diện tổng thể, liên kết với các chương trình, đề án đã ban hành, mang tính chất bổ sung, giúp các chương trình đã có vận hành hiệu quả hơn; Cần tăng cường phối hợp liên ngành, đòi hỏi sự tham gia tích cực, có chất lượng của các đơn vị liên quan trong tiến trình này.

Tại Hội thảo kỹ thuật “Xây dựng Chương trình chăm sóc SKTT, chăm sóc trẻ em mồ côi, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bới dịch Covid-19, trẻ em di cư giai đoạn 2022-2030” do Cục Trẻ em (Bộ LÐ-TB&XH) phối hợp với UNICEF tại Việt Nam tổ chức cuối tháng 6/2022, bác sĩ Nguyễn Trọng An, điều phối viên Liên minh Phòng, chống các bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN) lưu ý, việc chăm sóc SKTT và tâm lý xã hội không thể tách rời với tất cả các hoạt động chăm sóc sức khỏe nói chung, bảo đảm trẻ em được phát triển khỏe mạnh, đầy đủ và toàn diện. Trong đó, đặc biệt chú ý nhiệm vụ phòng ngừa và cần có những chính sách xã hội đúng hướng, phù hợp với trẻ em. Các cấp, các ngành làm tốt công tác SKTT và tâm lý xã hội với trẻ em sẽ đem lại những lợi ích không nhỏ cho trẻ em cũng như sự ổn định và phát triển nền kinh tế - xã hội của Việt Nam trong tương lai.

Cũng tại Hội thảo trên, một số khuyến nghị về chăm sóc SKTT và tâm lý xã hội cho trẻ em đã được đưa ra, bao gồm:

Một là: Hỗ trợ nâng cao SKTT và tâm lý xã hội cho trẻ em và thanh niên. Trọng tâm vào công tác phòng ngừa thông qua trang bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết; trang bị cho giáo viên và cha mẹ kiến thức xác định các dấu hiệu cảnh báo về trẻ em hoặc trẻ vị thành niên có thể có các vấn đề SKTT; Giảm áp lực học tập - đánh giá lại các chương trình giáo dục; Ðầu tư phát triển tư vấn tâm lý cho các trường, đặc biệt cho trẻ em dân tộc thiểu số; Trang bị cho phụ huynh kỹ năng chăm sóc SKTT/tâm lý xã hội cho trẻ.

Hai là: Tiếp tục nghiên cứu và cải thiện tốt hơn việc thu thập dữ liệu/bằng chứng: Rà soát mạng lưới và chất lượng các dịch vụ; Thu thập dữ liệu toàn quốc về biểu hiện và mức độ phổ biến của các rối loạn tâm thần và các vấn đề tâm lý xã hội; Cải thiện cơ chế báo cáo giám sát và đánh giá ở tất cả các cấp; Phân tích sâu hơn về các mối liên quan với các chuẩn mực xã hội có đặc thù tiềm ẩn về giới có ảnh hưởng; Nên thí điểm các mô hình cộng tác và chương trình trong các trường học, các quận/ huyện hoặc các tỉnh/ thành…

Vi Hương
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Thí sinh lưu ý tránh nhầm điểm sàn với điểm chuẩn đầu vào đại học

Thí sinh lưu ý tránh nhầm điểm sàn với điểm chuẩn đầu vào đại học

1 năm trước

Hàng loạt các trường đại học đã công bố điểm sàn xét tuyển đại học 2022 với đa số mức điểm từ 20 trở lên. Thí sinh cần tham khảo điểm trúng tuyển các năm gần nhất để đăng...
Thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân và người thu nhập thấp

Thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân và người thu nhập thấp

1 năm trước

Sáng 1/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp. Hội nghị được kết hợp trực tiếp và trực...
Sách 'Virus không cố ý! - Câu chuyện về virus, vi khuẩn và COVID-19'

Sách "Virus không cố ý! - Câu chuyện về virus, vi khuẩn và COVID-19"

1 năm trước

Cuốn sách "Virus không cố ý! - Câu chuyện về virus, vi khuẩn và COVID-19" vừa được ra mắt nhằm góp phần nâng cao nhận thức cho trẻ em và các gia đình về những nguy cơ có thể đến đại dịch...
3 trường đại học hàng đầu Việt Nam hợp tác với Mỹ để đổi mới giáo dục

3 trường đại học hàng đầu Việt Nam hợp tác với Mỹ để đổi mới giáo dục

1 năm trước

Ngày 1/8, Mỹ khởi động dự án hợp tác giáo dục đại học kéo dài 5 năm với 3 trường đại học hàng đầu của Việt Nam với ngân sách 14,2 triệu USD.