THỨ TƯ, NGÀY 24 THÁNG 04 NĂM 2024 09:19

Chi trả điện tử trong thực hiện chính sách trợ giúp xã hội giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, đúng đối tượng

30/05/2022 | 15:43
“Thanh toán điện tử trong thực hiện các chương trình trợ giúp xã hội là xu thế mà nhiều quốc gia hiện nay đang áp dụng, giúp tiết kiệm chi phí, giảm thời gian đi lại cho người thụ hưởng, hỗ trợ đúng đối tượng, kịp thời, tiện lợi và về lâu dài giúp họ tiếp cận với các dịch vụ tài chính tốt hơn, công bằng hơn, minh bạch hơn”.

Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Văn Hồi tại Hội thảo “Triển khai chi trả điện tử trong thực hiện chính sách trợ giúp xã hội” diễn ra sáng nay (30/5/2022) tại Hà Nội, do Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) phối hợp với Ngân hàng Thế giới (Worl Bank) tổ chức.

Hội thảo Triển khai chi trả điện tử trong thực hiện chính sách trợ giúp xã hội.

Hội thảo Triển khai chi trả điện tử trong thực hiện chính sách trợ giúp xã hội.

Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã chứng kiến sự bùng nổ của các hình thức thanh toán không tiền mặt, bao gồm thẻ tín dụng, ATM, dịch vụ ngân hàng trực tuyến Internet banking, ví điện tử, QR code và các ứng dụng thanh toán kỹ thuật số khác. Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng tích cực đón nhận hình thức thanh toán mới này bởi sự tiện lợi và tốc độ nhanh chóng, do đó hình thức thanh toán này ngày càng được sử dụng thường xuyên hơn trong các giao dịch trực tiếp tại cửa hàng và mua sắm trực tuyến.

Qua khảo sát cũng cho thấy, các công nghệ thanh toán mới đang thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng, với 82% cho biết, họ quan tâm đến phương thức thanh toán bằng sinh trắc học, chẳng hạn như sử dụng dấu vân tay hoặc xác thực bằng giọng nói để hoàn thành giao dịch, trong khi 81% người dùng quan tâm đến thanh toán thông qua ngân hàng số.

Về hạ tầng kỹ thuật cho việc thực hiện chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt, đại diện Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) cho biết, hiện nay cả nước có khoảng 20,5 nghìn cây ATM, 48 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, 80 ngân hàng đã triển khai Internet Banking, 50 ngân hàng triển khai Mobile Banking, 30 doanh nghiệp viễn thông triển khai Mobile Money, hơn 100 nghìn điểm thanh toán QR… Tính đến tháng 3/2022, có hơn 1,1 triệu khách hàng sử dụng Mobile money, trong đó hơn 60% là khách hàng ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

Nhờ có sự phát triển của công nghệ, ngày càng có nhiều người tiêu dùng Việt Nam sử dụng hình thức thanh toán không tiền mặt và nhận thức được tầm quan trọng của xu hướng thanh toán hiện đại này. Điều này được thể hiện rõ qua giá trị và số lượng giao dịch của thanh toán điện tử đều tăng trưởng mạnh hơn qua các năm.

Hiện nay, nước ta có khoảng 30% dân số là đối tượng cần sự trợ giúp. Trong đó có 11,9 triệu người cao tuổi, khoảng 1,227 triệu hưởng trợ cấp người có công với cách mạng, 6,2 triệu người khuyết tật, trên 9 triệu người có vấn đề sức khỏe tâm thần, 2 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, có khoảng 2,23% hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, 3,37% hộ cận nghèo, hơn 3,5 triệu đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, khoảng 2 triệu lượt hộ gia đình cần được trợ giúp đột xuất hàng năm, ngoài ra, còn nhiều phụ nữ, trẻ em bị ngược đãi, bị mua bán, bị xâm hại hoặc lang thang kiếm sống trên đường phố.

Theo thống kê tính đến nay, số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là khoảng 16,657 triệu người; Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên 1,338  triệu người; bảo hiểm thất nghiệp trên 13,537 triệu người; bảo hiểm y tế khoảng 85 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 90% dân số. Các đối tượng thụ hưởng chính sách an sinh xã hội ngày càng được mở rộng, mức trợ giúp ngày càng cao hơn, đòi hỏi cần phải có công cụ hiện đại hơn trong việc quản lý chính sách và đối tượng tốt hơn.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Văn Hồi phát biểu tại Hội thảo.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Văn Hồi phát biểu tại Hội thảo.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi, Chính phủ đang chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh xây dựng chính phủ điện tử, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, thúc đẩy phát triển các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử. Thực hiện hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong chi trả chính sách trợ giúp xã hội, Bộ LĐ-TB&XH đã tổ chức thí điểm: Năm 2019, thực hiện tại 2 huyện ở Cao Bằng và mở rộng toàn tỉnh trong năm 2021. Năm 2021, thực hiện trên toàn tỉnh Thừa Thiên-Huế, toàn Thành phố Hồ Chí Minh và 2 huyện tỉnh Lạng Sơn. Năm 2022 và năm 2023, dự kiến mở rộng thực hiện toàn quốc.

Trong khuôn khổ Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận, chia sẻ các nội dung: Thúc đẩy chi trả điện tử nhằm hướng tới chi trả không dùng tiền mặt; Chi trả điện tử trong lĩnh vực an sinh xã hội và kinh nghiệm quốc tế; Quy trình và phương án kết nối mở tài khoản ngân hàng phục vụ an sinh xã hội cho công dân qua hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an; Tổng hợp quy trình hướng dẫn thực hiện chi trả điện tử trong thực hiện chính sách trợ giúp xã hội; Giới thiệu Hệ thống đăng ký, cơ sở dữ liệu và thanh toán điện tử trong triển khai thực hiện chính sách trợ giúp xã hội.

Chu Lương
Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

4 tháng trước

Nhằm động viên, chia sẻ và đồng hành cùng nhà trường và các em học sinh vùng khó khăn, các nhà hảo tâm đã tổ chức Chương trình “Chia sẻ yêu thương” lần thứ 20 tại xã Phình Hồ...