THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 08:46

Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030

04/12/2021 | 07:20
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030 của ngành giáo dục.

Theo đó, Chương trình nhằm đảm bảo thực hiện các quyền trẻ em, phát triển toàn diện trẻ em về đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và mối quan hệ xã hội, phát huy tối đa tiềm năng của trẻ; tạo lập môi trường sống an toàn, lành mạnh và thân thiện cho trẻ em; giảm thiểu sự bất bình đẳng về cơ hội tiếp cận thông tin, các dịch vụ xã hội và tham gia các hoạt động xã hội của trẻ em giữa các vùng miền, nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho trẻ em.

02-12-2021-bo-giao-duc-va-dao-tao-ban-hanh-ke-

Mục tiêu của Chương trình được chia thành 2 giai đoạn với 7 chỉ tiêu cụ thể. Theo đó, giai đoạn 2021 - 2025, phấn đấu 100% cơ sở giáo dục có nhà vệ sinh cho trẻ em, trong đó 85% nhà vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn; ít nhất 35% trẻ em nhà trẻ và 95% trẻ em mẫu giáo trong cơ sở giáo dục mầm non được tiếp cận nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục để phát triển toàn diện; tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 99,1%; tỷ lệ trẻ em hoàn thành cấp bậc tiểu học đạt 97%, phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em bỏ học bậc tiểu học dưới 0,12%; tỷ lệ trẻ em hoàn thành cấp THCS đạt 88%, phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em bỏ học ở cấp học này dưới 0,14%; phấn đấu 95% số cơ sở giáo dục có dịch vụ hỗ trợ tâm lý trẻ em; tỷ lệ trường học có cơ sở hạ tầng và tài liệu phù hợp với trẻ em khuyết tật đạt 55%... Trong giai đoạn 2026 - 2030, phấn đấu tăng dần các chỉ tiêu.

Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em cũng đề ra các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, trong đó bao gồm tập trung triển khai, thực hiện chính sách, giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng trẻ em bỏ học, đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ khuyết tật và trẻ có hoàn cảnh khó khăn; duy trì mở rộng các trường bán trú, dân tộc nội trú. Song song đó, các địa phương chú trọng phát triển hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em, hỗ trợ tâm lý trẻ em trong trường học, có cơ chế phối hợp với các dịch vụ y tế, tư pháp và các dịch vụ an sinh xã hội, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện không có bạo lực. Chương trình hành động cũng chú trọng tăng cường hoạt động vận động cho trẻ em, tổ chức phong trào dạy và học bơi, giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích, đuối nước cho trẻ em trong cơ sở giáo dục phổ thông; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài liệu cho cơ sở giáo dục…

Can Khương
Khởi động Cuộc thi 'Trường học không ma tuý'

Khởi động Cuộc thi "Trường học không ma tuý"

5 tháng trước

Ngày 4/11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) Bộ Công an cho biết đang phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi "Trường học không ma tuý" dành cho...
Phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em vì tương lai nguồn nhân lực

Phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em vì tương lai nguồn nhân lực

2 năm trước

Ngày 1/12, tại Hà Nội, Bộ LĐTBXH, Tổ chức Lao động quốc tế, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tổ chức Hội thảo triển khai Quyết định số 782/QĐ-TTg ngày 27/5/2021 của Thủ tướng Chính...
Cha mẹ bỏ rơi con đẻ là vi phạm Quyền trẻ em

Cha mẹ bỏ rơi con đẻ là vi phạm Quyền trẻ em

2 năm trước

Trẻ em có quyền được sống - đó là một trong 4 nhóm quyền được quy định tại Công ước quốc tế về quyền trẻ em và được Hiến pháp ghi nhận. Bỏ rơi con không chỉ vi phạm đạo đức...
Việt Nam khởi động Chương trình phòng ngừa giảm thiểu lao động trẻ em lần thứ hai

Việt Nam khởi động Chương trình phòng ngừa giảm thiểu lao động trẻ em lần thứ hai

2 năm trước

Chương trình quốc gia về phòng ngừa và giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, đã được Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với các...