THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 10:18

Cùng con phòng, chống xâm hại tình dục qua mạng

03/12/2021 | 16:38
Chưa bao giờ xâm hại trẻ em trên Internet nóng như hiện tại. Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Giám đốc Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam nhận định, trong thời gian ảnh hưởng vì Covid-19, trẻ tiếp xúc mạng xã hội, học online càng nhiều, nguy cơ bị xâm hại càng cao.
Tập huấn kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em tại Trường Tiểu học Trưng Vương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: Lan Anh

Tập huấn kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em tại Trường Tiểu học Trưng Vương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: Lan Anh

Covid-19 thúc đẩy sự gia tăng xâm hại tình dục trẻ em qua mạng

Báo cáo “Ðánh giá đe dọa toàn cầu” năm 2021 của WeProtect được công bố giữa tháng 10/2021 cho biết, trong hai năm qua Covid-19 đã tạo ra một “cơn bão hoàn hảo” để thúc đẩy sự gia tăng lạm dụng và xâm hại tình dục trẻ em trên toàn cầu.

Theo đó, lạm dụng và xâm hại tình dục trẻ em trên mạng đã đạt mức cao nhất tại nhiều quốc gia. Ví dụ tại Mỹ, Trung tâm quốc gia về trẻ em mất tích và bị bóc lột mỗi ngày phải xử lý 60.000 báo cáo về lạm dụng tình dục trẻ em trực tuyến.

Tại Việt Nam, các chuyên gia cũng nhận định chưa bao giờ xâm hại trẻ em trên Internet nóng như hiện tại. Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Giám đốc Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam nhận định, trong thời gian ảnh hưởng vì Covid-19, trẻ tiếp xúc mạng xã hội, học online càng nhiều, nguy cơ bị xâm hại càng cao.

Theo báo cáo của Ðường dây nóng Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em 111, từ tháng 5 đến tháng 8/2021, trung bình mỗi tháng tiếp nhận khoảng 600 ca xâm hại và bạo lực, tăng gần 1,5 lần so với 3 tháng đầu năm. Năm 2020, số cuộc gọi tư vấn chuyên sâu ở nội dung xâm hại, bạo lực chiếm hơn 47%, tăng 7,2% so với năm 2019.

Nhiều ca bạo lực, xâm hại diễn ra trên môi trường mạng. Các em bị lợi dụng chụp ảnh nóng, khoe ảnh hở hang, rồi bị chiếm đoạt ảnh để sử dụng vào mục đích xấu.

Nhận diện thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em qua mạng

Xâm hại tình dục trên mạng là khi trẻ bị một ai đó gửi và xem/bắt xem những hình ảnh, nội dung về tình dục qua mạng. Ðối tượng nhắn tin cho trẻ nói về những nội dung tình dục; Có hành vi tình dục, trình diễn khiêu dâm hoặc bắt trẻ em trình diễn khiêu dâm qua webcam hoặc điện thoại thông minh; Bắt gửi ảnh, tin nhắn hoặc quay phim trẻ em có hành vi hoặc tư thế tình dục qua mạng… Từ những hành động, tương tác trực tuyến dẫn tới việc rủ rê, lôi kéo trẻ gặp gỡ, tham gia quan hệ tình dục ngoài đời thực.

Ðể tiếp cận và dụ dỗ trẻ, những kẻ xâm hại tình dục trên mạng thường sử dụng nhiều thủ thuật khác nhau. Kẻ xâm hại thường tiếp cận trẻ em qua các diễn đàn, mạng xã hội (các nhóm, hội), hay qua các chatroom. Chúng tạo niềm tin bằng cách khen ngợi, quan tâm, tặng quà và tiền, khiến trẻ em tin tưởng, để từ đó điều khiển trẻ làm những điều mình muốn. Kể các câu chuyện/tình huống tạo sự thương cảm khiến cho trẻ em có những hành động đáp ứng nhu cầu của kẻ xâm hại. Thuyết phục trẻ tin rằng trẻ đang trong một mối quan hệ yêu thương, đồng thuận.

Hoặc đối tượng liên tục yêu cầu một điều gì đó mặc dù trẻ đã từ chối, yêu cầu trẻ phải gửi tiền, hoặc tiếp tục gửi ảnh/video nhạy cảm của bản thân, hoặc phải gặp gỡ và quan hệ tình dục với kẻ xâm hại nếu không sẽ bị phát tán các hình ảnh riêng tư trên mạng.

Thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em có thể được thực hiện bởi cá nhân hoặc nhóm người, không phân biệt giới tính, tuổi tác, thậm chí thủ phạm cũng có thể vẫn đang trong độ tuổi là trẻ em.

Việc xác định thủ phạm rất khó, vì chúng thường không để lộ thân phận thật mà dùng nick name hoặc tên giả trên mạng. Các dữ liệu về kẻ xâm hại thường không được ghi nhận đầy đủ.

Khi thấy con có dấu hiệu bị xâm hại tình dục qua mạng, cha mẹ hãy liên hệ ngay Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em 111, Cảnh sát 113 hoặc chính quyền địa phương để được hỗ trợ kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị xâm hại tình dục qua mạng

Trẻ em thường tin tưởng vào kẻ xâm hại tình dục và có thể không hiểu rằng mình đang bị xâm hại. Trẻ có thể bị kẻ xâm hại đe dọa nên không dám nói ra sự thật hoặc sợ rằng nói ra sự thật mọi người sẽ không tin hoặc coi thường mình, hoặc không muốn ai đó gặp rắc rối vì mình. Trẻ bị xâm hại tình dục qua mạng thường sẽ có các biểu hiện sau:

- Trẻ thể hiện một số hành vi tình dục không phù hợp với độ tuổi.

- Sợ hãi khi nhắc đến một ai đó hoặc tình huống nào đó.

- Dành nhiều thời gian cho bản thân hoặc thích giao lưu với các nhóm lớn tuổi.

- Sa sút học tập, thậm chí bỏ học. Vắng mặt tại trường học không có lý do.

- Có những vết thương trên cơ thể mà lý do giải thích không chính đáng.

- Thay đổi ngoại hình, ví dụ, giảm cân.

- Ðòi cha mẹ mua quần áo mới để trưng diện, đòi dùng điện thoại di động, mà không có lý do hợp lý.

- Nhận quá nhiều tin nhắn/ cuộc gọi điện thoại từ những người không phải bạn học cùng lớp.

- Rời khỏi nhà mà không xin phép cha mẹ, liên tục mất tích hoặc trở về muộn.

- Tăng tính bảo mật tài khoản tiktok, facebook, zalo…

- Sử dụng các chất kích thích như rượu hay ma túy...

Cùng con đối phó với vấn nạn xâm hại tình dục qua mạng

Bất kỳ trẻ em nào cũng có nguy cơ bị xâm hại tình dục qua môi trường mạng. Trẻ em từ 12-15 tuổi có nguy cơ bị xâm hại tình dục nhiều hơn.

Ðể cùng con đối phó với vấn nạn xâm hại tình dục qua mạng, cha mẹ nên hướng dẫn và giám sát trẻ cách sử dụng Internet và mạng xã hội an toàn.

Thống nhất với trẻ về các quy tắc liên quan đến việc sử dụng Internet và thiết bị mạng, đặc biệt chú ý đến các vấn đề bảo vệ quyền riêng tư. Dạy trẻ không tiết lộ thông tin cá nhân khi lên mạng.

Cho trẻ biết những trang web nào phù hợp với độ tuổi của trẻ và những trang web nào không phù hợp.

Cha mẹ nên đặt máy tính trong phòng chung của cả gia đình vì điều này làm giảm khả năng trẻ tiếp xúc với “kẻ săn mồi”, truy cập các nội dung khiêu dâm trực tuyến.

Cha mẹ có thể tìm hiểu hoặc nhờ các chuyên gia công nghệ thông tin cài đặt các phần mềm kiểm soát các chức năng đăng nhập vào Internet của máy tính/điện thoại. Phần mềm này cho phép giới hạn quyền truy cập vào một số trang web nhất định hoặc ghi lại tất cả các văn bản được gửi hoặc nhận từ thiết bị.

Cha mẹ và người chăm sóc trẻ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ xâm hại tình dục qua mạng. Bạn nên giáo dục trẻ các kiến thức đúng đắn về tình dục, mối quan hệ lành mạnh và nhận biết thế nào là xâm hại tình dục. Việc thường xuyên trò chuyện cùng con mỗi ngày cũng giúp các bậc phụ huynh phòng ngừa việc trẻ bị xâm hại tình dục.

Phương Anh
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em vì tương lai nguồn nhân lực

Phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em vì tương lai nguồn nhân lực

2 năm trước

Ngày 1/12, tại Hà Nội, Bộ LĐTBXH, Tổ chức Lao động quốc tế, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tổ chức Hội thảo triển khai Quyết định số 782/QĐ-TTg ngày 27/5/2021 của Thủ tướng Chính...
Bộ ba sách trinh thám kì ảo, hấp dẫn của Thụy Điển

Bộ ba sách trinh thám kì ảo, hấp dẫn của Thụy Điển

2 năm trước

Bộ tiểu thuyết trinh thám dành cho lứa tuổi thiếu nhi của nhà văn Kristina Ohlsson (Thụy Điển) vừa được xuất bản tại Việt Nam. Tác giả xây dựng nên một bộ ba sách trinh thám kì ảo,...
Quảng Nam phấn đấu hơn 90% trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi được tiêm phòng Covid-19

Quảng Nam phấn đấu hơn 90% trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi được tiêm phòng Covid-19

2 năm trước

Hơn 90% trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi được tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19 là mục tiêu tại Kế hoạch 8583/KH-UBND về triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em do...