THỨ BẨY, NGÀY 20 THÁNG 04 NĂM 2024 01:07

Covid-19 ngăn trẻ mầm non đến trường và vui chơi

21/12/2021 | 05:35
Trong khi học sinh khối THPT và THCS ở nhiều tỉnh/thành đã rục rịch quay trở lại trường học thì khối tiểu học và mầm non tại nhiều nơi vẫn đang phải ở nhà để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19.

Vấp phải nhiều khó khăn ban đầu, song học sinh cấp Tiểu học cũng đã bắt đầu quen dần với việc học online mỗi ngày. Còn với khối Mầm non, không học trực tiếp, cũng không học online, cha mẹ thì hầu như đều phải đi làm, các em làm gì trong những ngày nghỉ bất thường suốt 2 năm qua?

Ði như chạy theo đứa con nhỏ mới 2 tuổi dọc hành lang chung cư Mipec Kiến Hưng (Hà Ðông, Hà Nội), chị Nguyễn Thị Vân Anh không giấu nổi sự mệt mỏi. Chị kể, suốt từ 2020 đến giờ, Hà Nội trải qua mấy lần giãn cách, trường học cứ mở cửa rồi lại đóng. Ðến bây giờ, trường mầm non vẫn chưa được phép mở cửa. Không nhờ được ai trông con giúp, cơ quan thì lại ít việc, chị quyết định nghỉ làm để ở nhà với con. Không biết các cô ở lớp làm thế nào mà dạy dỗ được mấy chục cháu, chứ chị chỉ chạy theo mỗi thằng bé con thôi cũng thấy oải.

Hàng xóm nhà chị, có bà mẹ còn phải trông tới hai đứa con trong khi vẫn phải làm việc online tại nhà. Nói là mẹ trông con, nhưng thực chất là đứa chị trông đứa em, những lúc mẹ bận làm việc, hai chị em chơi ở nhà chán lại chạy sang nhà hàng xóm. Nhiều lần, cô em 3 tuổi nghịch ngợm làm hỏng đồ, mẹ bé tức giận đuổi con ra khỏi nhà, đứa trẻ vừa đi vừa khóc vang cả tầng chung cư.

Có người thì chọn phương án gửi con về quê để trẻ được đi học trực tiếp. Trẻ được đến trường vui chơi cùng các bạn thì lại phải chấp nhận xa bố mẹ. Với những đứa trẻ mới 2-3 tuổi, đây là thiệt thòi lớn.

Có người thì đánh liều gửi con cho các cô giáo dạy mầm non trông tại nhà (hiện trường mầm non đang đóng cửa nên một số cô mở lớp nhận trông trẻ). Tuy nhiên, việc gửi con cho các cô trông tại nhà tiềm ẩn nhiều rủi ro về tai nạn thương tích và nguy cơ bị nhiễm Covid-19 do Hà Nội thời điểm này các ca nhiễm đang ngày càng tăng.

Hành lang chung cư trở thành sân chơi mới của nhiều trẻ em Hà Nội trong thời điểm trường mầm non tạm thời đóng cửa.

Hành lang chung cư trở thành sân chơi mới của nhiều trẻ em Hà Nội trong thời điểm trường mầm non tạm thời đóng cửa.

Chị Lê Thị Kim Khánh ở Ðội Cấn (Ba Ðình, Hà Nội) đang gửi con gần 3 tuổi ở một nhóm có 5 trẻ cho biết, thực ra các cô cũng không muốn nhận trông nhiều trẻ tại nhà, lúc đầu nhóm con chị học chỉ có 2 trẻ, nhưng các bậc phụ huynh cứ nài nỉ nên cô không nỡ từ chối. Việc trông trẻ tại nhà tự phát không được khuyến khích, đã có người bị xử phạt hành chính nên cả giáo viên lẫn phụ huynh đều lo nơm nớp. Tuy nhiên, vì giáo viên cũng cần một công việc và phụ huynh thì cần gửi con để yên tâm làm việc nên nhu cầu gửi trẻ độ tuổi mầm non tại các nhóm lớp tự phát ngày càng có xu hướng gia tăng.

Không chỉ ngăn trẻ mầm non đến trường, Covid-19 cũng ngăn trẻ đến các khu vui chơi. Vì lo sợ Covid-19 nên hầu như không mấy bậc phụ huynh dám đưa con đến các khu vui chơi, vườn hoa hay công viên. Trẻ nhỏ hiếu động, chúng hầu như không thể tuân thủ 5K một cách nghiêm túc. Nhiều ông bố bà mẹ chỉ dám cho con đạp xe quanh quanh khu phố hoặc thỉnh thoảng cùng con đi dạo một lúc cho trẻ đỡ cuồng chân và bí bách. Nói chung, Covid-19 bất tiện với người lớn một thì bất tiện với trẻ mầm non gấp nhiều lần. Trẻ không được đi học, không được gặp gỡ bạn bè đồng trang lứa, không được tự do vui chơi một cách thoải mái, và đôi khi còn thiếu cả sự quan tâm của cha mẹ, do cha mẹ bận làm việc không thể sâu sát việc chăm sóc trẻ. Thậm chí, Covid-19 còn làm gia tăng việc trẻ bị cha mẹ mắng mỏ, bạo hành về cả thể chất lẫn tinh thần.

Nhiều chuyên gia giáo dục cho biết, việc ở nhà quá lâu làm tăng lo âu, căng thẳng, thậm chí là các dấu hiệu trầm cảm ở cả trẻ rất nhỏ cho tới độ tuổi thanh thiếu niên. Mặt khác, về thể chất, việc thiếu vắng các hoạt động vui chơi tại trường học và ngoài trời làm giảm sức đề kháng của trẻ nhỏ, tăng khả năng gặp các vấn đề về tim mạch và cân nặng. Ðó là chưa kể, nhiều bậc cha mẹ do không có thời gian trông con, phó mặc trẻ cho tivi và điện thoại có thể khiến cho thị lực của trẻ gặp vấn đề. Về mặt phát triển trí tuệ của trẻ em lứa tuổi mầm non, việc thiếu các tương tác xã hội có thể giảm chỉ số trí tuệ IQ, giảm khả năng giao tiếp và ứng xử.

Trẻ em trường mầm non Lý Vạn Hoa ở TP. Từ Sơn, Bắc Ninh hiện đang được đi học trực tiếp.

Trẻ em trường mầm non Lý Vạn Hoa ở TP. Từ Sơn, Bắc Ninh hiện đang được đi học trực tiếp.

Cho dù cha mẹ có nghỉ hẳn việc để ở nhà trông con thì trẻ em vẫn cần được giao tiếp với các bạn cùng tuổi và những người xung quanh để học hỏi các kỹ năng xã hội. Cha mẹ không thể thay thế hoàn toàn được vị trí của giáo viên và nhà trường trong việc giáo dục trẻ em.

Theo báo cáo mới nhất của UNICEF, khoảng 70% trẻ em ở lứa tuổi mầm non - khoảng 120 triệu trẻ em trên thế giới, không thể tiếp cận học từ xa, chủ yếu là do những thách thức và hạn chế trong việc học từ xa cho trẻ nhỏ, thiếu các chương trình học từ xa cho lứa tuổi này, và thiếu các trang thiết bị cho việc học tập từ xa tại gia đình.

 

Thanh Huyền
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Lần đầu tiên Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức thi Olympic các môn về Khoa học Xã hội cho học sinh phổ thông

Lần đầu tiên Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức thi Olympic các môn về Khoa học Xã hội cho học sinh phổ thông

2 năm trước

Trong tháng 1/2022, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ chính thức tổ chức thi Olympic các môn về Khoa học Xã hội cho học sinh phổ thông. Đây là lần đầu tiên Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức...
Trung ương Đoàn tuyên dương 473 học sinh 3 tốt, 3 rèn luyện toàn quốc

Trung ương Đoàn tuyên dương 473 học sinh 3 tốt, 3 rèn luyện toàn quốc

2 năm trước

Ngày 19/12, Trung ương Đoàn tổ chức lễ tuyên dương danh hiệu “Học sinh 3 tốt” và “Học sinh 3 rèn luyện” cho 473 học sinh xuất sắc trên toàn quốc.
Đồ thủy tinh - “sát thủ' gây tai nạn thương tích cho trẻ

Đồ thủy tinh - “sát thủ" gây tai nạn thương tích cho trẻ

2 năm trước

Những đồ vật bằng thủy tinh, gốm, sứ trong nhà có thể là “sát thủ giấu mặt” gây tai nạn thương tích cho trẻ nếu cha mẹ, người trông trẻ lơ là, chủ quan.