THỨ SÁU, NGÀY 19 THÁNG 04 NĂM 2024 06:24

Chó cắn - Tai nạn thương tích hay gặp ở trẻ em

22/10/2021 | 07:19
Đa số các trẻ bị chó tấn công đều trong độ tuổi từ 2 - 6 tuổi, chưa có kỹ năng phòng vệ cho bản thân. Vậy làm thế nào để trẻ an toàn khi tiếp xúc với chó và hạn chế tối đa tình huống nguy hiểm nếu không may bị chó tấn công?
Dạy trẻ không được kéo thú cưng lên sát mặt vì khi nhìn trực diện, con vật có thể trở nên cự kỳ hung hãn, có thể sẵn sàng tấn công người. Ảnh Tôm

Dạy trẻ không được kéo thú cưng lên sát mặt vì khi nhìn trực diện, con vật có thể trở nên cự kỳ hung hãn, có thể sẵn sàng tấn công người. Ảnh Tôm

Những cái chết thương tâm

Thông tin từ Bệnh viện Sản nhi Phú Thọ về 2 trường hợp trẻ em tử vong vì bệnh dại do bị chó cắn mới đây đã khiến nhiều người bàng hoàng.

Nạn nhân thứ nhất là bé T.M.L (16 tháng tuổi). Bé L được đưa vào viện ngày 12/8 trong tình trạng rất nặng, suy hô hấp, tím tái toàn thân, ý thức lơ mơ và được các bác sĩ điều trị tích cực. Tuy nhiên, tình trạng bệnh của trẻ ngày càng tăng nặng. Thăm khám kỹ, các bác sĩ thấy dưới mi mắt trẻ có vết sẹo mờ. Khai thác tiền sử,gia đình cho biết trước thời điểm vàoviện khoảng 1 tháng, trẻ ra đường bị chó không rõ cắn (hay cào) vào vùng mi mắt dưới bên trái gây rách da. Trẻ được đưa đến viện khâu vết thương và được chỉ định tiêm vaccine phòng dại. Tuy nhiên, vết thương nhỏ và sợ tiêm phòng dại có thể giảm trí nhớ của con nên gia đình không cho bé tiêm. Ngay khi có thông tin, các bác sĩ đã tiến hành chọc dịch não tủy của trẻ làm xét nghiệm PCR để tìm virus dại. Kết quả là có rất nhiều virus dại trong dịch não tủy. Bé L tử vong sau đó 2 ngày.

Bệnh nhi mắc bệnh dại điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Tỉnh Phú Thọ. Ảnh BVSNPT

Bệnh nhi mắc bệnh dại điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Tỉnh Phú Thọ. Ảnh BVSNPT

Trường hợp thứ 2 là bé V.V.H (4 tuổi) vào viện ngày 26/8 trong tình trạng kích thích, hoảng hốt, mắt đảo liên tục, hét, tay chân vận động không rõ định hướng... Khai thác bệnh sử được biết, trước thời điểm vào viện 2 tháng, trẻ bị chó cắn vào vùng cằm có chảy máu nhưng gia đình không cho đi tiêm phòng dại. Khi thấy trẻ nôn khan kèm theo kích thích, quấy khóc, sợ nước, sợ gió, hoảng loạn gia đình đưa đến viện khám. Các bác sĩ tiến hành chọc dịch não tủy làm xét nghiệm PCR, kết quả phát hiện rất nhiều virus dại trong dịch não tủy của trẻ. Bé H tử vong sau đó không lâu. Thực tế cho thấy, nhiều gia đình sau khi trẻ bị chó cắn, nghĩ là chó nhà và tâm lý sợ tiêm phòng dại ảnh hưởng đến trí nhớ của trẻ nên đã không tiêm phòng cho con. Chính sự chủ quan, thiếu hiểu biết về bệnh dại và cách xử trí khi bị chó cắn mà nhiều vụ việc thương tâm như trên đã xảy ra.

Phòng tai nạn chó cắn thế nào?

Trung bình mỗi năm nước ta có từ 80 - 110 người chết vì bệnh dại, khoảng 500.000 người bị chó cắn phải đi điều trị dự phòng. Bệnh dại lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của con vật bị bệnh dại lên vùng da bị tổn thương. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thống kê, độ tuổi dưới 15 và từ 25-49 tuổi là những đối tượng nhiễm bệnh dại cao nhất. Trong đó, 100% số ca tử vong dại do không đi tiêm vacine phòng dại.

Khi bị chó cắn, trẻ không những phải chịu những tổn thương ở bên ngoài cơ thể mà còn đối mặt với nguy cơ mắc bệnh dại, thậm chí là tử vong do đa chấn thương nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời. Cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần có những kiến thức, kỹ năng để hướng dẫn trẻ phòng tránh chó cắn, cũng như xử trí nếu không may trẻ bị chó tấn công gây thương tích. 

Cần dạy trẻ không bao giờ làm phiền hay vuốt ve một con chó lúc nó đang ăn, ngủ hoặc chăm sóc con, kể cả đó là chó nhà.

Không trêu chó lạ, nhất là chó đang bị xích vì bị buộc một chỗ trong thời gian dài. Gặp chó lạ, trẻ không nên tỏ ra sợ hãi, bỏ chạy hay la hét; không nhìn chằm chằm vào mắt chó mà hãy bình tĩnh đi qua hoặc nhờ sự hỗ trợ của người lớn.

Khi con chó tiến đến gần, hãy đứng yên, hai tay để hai bên giống như một cái cây, và nhìn lảng đi chỗ khác. Hãy nắm bàn tay lại để tránh bị chó cắn vào tay. Con chó có thể lại gần trẻ, hít ngửi mà không cắn. Nếu con chó vẫn tiếp tục đe dọa, hãy ném cho nó bất cứ thứ gì trẻ có lúc đó.

Trẻ nên chuẩn bị sẵn một vài món đồ chơi hay đồ ăn bên người nếu thường xuyên phải đi ngang qua khu vực có chó dữ, phòng khi bị chó tấn công có thể ném đồ để nhử chó ra nơi khác. Trẻ nên đi cùng người lớn hoặc rủ nhiều bạn đi cùng.

Nếu chẳng may bị chó tấn công mà không có ai ở bên giúp đỡ, hãy tự phòng vệ bằng bất cứ thứ gì có trong tay. Một con chó to có thể cắn chết người, vậy nên trong tình huống vô cùng nguy hiểm, hãy cố hết sức chống trả để bảo vệ sinh mạng bản thân. 

Trong tình thế không thể chống trả, hãy cố gắng bảo vệ mặt, ngực và cổ họng (những vị trí nếu bị chó cắn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng) bằng cách cuộn tròn người lại như trái banh, hai tay ôm chặt lấy đầu và mặt.

Gặp chó dữ, người lớn nên bế trẻ lên, tránh để trẻ sợ hãi quá mức mà bỏ chạy hay la hét khiến con chó càng để ý hơn.

Gia đình nuôi chó cần tiêm phòng dại đầy đủ. Chó dữ phải xích, nhốt lại. Khi dắt chó ra đường, cần đeo rọ mõm để giữ an toàn cho mọi người.

Xử trí khi bị chó cắn

Chẳng may bị chó cắn, cần nhanh chóng rửa sạch vết thương bằng xà phòng diệt khuẩn với nước ấm. Dùng khăn sạch hoặc băng gạc để cầm máu và cố định vết thương.

Nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ khám và tư vấn xem có phải tiêm phòng dại hay uốn ván không.

Phải tiêm phòng dại ngay sau khi bị chó dại, chó lang thang, chó có hiện tượng chảy dãi cắn càng sớm càng tốt.

Trong trường hợp  bị chó nhà hay chó quen cắn, cũng không nên chủ quan, dù con chó đã được tiêm phòng. Cần tuân theo mọi chỉ định của bác sĩ.

Nếu bác sĩ chưa yêu cầu phải tiêm phòng dại ngay mà chỉ phải theo dõi con chó đã cắn trong vòng 15 ngày, thì khi chó có bất cứ biểu hiện bất thường nào, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn.

Nam Khánh
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Các nước trên thế giới đẩy mạnh tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em

Các nước trên thế giới đẩy mạnh tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em

2 năm trước

Để xây dựng và thực hiện lộ trình “sống chung với Covid-19” trong dài hạn, việc bảo vệ trẻ em trước các biến thể của virus SARS-CoV-2 bằng cách tiêm vaccine ngừa Covid-19 đang là một...
Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp nhận hơn 11 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19

Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp nhận hơn 11 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19

2 năm trước

Sáng ngày 21/10, tại Hà Nội, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (Bộ LĐ-TB&XH) đã tổ chức lễ tiếp nhận tài trợ của các đơn vị là cơ quan, doanh nghiệp trong nước ủng hộ trẻ em bị ảnh...
Bé 'Vít' bị bỏ rơi trong căn nhà hoang giữa tâm dịch ở TP.HCM: 'Mẹ ơi, rốn cháu đang có mủ, tội nghiệp quá!'

Bé "Vít" bị bỏ rơi trong căn nhà hoang giữa tâm dịch ở TP.HCM: "Mẹ ơi, rốn cháu đang có mủ, tội nghiệp quá!"

2 năm trước

Đứa trẻ nặng 2 ký 7 người còn dính đầy ghét bẩn đã bị nhiễm lạnh khiến các cán bộ phường Trường Thọ (Thủ Đức, TP.HCM) ai nấy đều xót xa. Từ đó, mọi người thay nhau túc trực...