THỨ SÁU, NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2024 08:36

Chữ Nhẫn trong cuộc sống

20/11/2021 | 07:37
Trong đời sống mỗi con người có lúc thăng lúc trầm nhưng nên gây dựng chữ Nhẫn để có thể thành tựu ở nhiều khía cạnh.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Từ câu chuyện “nhẫn” của Quan Âm Thị Kính

Có lẽ, với mỗi người Việt Nam, ít ai không biết câu chuyện bi thương Quan Âm Thị Kính dù gốc gác của câu chuyện xuất phát từ Triều Tiên xa xưa. Thị Kính là người vợ đảm, vì bị vu oan mưu sát chồng (dùng dao cắt đi sợi râu dưới cằm Thiện Sĩ) mà đã đi tu. Thế nhưng, vì nghiệp chướng quá nặng, cô đã cải trang thành nam vào chùa tu cũng không được yên thân, Thị Mầu xuất hiện gây sóng gió. Ðường đời trắc trở, đường đạo cũng không toại lòng, Thị Kính vẫn lặng lẽ nuôi con Thị Mầu cho đến khi hấp hối, để lại lá thư kể sự thật câu chuyện, người đời mới biết đó là thân nữ.

Từ câu chuyện dân gian đó, sau này người ta vẽ nên hình tượng Quan Âm Thị Kính tay cầm nhành dương liễu, tay cầm bình nước cam lồ có đứa bé (con nuôi ) bên cạnh, phía sau luôn có con chim ngậm dây chuỗi (dân gian cho rằng đó là Thiện Sĩ, người chồng vu oan cho vợ trong tiền kiếp giờ bay theo hầu). Câu chuyện đó cho chúng ta bài học ở đời, đặc biệt là bài học Ðức Quan Âm về lòng kiên nhẫn, nhẫn nại, nói theo Phật giáo là nhẫn nhục.

Cành dương liễu trên tay Bồ Tát Quan Âm là hiện thân cho sự nhẫn nại, đức nhẫn nhục của Ngài. Cành dương liễu tuy yếu, mềm nhưng lại dẻo dai và khó gãy, có thể lay động trong gió nhưng lại không thể gãy rụng, cho nên cành dương liễu biểu trưng cho đức nhẫn nhục, nhẫn nại trước vạn vật. Thật ra, theo Phật tích, Ðức Quan Âm không phải là người nữ mà là người nam, xuất thân là một vị Thái tử đi tu, với hạnh nguyện là mang lòng từ bi giúp đời cứu khổ cứu nạn, nhưng khi qua đến các nước Phật giáo Bắc Tông như Trung Quốc, Việt Nam thì Ðức Bồ Tát Quan Âm được thể hiện qua hình tướng nữ. Người Á Ðông cho rằng, người có lòng từ bi bao la thì phải như một người mẹ - ca ngợi sự vĩ đại của lòng mẹ nên dành hình tượng người nữ cho Bồ Tát Quan Âm. Dân gian quen gọi là Phật Bà nhưng đúng ra phải gọi là Ðức Bồ Tát Quan Âm. Dù là nữ hay nam, khi thành Phật là ở tánh giác chứ không phải ở hình tướng nên không phân biệt Phật Bà hay Phật Ông như giới tính người phàm. 

Lòng kiên nhẫn là trạng thái của sự chịu đựng, nhưng không phải là chịu đựng trong đau khổ mà chịu đựng bằng tình thương để thành tựu một việc gì đó. Trong các mối quan hệ thâm tình hay công việc trong cuộc đời cũng cần có lòng kiên nhẫn. Chẳng hạn như ở trong gia đình, thường người có lòng kiên nhẫn nhiều nhất là người mẹ. Chính lòng kiên nhẫn của người mẹ đã hóa giải các mối quan hệ trong gia đình, để gia đình ấm êm. Có những người người mẹ không may có những đứa con hư hỏng hay bệnh tật, nhưng với sự “nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng” của người mẹ, bằng tấm lòng Bồ Tát hy sinh lặng thầm đã giúp những đứa con đó quay đầu hoặc vượt lên tật bệnh. Người viết bài này đã từng tiếp xúc và khâm phục Nữ hoàng Trí tuệ Việt Trương Ngọc Minh Ðăng, với tấm lòng tuyệt vời của người mẹ đã dành nhiều năm chữa trị và nâng đỡ cho một cậu con bị chứng tự kỷ và cuối cùng chị đã thành tựu. Ðến nay, cậu con đã từng bước hội nhập với bạn bè và trở thành học sinh giỏi giang. “Có công mài sắt có ngày nên kim”, tấm lòng từ bi vô bờ bến trong trường hợp của Minh Ðăng ứng dụng vào nuôi dạy đứa con chẳng may không vẹn toàn về nhận thức từ lúc sinh ra đã trở lại bình thường.

Ðể được chữ Nhẫn thì phải bớt đi nóng giận. Mà mỗi người một tâm tính khác nhau do chủng tử nghiệp từ kiếp trước còn lại, nên nếu gặp người hay nóng giận thì ngay những thời khắc đó nên biết niệm Ðức Quan Âm nhưng một “phương thuốc” để lòng thanh tịnh, lửa giận nguội dần, bớt sân cũng là bớt đi tai họa, kiên nhẫn với việc mình làm. Ðể có sự nhẫn nại, nhẫn nhục tùy theo việc thì trước hết lòng phải bình yên, vững chãi, kiên trì, lòng không vọng động mới đạt được.

Nên tập cho trẻ chữ Nhẫn từ nhỏ

Dân gian có câu “Cha mẹ sinh con trời sinh tính”, thế nhưng nếu ngay từ nhỏ người thân biết uốn nắn đứa trẻ, dạy cho chúng những điều hay lẽ phải, tập cho chúng lòng kiên nhẫn để lớn lên thành một tập nghiệp, thì đứa trẻ dễ thành tựu nhiều điều trong cuộc sống.

Câu chuyện cổ tích Rùa và Thỏ chạy thi mà trẻ con được học từ nhỏ vẫn còn nguyên giá trị về tính kiên trì, nhẫn nại. Thỏ ỷ lại vì “Trời cho” sở trường chạy nhanh nhất khu rừng nên khi thách đấu chạy thi cùng Rùa - một kẻ chậm chạp “như rùa” thì xem như phần thắng chắc đã về tay. Thỏ ta chủ quan, nhởn nhơ hái hoa bắt bướm, nằm ngủ suốt cuộc thi, trong khi Rùa biết mình “rùa” nên quyết tâm chạy không ngừng nghỉ và đến đích sớm hơn Thỏ. Với những đứa trẻ vụng về tay chân khi làm một việc gì đó thì phụ huynh hãy tập cho chúng chơi và học từ những cái dễ nhất, cần lòng kiên trì, tỉ mỉ như xếp hình, nặn đất sét, làm việc vặt trong nhà… Ban đầu trẻ có thể chậm chạp, nhưng dần dần sẽ quen và sẽ cải thiện được. Trong việc học cũng vậy, với những đứa trẻ không may chậm chạp thì cha mẹ và nhà trường cần phải kiên nhẫn, dạy trẻ bằng tất cả trái tim và lòng nhân ái thì trẻ mới tiếp thu và tiến bộ dần lên.

Một điều thực tiễn cần cho cuộc sống sau này đó là dạy trẻ biết lắng nghe người khác nói, không cắt ngang lời người khi người ta đang nói. Muốn vậy, cha mẹ hãy là tấm gương cho con. Trong cuộc sống, có rất nhiều người thiếu kiên nhẫn hoặc nóng vội, không lắng nghe hết câu chuyện người khác nói, hay cắt ngang một cách rất bất lịch sự. Cha mẹ hãy giúp trẻ chấn chỉnh tật xấu này ngay từ nhỏ.

Tập cho trẻ tính kiên nhẫn có muôn vàn tình huống trong cuộc sống mà cha mẹ cần hướng tới, uốn nắn, chỉ bảo trẻ từ nhỏ để trở thành tập nghiệp có ích cho mai sau khi trẻ trưởng thành.

Hàm Dương
Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

Mang hơi ấm đến với trẻ em vùng cao tại 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

4 tháng trước

Nhằm động viên, chia sẻ và đồng hành cùng nhà trường và các em học sinh vùng khó khăn, các nhà hảo tâm đã tổ chức Chương trình “Chia sẻ yêu thương” lần thứ 20 tại xã Phình Hồ...
Lâm Đồng đề ra 3 mục tiêu và 9 nhiệm vụ, giải pháp giảm thiểu tai nạn thương tích trẻ em

Lâm Đồng đề ra 3 mục tiêu và 9 nhiệm vụ, giải pháp giảm thiểu tai nạn thương tích trẻ em

2 năm trước

Trong những năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là phòng chống tai nạn thương tích trẻ em luôn được các cấp ủy, chính quyền tỉnh Lâm Đồng cùng các tổ...
'Những ngày thứ Ba với thầy Morrie': Những bài học vĩ đại từ người thầy

"Những ngày thứ Ba với thầy Morrie": Những bài học vĩ đại từ người thầy

2 năm trước

"Những ngày thứ Ba với thầy Morrie" luôn có mặt trong các bảng xếp hạng sách có sức truyền cảm hứng sống và thay đổi cuộc đời. Cuốn sách được giới thiệu đến bạn đọc Việt Nam...
Thừa Thiên Huế: 100% nhóm đối tượng trẻ em từ 12 đến 17 tuổi được tiêm vaccine Covid-19

Thừa Thiên Huế: 100% nhóm đối tượng trẻ em từ 12 đến 17 tuổi được tiêm vaccine Covid-19

2 năm trước

Ngày 18/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch số 356/KH-UBND tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em từ 12 tuổi đến 17 tuổi trên địa bàn tỉnh với mục tiêu 100% nhóm đối tượng trẻ em từ 12...