THỨ BẨY, NGÀY 20 THÁNG 04 NĂM 2024 10:04

Cứ 10 học sinh thành thị lại có 4 em bị thừa cân, béo phì

09/10/2021 | 12:36
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, riêng năm 2020, tỷ lệ thừa cân, béo phì khu vực thành thị đã chạm ngưỡng 26,8%, nông thôn là 18,3%, miền núi là 6,9%. Điều này đồng nghĩa với, cứ 10 học sinh thành thị lại có 4 em bị thừa cân, béo phì.
Cha mẹ phải có trách nhiệm trong việc theo dõi, xem xét cân nặng của con để phòng tránh béo phì. Ảnh minh họa: Anh Huy.

Cha mẹ phải có trách nhiệm trong việc theo dõi, xem xét cân nặng của con để phòng tránh béo phì. Ảnh minh họa: Anh Huy.

Cụ thể, theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc 2019-2020 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ trẻ em béo phì, thừa cân tăng nhanh đáng báo động trong hơn 10 năm qua, tăng gấp 2,2 lần từ 8,5% (năm 2010) lên thành 19% (năm 2020). Tỷ lệ béo phì ở trẻ em nội thành tại TP Hồ Chí Minh đã vượt 50%, tại Hà Nội là 41%.

Bà Rana Flowers, Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) nhận định: Việt Nam đang đối mặt với gánh nặng về thừa cân, béo phì. Mức tiêu thụ thịt tăng nhanh, từ 84g thịt một người một ngày năm 2010 tăng lên 136,4 g năm 2020. Khu vực đô thị tiêu thụ thịt cao hơn, với 155,3 g. Bà Flowers cũng cảnh báo xu hướng tăng tiêu thụ nước ngọt và thức ăn nhanh gia tăng tại các trường học trong thành phố.

Đáng lưu ý, điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, có đến 53% phụ huynh không biết con mình bị thừa cân hoặc đánh giá thấp hơn mức bình thường. Bối cảnh giãn cách xã hội kéo dài do Covid-19 khiến trẻ ăn uống tự do, đầy đủ hơn, có ít cơ hội tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời cũng dẫn đến nguy cơ thừa cân, béo phì.

Việt Nam đang đối mặt với gánh nặng về thừa cân, béo phì. Mức tiêu thụ thịt tăng nhanh, từ 84g thịt một người một ngày năm 2010 tăng lên 136,4 g năm 2020. Khu vực đô thị tiêu thụ thịt cao hơn, với 155,3g.

Các chuyên gia khuyến cáo, để tránh thừa cân, béo phì ở trẻ em, cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần cho trẻ ăn đúng và đủ nhu cầu dinh dưỡng. Nếu trẻ đã thừa cân, béo phì cần cắt bớt chất béo, bột đường trong khẩu phần ăn của trẻ; hạn chế tối đa các thực phẩm không lành mạnh như đồ chiên rán, đồ ngọt…; bổ sung đủ hoa quả, rau xanh; đồng thời tăng cường vận động cho trẻ ít nhất 1 giờ/ngày, hạn chế ngồi lâu một chỗ; cho trẻ ngủ đủ giấc, ngủ sớm trước 22 giờ để tăng cường phát triển chiều cao… Phụ huynh cần theo dõi các chỉ số của con, đặc biệt là chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) để giúp con phát triển cân đối.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, trẻ em lứa tuổi học đường đang đối mặt với "gánh nặng kép" về suy dinh dưỡng thấp còi và thừa cân, béo phì. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em vẫn ở mức cao là 22,4% (theo số liệu điều tra năm 2017-2018). Trong khi đó, tỷ lệ thừa cân, béo phì có xu hướng tăng nhanh, nhất là ở thành thị. "Gánh nặng kép" này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, quá trình phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ em nói riêng, tăng trưởng của người Việt Nam nói chung", Thứ trưởng Tuyên nói.

Thừa cân, béo phì ở trẻ gây ra những hệ lụy lâu dài tiềm ẩn nhiều nguy cơ với sức khỏe của trẻ sau khi trưởng thành. Bởi vậy, cần nâng cao nhận thức chống béo phì cho cả cộng đồng, gia đình, nhà trường để cùng chung tay giúp đỡ trẻ hình thành thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh và nếp sống tích cực, cải thiện chất lượng thể chất của những thế hệ tương lai. Mới đây, Bộ Y tế đã trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định phê duyệt Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2040 nhằm nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của người Việt Nam.

Chính phủ xem "Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em" là một trong sáu mục tiêu quan trọng của Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng. Trong đó, tập trung khống chế thừa cân béo phì, rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng, dự phòng các bệnh mạn tính không lây và kiểm soát các yếu tố nguy cơ có liên quan ở trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành. Bộ Y tế đặt chỉ tiêu "khống chế tỷ lệ thừa cân, béo phì trẻ em dưới 5 tuổi ở mức 5% đối với vùng nông thôn và dưới 10% đối với thành phố lớn".

Trẻ em mà thừa cân béo phì sau này rất dễ trở thành người thừa cân béo phì, tăng thêm gánh nặng bệnh tật cho cả gia đình và xã hội. Chính vì thế, các bậc cha mẹ phải có trách nhiệm trong việc xem xét cân nặng của con mình. Ở mỗi độ tuổi, các con cần có những chế độ chăm sóc khác nhau. Cần tăng cường nhận thức để cha mẹ hiểu về tình trạng dinh dưỡng của con mình và có những khẩu phần ăn phù hợp cho trẻ.

Vân Nhi
Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

Khai mạc tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai năm 2023

4 tháng trước

Tại Quảng trường Đại đoàn kết, thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, tối 11/11 đã khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch, liên hoan trình diễn cồng chiêng Tây Nguyên Gia Lai 2023 với chủ đề “Gia...
Phối hợp để cùng thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em

Phối hợp để cùng thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em

2 năm trước

Trung ương Đoàn và Tổ chức Plan Quốc tế tại Việt Nam vừa ký thỏa thuận triển khai chương trình Thúc đẩy quyền trẻ em và quyền thanh niên tại Việt Nam giai đoạn 2021-2026.
TP Hồ Chí Minh: chuyến tàu 'đặc biệt' đưa bà bầu, trẻ em và người già về Quảng Bình

TP Hồ Chí Minh: chuyến tàu "đặc biệt" đưa bà bầu, trẻ em và người già về Quảng Bình

2 năm trước

Đúng 8 giờ sáng ngày 8/10, tàu SE16 rời ga Sài Gòn thực hiện chuyến tàu “đặc biệt” đưa người dân tỉnh Quảng Bình là những bà bầu, trẻ em, người cao tuổi trở về quê nhà.
Đừng để điện thoại thông minh cản trở sự phát triển toàn diện trẻ em

Đừng để điện thoại thông minh cản trở sự phát triển toàn diện trẻ em

2 năm trước

Điện thoại thông minh cùng những ứng dụng đi kèm, đặc biệt là mạng xã hội, đã tạo ra cuộc cách mạng về giao tiếp, thậm chí cả quá trình làm việc, giải trí của con người. Tuy nhiên,...