THỨ BẨY, NGÀY 27 THÁNG 04 NĂM 2024 05:30

Cùng nuôi dưỡng và chăm sóc con sau ly hôn

19/02/2022 | 06:06
Khi ly hôn, người phải chịu nhiều tổn thương nhất chính là những đứa trẻ. Làm thế nào để hợp tác cùng vợ/chồng cũ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ một cách tốt nhất là điều không phải cha mẹ nào cũng biết.
Sau khi cha mẹ ly hôn, trẻ thường bị sang chấn tâm lý và cảm thấy cô đơn, hãy cố gắng dành nhiều thời gian cho con. Ảnh minh họa: Getty images

Sau khi cha mẹ ly hôn, trẻ thường bị sang chấn tâm lý và cảm thấy cô đơn, hãy cố gắng dành nhiều thời gian cho con. Ảnh minh họa: Getty images

Cha mẹ ly hôn và những hệ lụy trẻ phải đối mặt

Với người phương Tây, đa số các cặp vợ chồng sau khi ly hôn vẫn coi nhau như bạn bè và sẵn sàng hợp tác cùng nhau để nuôi dạy và chăm sóc con một cách tốt nhất có thể. Nhưng với người Việt Nam thì khác, phần lớn các cặp vợ chồng sau ly hôn không còn muốn nhìn mặt nhau, thậm chí coi nhau như kẻ thù. Nhiều ông bố/bà mẹ còn tìm mọi cách ngăn cản người cũ đến thăm nuôi con, cố tình cắt đứt liên lạc của chồng/vợ cũ với con.

Nhưng có một sự thật bạn không thể chối bỏ, đó là người cũ tuy không còn là chồng/vợ bạn, nhưng anh ấy/cô ấy mãi mãi là bố/mẹ của con bạn.

Sau ly hôn, bạn có thể sẽ nhanh chóng tái hôn và có một người chồng/vợ mới, nhưng trẻ thì không, chúng chỉ có duy nhất một ông bố và một bà mẹ đẻ, cha dượng hay mẹ kế cho dù có tốt đến mấy cũng không thể thay thế hoàn toàn vị trí cha mẹ đẻ trong tâm trí trẻ.

Trẻ em thường không thể hiểu tại sao gia đình của mình lại bị chia cắt và tại sao cha mẹ lại không còn yêu thương nhau nữa. Hiếm khi các bậc phụ huynh chia sẻ lý do thực sự của cuộc chia ly. Họ thường nói với trẻ rằng, cha mẹ đã không còn yêu nhau nữa, cha mẹ quá khác biệt về suy nghĩ và lối sống nên cần chia tay để giải thoát cho nhau.

Việc giải thích chung chung, không rõ ràng khiến cho một số trẻ băn khoăn suy nghĩ và cảm giác như mình cũng có một phần trách nhiệm trong việc ly hôn của cha mẹ. Trẻ luôn tự dằn vặt bản thân và cảm thấy cuộc sống thật chán nản. Một số lại tỏ ra tức giận khi biết lý do của việc ly hôn là do cha hoặc mẹ đã mắc sai lầm nghiêm trọng không thể tha thứ. Trẻ cảm thấy bị tổn thương và không được yêu thương, trân trọng.

Cuộc sống sau ly hôn không chỉ khó khăn với các ông bố/bà mẹ mà dường như quá khắc nghiệt đối với những tâm hồn trẻ thơ còn non nớt.

Thiếu đi sự giáo dục và chăm sóc của cha hoặc mẹ, trẻ em có nguy cơ mắc chứng lo âu, trầm cảm hoặc các dạng rối loạn tâm thần. Nếu cha mẹ không thường xuyên trò chuyện với con, trẻ sẽ dần thu mình và không còn muốn giao tiếp với bất cứ ai.

Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ lớn lên trong gia đình đầy đủ cả cha và mẹ ít có xu hướng bốc đồng hoặc hung hăng hơn những trẻ em cha mẹ ly hôn. Mặt khác, những đứa trẻ có cha mẹ ly hôn gặp nhiều khó khăn hơn khi giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa.

Ngoài ra, việc cha mẹ ly hôn có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ. Trẻ khó tập trung học vì buồn bã, chán nản.

Khi cha mẹ ly hôn, người phải chịu nhiều tổn thương nhất chính là những đứa trẻ. Ảnh minh họa: KT

Khi cha mẹ ly hôn, người phải chịu nhiều tổn thương nhất chính là những đứa trẻ. Ảnh minh họa: KT

Cùng nhau nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con

Cho dù bạn căm ghét người cũ đến đâu thì cũng không nên nói xấu bố/mẹ của con trước mặt trẻ. Nói xấu người bạn đời cũ không làm bạn trở nên tốt hơn trong mắt con, thậm chí điều này còn khiến trẻ cảm thấy hoang mang, bối rối, không biết nên tin ai.

Hãy cố gắng giữ liên lạc với người cũ để cùng nhau hợp tác nuôi dưỡng và chăm sóc, giáo dục con. Không nên ngăn cản người cũ gặp con, hãy tuân thủ các quy định của tòa án.

Nên thống nhất với chồng/vợ cũ cách nuôi dạy con, thống nhất các quy định và kỷ luật. Tuy nhiên, mọi giao tiếp với người cũ cần có chừng mực để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống mới của người cũ.

Bạn cũng không cần cố gắng chứng tỏ mình có thể làm tốt cả hai vai trò là làm cha lẫn mẹ. Việc cố chứng tỏ mình hoàn hảo có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Cũng đừng cố gắng thuyết phục trẻ rằng bạn yêu con hơn người cũ. Trẻ em rất nhạy cảm và đủ thông minh để hiểu ai là người thực sự yêu thương và quan tâm đến chúng.

Sau khi cha mẹ ly hôn, trẻ thường bị sang chấn tâm lý và cảm thấy cô đơn, hãy cố gắng dành nhiều thời gian cho con. Giải thích cho con hiểu ly hôn là gì và cho dù có ly hôn, cha, mẹ vẫn sẽ yêu thương con như trước đây. Nếu trẻ gặp khó khăn trong cuộc sống mới như cảm thấy khó hòa nhập với các bạn ở trường học mới, con bị bạo lực học đường, bị bắt nạt trên mạng… cha/mẹ khuyến khích con nói ra để được cha, mẹ can thiệp, giúp đỡ kịp thời.

Nếu sau ly hôn, người cha/mẹ được giao quyền nuôi dưỡng có hành vi bạo hành trẻ, người mẹ/cha còn lại cần làm gì để bảo vệ con mình?

Trả lời phóng viên Vì trẻ em, luật sư Trần Thị Ngọc Nữ, Chi hội trưởng Chi hội Luật sư thuộc Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM cho biết: Người mẹ/cha phát hiện con bị bạo hành có thể báo cho cơ quan chức năng như: Công an, Hội bảo vệ quyền trẻ em, UBND phường… Cần đưa trẻ đi khám bệnh và nhờ cơ quan chức năng can thiệp ngay; đồng thời ngay lập tức nộp đơn ra tòa yêu cầu thay đổi quyền nuôi con, yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời giao con cho mình nuôi dưỡng để tránh việc trẻ tiếp tục bị bạo hành. Khi ra tòa phải kèm chứng cứ trẻ bị bạo hành như hình ảnh, hồ sơ bệnh án…

Thanh Huyền
Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

1 tháng trước

Galaxy A55 5G vừa trình làng cách đây không lâu sở hữu hàng loạt trang bị ấn tượng hơn cả iPhone 15 và tiệm cận Galaxy S24 Ultra để vững bước lên ngôi vua Android tầm trung.
Hà Nội tăng cường chăm lo cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Hà Nội tăng cường chăm lo cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

2 năm trước

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 405/UBND-KGVX ngày 14/2 về việc thực hiện Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 31/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giải pháp bảo vệ,...
4 Bộ cùng phối hợp vì sự phát triển toàn diện trẻ em

4 Bộ cùng phối hợp vì sự phát triển toàn diện trẻ em

2 năm trước

Chiều ngày 17/02/2022, tại trụ sở Bộ LĐ-TB&XH đã diễn ra Lễ ký kết Quy chế phối hợp liên ngành về thực hiện “Đề án chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu...
Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em

Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em

2 năm trước

Bộ LĐ-TB&XH vừa có công văn số 338/LĐTBXH-TTr gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em.
Cảnh báo hội chứng MIS-C hậu COVID-19 ở trẻ em

Cảnh báo hội chứng MIS-C hậu COVID-19 ở trẻ em

2 năm trước

Di chứng hậu COVID -19 ở trẻ em rất nguy hiểm, đặc biệt là hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C). Nếu trẻ không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.