THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 08:53

Chàng trai khiếm thị mong muốn cải thiện sự tiếp cận và hòa nhập cho người khuyết tật

05/10/2022 | 07:43
Gia cảnh khó khăn, lại bị khiếm thị, song hoài bão bước chân vào cánh cổng đại học và mong muốn cải thiện sự tiếp cận và hòa nhập cho người khuyết tật đã luôn là động lực thôi thúc chàng trai trẻ Nguyễn Thành Vinh vượt qua nghịch cảnh. Vinh vui mừng khi nhận được với học bổng danh giá Chevening để học Thạc sĩ Giáo dục đặc biệt tại Vương quốc Anh.

Giáo dục cho học sinh khiếm thị đã luôn là động lực thôi thúc Nguyễn Thành Vinh từ thời thơ ấu khi anh gần như phải bỏ học phổ thông. Tốt nghiệp Đại học RMIT Việt Nam nhờ sự hỗ trợ của Học bổng Chắp cánh ước mơ mà nhà trường dành trao cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, Vinh từ lâu đã nhận ra rằng trải nghiệm thời trung học đầy khó khăn không phải vì năng lực bản thân mà đa phần đến từ việc giao tiếp thiếu hiệu quả và thiếu hiểu biết giữa học sinh và giáo viên.

Anh Nguyễn Thành Vinh

Anh Nguyễn Thành Vinh

Vinh nhớ lại, hồi đó tôi là dạng học sinh cá biệt luôn khiến thầy cô phải nhức đầu, điều mà tôi chưa bao giờ lý giải được tại sao cho đến mãi sau này. Đó không phải là vì kỹ năng của giáo viên, cũng chẳng phải do năng lực học của tôi. Tôi chỉ không biết làm sao để truyền đạt nhu cầu của mình tới giáo viên.

Ước nguyện trở thành một nhà giáo có thể mang đến càng nhiều lợi ích càng tốt cho học viên của mình trở nên mãnh liệt hơn trong thời gian Vinh học về Truyền thông chuyên nghiệp. “Tấm bằng đã dạy tôi làm thế nào để truyền đạt rõ ràng ý mình muốn, cũng như xây dựng cầu nối để học viên và giáo viên có thể hiểu nhau”, Vinh nói.

Chia sẻ về kinh nghiệm về việc hiểu biết lẫn nhau có thể dẫn đến những thay đổi sâu sắc như hiện thời, Vinh kể về về trải nghiệm của mình với một trong những giảng viên – Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải Đăng - nguồn cảm hứng thôi thúc Vinh theo đuổi hoài bão của mình. “Để thuận lợi cho người khiếm thị, tôi đã thương lượng với cô Đăng để thiết lập một kế hoạch đánh giá tiếp cập toàn diện riêng với bài nghiên cứu theo dạng podcast – thay vì làm các bài tập chủ yếu sử dụng nhiều hình ảnh”.

Chàng trai trẻ đã nỗ lực vượt bậc để tăng cường hiểu biết và thúc đẩy thay đổi trên diện rộng qua nhiều hoạt động khác nhau, trong đó có việc thuyết trình tại RMIT TEDx và tại PricewaterhouseCoopers (PwC), và tham gia vào một buổi trò chuyện trao đổi của Đài truyền hình quốc gia về chủ đề người có nhu cầu đặc biệt, sự đa dạng và bao hàm.

Hiểu biết sâu sắc của Vinh về công nghệ hỗ trợ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tính tiếp cận của mô đun học tập tương tác dành cho người dùng trình đọc màn hình dành cho sinh viên có nhu cầu đặc biệt. Là một phần trong công việc tư vấn của mình, Vinh đã giúp ra mắt RMIT Access (một sáng kiến nhằm đảm bảo tài liệu học tập được thể hiện trong định dạng để tất cả sinh viên có thể truy cập), tổ chức hội thảo về khoa học cung cấp thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, đồng thời dẫn chương trình hội thảo Thực hành Tiếp cận và Hội nhập trong giáo dục đại học kéo dài hai ngày trong năm 2020.

Sau khi tốt nghiệp đại học, Vinh quyết định thực hiện kế hoạch lấy bằng thạc sĩ về giáo dục đặc biệt. Thời gian giãn cách vì đại dịch, Vinh đã nâng cao kỹ năng dạy học trực tuyến của bản thân từ việc xem các video trên YouTube, tham dự các lớp học tương tự, đọc nhiều tài liệu về tổ chức các lớp học trực tuyến, học các bí quyết học tập đặc biệt hữu ích với học viên khiếm thị. Và còn tự tin đưa toàn bộ các lớp học của anh lên trực tuyến thành công.

Chàng trai trẻ đầy quyết tâm còn đưa ra sáng kiến thành lập ScriVi (chữ kết hợp giữa scrivener – người phác thảo tài liệu và vision – tầm nhìn, hay Việt Nam) nhằm trang bị cho các thành viên khiếm thị kỹ năng chuyển âm thanh thành chữ viết chuyên nghiệp nhằm cung cấp dịch vụ này cho các nhà nghiên cứu, nhà báo…

“Tháng 4/2021 đánh dấu thành tựu mới của ScriVi khi tôi thành công ký kết một hợp đồng quan trọng với Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU)”, Vinh tự hào chia sẻ. Hiện đã bắt đầu hành trình tại Đại học Exeter, Vinh vô cùng hứng khởi với những gì tấm bằng này có thể đem đến cho anh.

Chàng trai trẻ đầy hoài bão mong muốn cải thiện sự tiếp cận và hòa nhập cho người khuyết tật từ phương diện cá nhân và phi cá nhân. 

Việt Cường
Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

4 tháng trước

Nhằm động viên, chia sẻ và đồng hành cùng nhà trường và các em học sinh vùng khó khăn, các nhà hảo tâm đã tổ chức Chương trình “Chia sẻ yêu thương” lần thứ 20 tại xã Phình Hồ...
Chung tay vì sự bình đẳng, hòa nhập của trẻ em khiếm thị

Chung tay vì sự bình đẳng, hòa nhập của trẻ em khiếm thị

1 năm trước

Ngày 26/8, tại Hà Nội, Hội Người mù Việt Nam tổ chức diễn đàn “Trẻ em khiếm thị Việt Nam” lần thứ nhất chủ đề "Chung tay vì sự bình đẳng, hòa nhập của trẻ em khiếm thị" với...
Tiền Giang: Bồi dưỡng giáo viên dạy học sinh khiếm thính

Tiền Giang: Bồi dưỡng giáo viên dạy học sinh khiếm thính

1 năm trước

Ngày 14/5, tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh Tiền Giang, Sở Giáo dục - Đào tạo phối hợp với Ban quản lý Dự án Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh khiếm thính...
Chàng trai khiếm thị với mong muốn bảo vệ trẻ em

Chàng trai khiếm thị với mong muốn bảo vệ trẻ em

2 năm trước

Chàng cử nhân khiếm thị Hoàng Nhật Minh rất vui vì có thể giúp đỡ cho cộng đồng tốt hơn khi làm việc tại Saigon Children, một tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ trẻ em và thanh thiếu niên có...