THỨ SÁU, NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2024 11:34

Chung tay đẩy lùi ma túy khỏi trường học

17/10/2021 | 20:14
Để bảo vệ các em học sinh, sinh viên trước hiểm họa ma túy, tất cả các trường học, các cơ sở giáo dục cùng các cấp, các ngành cần chung tay để đẩy lùi ma túy ra khỏi trường học.

Nhận thức của học sinh, sinh viên về ma túy còn yếu

Theo nghiên cứu “Thực trạng nhận thức của học sinh sinh viên về ma túy: Nguyên nhân và giải pháp” của Viện Nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy, chỉ có 4,5% số học sinh được khảo sát cho rằng mình có những kiến thức đầy đủ về các chất ma túy; trong khi đó có tới 42,2% số người cho biết không hiểu biết về nội dung này.

Về dấu hiệu để nhận biết người nghiện ma túy và các kỹ năng phòng chống ma túy, có tới 44% học sinh cho rằng mình không hiểu biết gì, gần 40% khẳng định mình chưa biết đến những kỹ năng cần thiết để phòng tránh ma túy.

Theo kết quả khảo sát, phần lớn học sinh, sinh viên đều nhận biết được những chất gây nghiện bất hợp pháp như: thuốc phiện (93,8%), heroin (89,8%) và cần sa (75,9%). Tuy nhiên, nhiều học sinh, sinh viên lại không biết về những loại ma túy mới xuất hiện như methaphetamine (ma túy đá), chỉ có 56,4% số học sinh, sinh viên được hỏi cho rằng chất đó có khả năng gây nghiện.

Những con số đáng báo động về thực trạng nhận thức của học sinh, sinh viên về ma túy khiến nhiều người không khỏi giật mình. Nó phần nào phản ánh việc giáo dục phòng chống ma túy trong các trường học ở Việt Nam chưa thực sự được chú trọng.

Trong khi đó, theo báo cáo của Bộ Công an, tình trạng sử dụng trái phép chất ma túy nói chung và ma túy tổng hợp nói riêng đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa, chủ yếu tập trung vào đối tượng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên.

Thống kê gần đây cho thấy, trong số hơn 235.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý của cả nước, dưới 16 tuổi chiếm 0,1%, từ 16 đến dưới 30 tuổi chiếm 48%. Trong số những người sử dụng trái phép chất ma túy, có khoảng 60% người sử dụng ma túy lần đầu tiên có độ tuổi từ 15 tuổi đến 25 tuổi. Đây là một thực trạng đáng lo ngại, cần có những giải pháp sớm, căn cơ, bảo đảm thực chất, hiệu quả để tiến tới đẩy lùi hoàn toàn tệ nạn ma túy ra khỏi xã hội nói chung và môi trường học đường nói riêng.

Phòng, chống và đẩy lùi tệ nạn ma túy trong trường học

Truyền thông về ma túy học đường vẫn là cách thức tuyên truyền hữu hiệu, tuy nhiên cần phát huy bằng cách đổi mới phương pháp, nội dung phù hợp từng địa bàn. Ngành Giáo dục cần quan tâm thỏa đáng cho công tác này.

Giáo viên cần được đào tạo kỹ năng nhận diện và xử lý khi nghi ngờ học sinh có dấu hiệu sử dụng ma túy hoặc mua bán ma túy.

Truyền thông về phòng chống ma túy tại trường THPT Trần Văn Ơn, Châu Thành, Bến Tre. Ảnh: PSD

Truyền thông về phòng chống ma túy tại trường THPT Trần Văn Ơn, Châu Thành, Bến Tre. Ảnh: PSD

Các trường học cần lồng ghép nội dung giáo dục pháp luật, giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống ma túy vào các chương trình giảng dạy phù hợp với các môn học như: giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, khoa học, hóa học, sinh học... và nhiều hoạt động đa dạng và phong phú khác. Các địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống ma túy phù hợp với đơn vị như theo năm học, theo học kỳ, theo các chuyên đề, chủ đề, chủ điểm.

Trên thực tế, nhiều trường đã phối hợp với ngành LĐ-TB&XH, Công an, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền về phòng, chống ma túy nói chung và dự phòng nghiện nói riêng như hỗ trợ duy trì, nhân rộng câu lạc bộ phòng, chống ma túy; tổ chức tọa đàm, tuyên truyền về phòng chống ma túy; tổ chức cho học sinh tham gia Lễ phát động hưởng ứng ngày phòng, chống ma túy...

Thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch hành động nhằm phòng, chống và đẩy lùi tệ nạn ma túy trong trường học. Đáng lưu ý có kế hoạch "Triển khai thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ giao trong Chương trình công tác phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm năm 2021". Đây là một kế hoạch lớn được xây dựng kịp thời, tổng thể có hệ thống, khoa học về phòng ngừa ma túy trong trường học; nhằm tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm và kỹ năng phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội cho giáo viên, phụ huynh và học sinh, sinh viên.

Kế hoạch gồm 9 nhiệm vụ liên quan đến công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm… Những nội dung chính đáng chú ý gồm: Tổ chức các chương trình tuyên truyền, tập huấn công tác phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm và tệ nạn xã hội cho học sinh, sinh viên, cán bộ Đoàn, Đội của nhà trường trên toàn quốc; Xã hội hóa các chương trình tuyên truyền, giáo dục, nâng cao kiến thức, kỹ năng kiến thức, kỹ năng phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội trong trường học; Triển khai bộ tài liệu Kỹ năng phòng chống ma túy và tổ chức tập huấn cho giáo viên, phụ huynh, học sinh; Nghiên cứu xây dựng bộ tài liệu Kỹ năng phòng chống ma túy dành cho học sinh; Xây dựng và triển khai Dự án “Cùng chung tay bảo vệ thế hệ trẻ trước hiểm họa ma túy” theo hình thức xã hội hóa...

Tuấn Minh
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em

Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em

2 năm trước

Sử dụng lao động trẻ em là vấn đề ngày càng nan giải ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Để ngăn chặn tình trạng sử dụng lao động trẻ em, Việt Nam đang nỗ lực từng...
Ngôi nhà an toàn cho trẻ em tại Đắk Lắk

Ngôi nhà an toàn cho trẻ em tại Đắk Lắk

2 năm trước

Nhằm góp phần hạn chế tai nạn thương tích đến mức thấp nhất với trẻ em, tạo cho các em có ngôi nhà an toàn, mỗi gia đình cần hưởng ứng thực hiện các tiêu chí Ngôi nhà an toàn phòng,...
Trẻ em dễ suy giảm thị lực trong thời gian giãn cách

Trẻ em dễ suy giảm thị lực trong thời gian giãn cách

2 năm trước

Dịch bệnh Covid-19 kéo dài, trẻ em thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử để học online, giải trí. Để bảo vệ thị lực cho trẻ, ngăn ngừa các tật khúc xạ, mỗi gia đình cần chủ...
Phòng chống xâm hại trẻ em trong trường học – Cần thiết và cấp bách

Phòng chống xâm hại trẻ em trong trường học – Cần thiết và cấp bách

2 năm trước

Xâm hại trẻ em (XHTE) đang là một vấn nạn nhức nhối, gây bức xúc trong xã hội. Đặc biệt, thời gian qua đã có không ít vụ XHTE xảy ra cả trong trường học - một môi trường vốn được coi...
Thừa Thiên Huế trao giải cuộc thi 'Xây dựng môi trường an toàn cho trẻ em”

Thừa Thiên Huế trao giải cuộc thi "Xây dựng môi trường an toàn cho trẻ em”

2 năm trước

Cuộc thi "Xây dựng môi trường an toàn cho trẻ em” với chủ đề “Phòng chống trừng phạt thể chất và tinh thần đối với trẻ em” năm 2021 là một sân chơi trí tuệ của các câu lạc bộ...