THỨ SÁU, NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2024 01:50

Chưa thể xem COVID-19 là bệnh truyền nhiễm thông thường

01/03/2022 | 05:56
Nhiều ý kiến cho rằng với tình hình dịch bệnh hiện nay chúng ta nên coi COVID-19 như bệnh truyền nhiễm thông thường. Song PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, phải đến khi COVID-19 không còn nguy cơ gây quá tải hệ thống y tế; tỉ lệ tử vong do COVID-19 được khống chế ở ngưỡng tương tự các bệnh truyền nhiễm khác hoặc cho là chấp nhận được, không gây áp lực cho kinh tế xã hội thì có thể cân nhắc xem như bệnh truyền nhiễm thông thường.

Thời gian gần đây, số ca COVID-19 ở Việt Nam liên tục đạt đỉnh mới, riêng ngày 28/2 lên tới 94.385 ca. Ca mắc tăng nhưng tỷ lệ tử vong và ca bệnh nặng không tăng, trong khi tỷ lệ tiêm chủng ở Việt Nam cao, nhiều ý kiến cho rằng nên coi COVID-19 như cúm mùa. Quan điểm này liệu có thích hợp trong hoàn cảnh hiện nay?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Bộ đã làm việc với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và được biết, Việt Nam coi COVID-19 là bệnh đặc hữu bây giờ là quá sớm. “Hiện dịch bệnh còn rất phức tạp, chúng ta không được chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch”, ông Tuyên cho hay.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam bày tỏ, COVID-19 đang được Bộ Y tế xếp vào các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (nhóm A). Hiện chưa thể coi bệnh này là đặc hữu hay bệnh cúm thông thường. Với tình hình như hiện nay, coi COVID-19 như một bệnh truyền nhiễm thông thường có thể dẫn đến nguy cơ quá tải hệ thống y tế.

“Tuy tỷ lệ F0 bệnh nặng và tỷ lệ tử vong ở nước ta gần đây không tăng, nhưng nếu ca bệnh tăng thì kéo theo các ca nặng và nhập viện tăng theo, gây quá tải hệ thống y tế. Do đó, chúng ta chưa thể coi COVID-19 là bệnh truyền nhiễm thông thường được”, ông Phu nói.

Một lãnh đạo Bộ Y tế cũng cho biết, Bộ đã giao cho các đơn vị xem xét, nghiên cứu xem có nên đưa COVID-19 ra khỏi danh sách các bệnh truyền nhiễm nhóm A hay không. Song để làm được điều này cần đáp ứng rất nhiều điều kiện như thuốc men, các biện pháp phòng ngừa và vaccine... "Đây là vấn đề rất quan trọng, mang tính quốc gia, cần phải nghiên cứu kỹ. Việc các chuyên gia lên tiếng coi COVID-19 là bệnh đặc hữu là có cơ sở, nhưng để đạt được điều đó thì Bộ phải xem xét trên phương diện cơ sở khoa học và cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng. Tất nhiên, chúng tôi vẫn đang nghiên cứu và sẽ có báo cáo", vị này nói.

Một số chuyên gia cũng cho rằng vẫn còn quá sớm để coi COVID-19 như cúm mùa thông thường. Để làm được điều đó phải tính toán tới rất nhiều yếu tố, trong đó, khả năng đáp ứng của hệ thống y tế trước dịch bệnh là rất quan trọng. Ngoài ra, tình hình dịch bệnh tại Việt Nam vẫn đang rất khó lường, vì vậy, hiện chưa thể coi COVID-19 như cúm mùa.

P.V
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
UBND TP. HCM chỉ đạo đảm bảo an toàn phòng, chống dịch tại các cơ sở giáo dục

UBND TP. HCM chỉ đạo đảm bảo an toàn phòng, chống dịch tại các cơ sở giáo dục

2 năm trước

UBND TP vừa có văn bản đề nghị các đơn vị đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở giáo dục và kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp nghi nhiễm, nhiễm, giúp giáo...
Sơn La cho học sinh tạm dừng đến trường do thời tiết và phòng, chống dịch Covid-19 đến 26/2

Sơn La cho học sinh tạm dừng đến trường do thời tiết và phòng, chống dịch Covid-19 đến 26/2

2 năm trước

Vừa qua, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La cho học sinh bậc mầm non, tiểu học và trung học cơ sở nghỉ học trực tiếp đến ngày 26/2 do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 và thời...