THỨ BẨY, NGÀY 27 THÁNG 04 NĂM 2024 02:34

Chọn gia sư tốt để giúp trẻ phát triển trí tuệ và nhân cách

14/11/2021 | 09:19
Ngày nay, bên cạnh việc học tập chính thức trên trường lớp, nhiều gia đình có mong muốn tìm gia sư đến dạy học tại nhà cho con em mình để củng cố thêm kiến thức cho con. Vậy làm thế nào để chọn được gia sư tốt? Người viết bài này vốn là một giáo viên, kiêm làm gia sư với hơn 5 năm kinh nghiệm xin chia sẻ cùng bạn đọc Vì trẻ em chung quanh việc học dạy thêm, học thêm của trẻ.
Gia sư tốt là người truyền đạt những kiến thức cần thiết cho học sinh một cách hiệu quả. Ảnh: Minh Thái

Gia sư tốt là người truyền đạt những kiến thức cần thiết cho học sinh một cách hiệu quả. Ảnh: Minh Thái

Thực trạng của việc dạy và học gia sư

Gia sư là một danh từ (gia: tại nhà, sư: thầy) để chỉ người thầy dạy riêng cho học sinh tại nhà. Đối tượng dạy gia sư thường là các bạn sinh viên, các giáo viên. Nội dung mà gia sư giảng dạy thường gắn liền với nhu cầu của người học.

Trong bối cảnh lớp học chính khóa ở trường có đông học sinh, các giáo viên không thể dành sự quan tâm chi tiết đến năng lực và đặc điểm tâm lý của từng cá nhân, thì đội ngũ gia sư có vai trò đáng kể trong quá trình giúp đỡ các bạn học sinh bồi dưỡng kiến thức tại nhà. Nhưng làm thế nào để tìm được gia sư chất lượng cho con?

Trả lời câu hỏi: “Thế nào là một gia sư tốt?” Các thành viên trên Mạng hỏi đáp Noron (nền tảng chia sẻ tri thức dựa trên hình thức hỏi đáp của người Việt) đưa ra những quan điểm như sau:

- Tài khoản Ngọc Cảnh: “Mình nghĩ là gia sư tốt sẽ là người hiểu được tâm lý học sinh và nên có phương pháp dạy riêng gây được hào hứng cho học sinh thay vì dạy lại y như theo cách dạy ở trên lớp”.

- Tài khoản Hồ Đức Tuấn: “Mình nghĩ rằng gia sư hay giáo viên tốt đều là những người truyền đạt những kiến thức cần thiết cho học sinh một cách hiệu quả nhưng không hề gây áp lực hay bất cứ thứ gì khiến cho học sinh thấy không thoải mái hay chán nản việc học”.

Nếu không tìm được những gia sư có đạo đức, chuyên môn vững vàng thì việc học gia sư sẽ không đem lại hiệu quả.

Trên thực tế, không thể tránh khỏi một bộ phận gia sư thiếu hụt về kiến thức, yếu kém về kỹ năng được giới thiệu bởi loạt trung tâm môi giới gia sư chạy theo lợi nhuận. Những gia sư này sẽ dạy học theo hình thức đối phó, không thực sự quan tâm đến học sinh. Bởi họ quan niêm việc dạy học tại nhà chỉ mang tính chất thời vụ.

Một sinh viên tình nguyện (trái) của chương trình Gia sư áo xanh ôn tập hè cho học sinh: Ảnh: Thu Thủy

Một sinh viên tình nguyện (trái) của chương trình "Gia sư áo xanh" ôn tập hè cho học sinh: Ảnh: Thu Thủy

Gia sư tốt sẽ chấp cánh cho con bay cao, bay xa

Câu chuyện về nhà báo Hồ Thị Hải Âu (công tác tại Thời báo ngân hàng) là bà mẹ Việt đơn thân đã dẫn dắt con gái vào đại học Harvard (Mỹ) – ngôi trường danh giá bậc nhất thế giới là một minh chứng cho việc hỗ trợ con học thêm đúng hướng. Lã Thị Minh Khuê con gái nhà báo Hải Âu được mẹ cho đi học bơi khi lên 4, rồi em được mẹ cho học thêm các môn như đàn piano, vẽ, toán, văn, tiếng Anh ngay từ khi còn nhỏ. Nhờ có các gia sư giúp đỡ mà con gái chị tiến bộ vượt bậc. Rồi Minh Khuê vào Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam một cách nhẹ nhàng. Ở đây, em được Đại học Harvard cấp học bổng 320.000 USD, trở thành sinh viên của Đại học Harvard.

Nhà báo Hải Âu chia sẻ: “Với tôi, thành công không phải việc con được vào ĐH Harvard hay đại học danh tiếng nào trên thế giới. Thành công lớn nhất là chấp cánh cho con phát triển tất cả tố chất con người cháu có, giúp cháu thực sự có được hạnh phúc trong cuộc sống”.

Câu chuyện trên cho thấy, việc học thêm các môn năng khiếu cũng như kiến thức đối với trẻ ngay từ nhỏ để giúp con phát triển trí tuệ, nhân cách là rất quan trọng; trong đó vai trò của thầy cô giáo dạy thêm (gia sư) góp phần vô cùng quan trọng.

Nếu phụ huynh và các em học sinh biết chọn lọc gia sư tận tâm và có năng lực, thì kết quả học học tập không phải là điều duy nhất mà người học nhận được. Một số cảm nhận dưới đây từ các bạn trẻ đã từng học gia sư chia sẻ như sau:

Quãng thời gian được học tập và rèn luyện cùng thầy đã khiến em trưởng thành lên rất nhiều. Không chỉ được trau dồi về mặt văn hoá mà hơn hết là cả những kỹ năng sống có thể giúp ích được cho cuộc sống sau này. Một người thầy có tâm và luôn luôn thấu hiểu cũng như sẻ chia những khó khăn trong quá trình học, qua đó gắn kết tình thấy trò khăng khít hơn. (Hoàng Anh, du học sinh tại Anh)

Học văn từ anh gia sư em cảm thấy rất thoải mái và dễ tiếp thu. Ngoài những kiến thức trên lớp thì em còn học về những mẹo làm bài và được anh chỉ ra những lỗi sai mà em mắc phải. Vì thế giờ học trở nên lí thú hơn và không hề nhàm chán. Bên cạnh đó, em còn được giải đáp về những thắc mắc về kiến thức ở trên lớp. Từ đấy, em có thể tiếp thu nhanh và dễ dàng. Bầu không khí trong giờ học cởi mở, chúng em có thể trao đổi sôi nổi với nhau, được nghe những lời khuyên bổ ích từ anh nữa. (Phạm Ngọc Anh, học sinh lớp 9 Hà Nội)

Theo quan điểm của tôi, việc học gia sư khá cần thiết cho những bạn học sinh nào cần củng cố lại kiến thức ở trường lớp. Đầu tiên, anh/chị gia sư có thể giảng lại những kiến thức mà các em không hiểu trên trường; ngoài ra, dạy thêm cho các em những kiến thức mới, những kinh nghiệm của họ. Giả dụ như họ đều nắm rõ những kinh nghiệm làm bài thi, những mẹo để đạt được điểm cao khi đi thi, vì chính họ đã từng trải qua nó). Không chỉ vậy, cách dạy của họ cũng vô cùng khoa học, “trẻ trung”. “Trẻ trung” ở đây nghĩa là theo một cách mới, khác so với những kiến thức dập khuôn theo giáo án của thầy cô trên trường. Cách dạy này sẽ khiến cả thầy và trò hào hứng hơn với cách học mới, không đơn điệu, giúp các em tiếp thu kiến thức nhanh hơn. (Triệu Ngọc Anh, học sinh lớp 9, Hà Nội)

Trong thời gian được học thầy thì em rất vui ạ. Thầy là một người thầy dễ gần, tâm lý. Ngoài giờ học và những kiến thức trong sách vở thì thầy luôn chia sẻ với em về những vấn đề trong cuộc sống. Em cảm thấy rất may mắn khi gặp được thầy và làm việc với thầy. (Huy Hiệu, học sinh lớp 11, Hà Nội)

Các tiêu chí để chọn gia sư tốt

Để chọn được gia sư tốt cho con, phụ huynh cần lưu ý những tiêu chí về gia sư như sau:

Lý lịch, bằng cấp, chứng chỉ rõ ràng: Gia sư cần phải có bằng cấp và kinh nghiệm về lĩnh vực họ giảng dạy cho trẻ.

Trung thực: Trẻ thường chú ý tới sự nhất quán trong lời nói và hành động. Gia sư cần có tính trung thực trong quá trình dạy dỗ, chỉ bảo kiến thức cho trẻ.

Yêu trẻ em: Giáo dục trẻ em không thể tách rời khỏi sự quan tâm và tình thương mà người lớn dành cho trẻ nhỏ.

Kiên nhẫn: Những học sinh cá biệt, cần bồi dưỡng kiến thức, nhận thức là đối tượng cần gia sư giúp đỡ. Do đó, việc dạy học tại nhà đòi hỏi lòng kiên nhẫn, sự thông cảm và thấu hiểu với người học. Trên đây là một số kinh nghiệm được tác giả bài viết đúc rút từ bản thân, các bậc phụ huynh đã và đang có con em học gia sư chia sẻ. Hi vọng rằng, các bậc phụ huynh trong tương lai sẽ sáng suốt lựa chọn gia sư phù hợp để góp phần nâng đỡ con em mình ngày càng phát triển hơn về trí tuệ và nhân cách.

Nguyễn Phú Hoàng Nam
Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

5 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...
Cuộc thi Tài năng nhí sáng tạo vì khí hậu 2021 với chủ đề “Trái Đất này là của chúng mình”

Cuộc thi Tài năng nhí sáng tạo vì khí hậu 2021 với chủ đề “Trái Đất này là của chúng mình”

2 năm trước

Nhằm hưởng ứng COP26 - Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 đang diễn ra tại Glasgow (Vương quốc Anh), cuộc thi Tài năng nhí sáng tạo vì khí hậu 2021...
Vĩnh Phúc tăng cường xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em

Vĩnh Phúc tăng cường xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em

2 năm trước

Trong những năm qua, công tác xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em đã được các ngành chức năng, các địa phương tỉnh Vĩnh Phúc triển khai đồng bộ và đạt nhiều kết...
Vì sao cuộc thi lập trình robot trực tuyến thu hút nhiều em tranh tài?

Vì sao cuộc thi lập trình robot trực tuyến thu hút nhiều em tranh tài?

2 năm trước

Học sinh đến từ 6 trường THPT khắp Việt Nam vừa có dịp thử tài lập trình robot tại Cuộc thi Robotics trực tuyến.
Tổng kết chiến dịch Lan toả yêu thương 2021

Tổng kết chiến dịch Lan toả yêu thương 2021

2 năm trước

Trong hai ngày 10 và 11/11/2021, Hội thảo tổng kết chiến dịch Lan toả yêu thương được tổ chức với chủ đề “Các phương pháp giáo dục tích cực và thúc đẩy sự tham gia của trẻ em" với...