THỨ SÁU, NGÀY 26 THÁNG 04 NĂM 2024 12:41

Công tác xã hội thích ứng với biến đổi khí hậu

14/09/2019 | 07:27
Tới dự Hội thảo có đồng chí Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, TS. Tô Đức – Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội, TS. Trần Ngọc Diễn, Tổng biên tập Tạp chí Lao động Xã hội; ông Vũ Hồng Khiêm - Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Hải Dương, các nhà khoa học, các chuyên gia, lãnh đạo và phóng viên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
 
 
Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà phát biểu khai mạc Hội thảo
 
Phát biểu khai mạc Hội thảo, thứ trưởng Nguyễn Thị Hà cho biết: BĐKH đang là vấn đề được toàn nhân loại quan tâm bởi nó đã, đang và sẽ tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội và môi trường toàn cầu, trở thành thách thức nghiêm trọng nhất đối với quá trình phát triển bền vững của tất cả quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam là một trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Dưới tác động của BĐKH, chỉ trong 10 năm gần đây, các loại thiên tai như: bão, lũ, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn... đã gây thiệt hại to lớn, làm chết và mất tích hơn 9.500 người, thiệt hại về tài sản ước tính 1,5% GDP mỗi năm.
 
 
Toàn cảnh Hội thảo
 
Chỉ tính riêng năm 2018, thiên tai đã xảy ra liên tiếp trên các vùng miền trong cả nước với 13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, 212 trận dông, lốc sét; 14 trận lũ quét, sạt lở đất; xuất hiện 4 đợt rét đậm, rét hại; 11 đợt nắng nóng, 23 đợt không khí lạnh; 30 đợt mưa lớn trên diện rộng..., gây thiệt hại về kinh tế ước tính 20.000 tỷ đồng, làm gần 300 người chết và mất tích.
 
 
Ông Vũ Hồng Khiêm, Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh  Hải Dương phát biểu chào mừng Hội thảo
 
Năm 2019, dự báo tình hình thiên tai tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khốc liệt hơn 2018 với các đợt nắng nóng kỷ lục ở miền Bắc; mưa lũ gây thiệt hại lớn về người và của ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên; hạn hán ở Nam Trung Bộ... Gần như 100% các trường tiểu học, THCS ở Hà Tĩnh năm nay không khai giải được đúng ngày do bị mưa lớn. Mới đây Thái Nguyên cũng bị trận mưa lớn gây gập lụt ngay tại thành phố. Thiên tai cũng định hình, ảnh hưởng đến cả văn hóa, cách sống của người dân như ở vùng miền Trung. Vấn đề thông tin về thiên tai là vô cùng quan trọng với bà con, đặc biệt từ nguồn thông tin từ báo chí.
 
 
TS. Trần Ngọc Diễn, Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Xã hội nhấn mạnh vai trò của truyền thông trong phát triển CTXH thích ứng với BĐKH
 
Nhận thức được các nguy cơ và thách thức của BĐKH, trong nhiều năm qua, Việt Nam đã chủ động triển khai xây dựng và ban hành một cách hệ thống các chủ trương, chính sách nhằm ứng phó có hiệu quả với tác động của BĐKH. Năm 2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Để thực hiện Nghị quyết này, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 08/NQ-CP năm 2014 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW với mục tiêu đến 2020, về cơ bản chủ động được trong thích ứng với BĐKH, phòng tránh thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính. Mới đây nhất, ngày 23/8/2019, Bộ Chính trị  đã ban hành Kết luận số 56-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
 
 
Các đại biểu tham dự
 
Thời gian qua, các cơ quan trung ương và địa phương đã hành động tích cực nhằm hiện thực hóa chủ trương, chính sách thành các giải pháp ứng phó với BĐKH từ trung ương đến địa phương như: Tuyên truyền, phổ biến, tạo sự chuyển biến về nhận thức, nâng cao ý thức để thay đổi hành vi ứng phó với BĐKH; Đổi mới, hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực thi chính sách, phát luật về ứng phó với BĐKH; Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước, phát triển nguồn nhân lực về ứng phó với BĐKH; Phát huy vai trò của khoa học và công nghệ trong ứng phó với BĐKH; Đẩy mạnh hợp tác, hội nhập quốc tế và mở rộng đối tác chiến lược về ứng phó với BĐKH như đẩy mạnh tham gia các điều ước quốc tế, thỏa thuận song phương, đa phương về BĐKH; Huy động nguồn lực tài chính cho ứng phó với BĐKH; Tăng cường các dịch vụ xã hội cơ bản trợ giúp người dân khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó với BĐKH, trong đó các dịch vụ CTXH đóng vai trò “cầu nối” chủ chốt, là phương tiện hiệu quả trong thực thi các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội của đất nước.
 
 
PGS. TS Bùi Thế Đồi, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp phát biểu tại Hội thảo
 
“Tuy nhiên, hoạt động CTXH thích ứng với BĐKH hiện nay vẫn còn nhiều thách thức. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của CTXH thích ứng với BĐKH là điều cấp bách và rất có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay. Chúng tôi xác định việc thông tin đi trước, với sự tham gia của cơ quan báo chí là rất quan trọng, góp phần xử lý kịp thời, hỗ trợ người dân chủ động, tích cực ứng phó với các tác động tiêu cực của BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực đoan”- Thứ trưởng Hà nhấn mạnh.
 
 “Với ý nghĩa quan trọng đó, tôi đề nghị các đại biểu tập trung nghiên cứu, thảo luận sôi nổi, cho ý kiến về các vấn đề liên quan, đồng thời đề xuất các giải pháp quan trọng để đẩy mạnh công tác triển khai chính sách, đặc biệt là truyền thông sâu hơn, mạnh mẽ hơn về CTXH thích ứng với BĐKH nhằm tạo sự chuyển biến thực sự trong nhận thức và hành động về vấn đề có tầm quan trọng chiến lược này và quan trọng là chúng ta góp phần đưa các chính sách ứng phó với BĐKH đến với người dân, giúp người dân chủ động thực sự ứng phó với BĐKH trong cuộc sống hàng ngày” – Thứ trưởng Hà chỉ đạo.
 
Thứ Trưởng Nguyễn Thị Hà bày tỏ tin tưởng Hội thảo sẽ đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần có thêm thông tin cho Bộ trong việc xây dựng Chiến lược an sinh xã hội 2021 – 2030 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021 – 2025.
 
Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe nhiều tham luận của của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia và trực tiếp những người làm công tác xã hội về lĩnh vực phát triển nghề CTXH thích ứng với BĐKH; về nâng cao năng lực của nhóm nòng cốt trong phát triển cộng động ứng phó với BĐKH, kinh nghiệm về CTXH thích ứng với biến đổi khí hậu của một địa phương và của CHLB Nga và gợi mở cho Việt Nam; vấn đề đẩy mạnh truyền thông về CTXH thích ứng với BĐKH thời gian tới...
 
 
TS. Tô Đức kết luận Hội thảo
 
Kết luận Hội thảo, TS. Tô Đức nhận định: Hội thảo đã cung cấp được những thông tin hữu ích về ảnh hưởng của BĐKH đối với cuộc sống của người dân cũng như sự cần thiết phát triển CTXH để thích ứng. Thời gian qua, chúng ta đã đạt được các thành tựu trong phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục, phát triển cộng đồng, nhưng riêng CTXH cho thích ứng với BĐKH vẫn còn nhiều hạn chế. Do vậy, cần tăng cường vai trò, chức năng của CTXH thích ứng với BĐKH, đặc biệt là chức năng phòng ngừa, giảm thiểu, can thiệp thiệt hại khi xảy ra thiên tai, xử lý sau thiên tai để bảo bảo an sinh xã hội cho người dân sau thiên tai.
 

Trong thời gian tới, để phát triển CTXH thích ứng với BĐKH, theo ông Tô Đức cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về nghề CTXH, đặc biệt phải xác định rõ nhiệm vụ, vai trò của nhân viên CTXH trong lĩnh vực BĐKH; phát triển mạng lưới dịch vụ CTXH như tư vấn, trợ giúp cho người dân khi gặp khủng hoảng thiên tai và đặc biệt là đẩy mạnh công tác truyền thông và phát triển cộng đồng. 

Bài, ảnh: Thùy Hương/Tạp chí Gia đình và Trẻ em

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

Tạm giữ 2 sinh viên nhận bán pháo hoa giả với số lượng lớn

6 tháng trước

Làm việc với cơ quan chức năng, 2 sinh viên ở Hà Nội khai nhận bán hàng cho một cá nhân ở Hà Tĩnh với mức giá 20.000-50.000 đồng/giàn pháo hoa nhái hàng của Bộ Quốc phòng.