THỨ NĂM, NGÀY 25 THÁNG 04 NĂM 2024 07:32

Cuộc điện thoại của ông nội

22/09/2020 | 14:11

Ảnh minh họa


Quê bố mẹ tôi ở vùng trung du cách thành phố hơn 100km. Suốt thời ấu thơ, học tiểu học, tôi ở với ông bà. Bố mẹ tôi làm việc cùng nhau ở thành phố, hằng tuần tôi mới được gặp bố mẹ, có khi lâu hơn.


Ở với ông bà nội ở quê, tôi được chiều chuộng, tôi là cháu nội duy nhất của ông bà lúc đó. Ông bà chiều tôi trong sinh hoạt, bữa ăn. Bà nấu ăn thật khéo, đến nỗi mỗi lần mẹ vào bếp, các món mẹ nấu, tôi đều thấy không ngon như bà nấu. Ông bà cho tôi nhiều niềm vui và sự thoải mái hơn cả.


Sang THCS, bố mẹ tôi mua được nhà ở thành phố, mẹ chuẩn bị sinh em bé, bố mẹ đón tôi ra cùng. Bố mẹ nói rất nhiều về điều kiện và tương lai của tôi khi ra thành phố. Tóm lại là tôi không thể ở mãi với ông bà được, khi bố mẹ tôi sinh sống ở thành phố. Phải mất nhiều hôm, tôi mới chịu đi, thương tôi, bà ra ở cùng.


Bên bà, tôi vẫn hay nhắc hỏi chuyện ở quê mà một thời gian dài tôi gắn bó.


Khi chú út bận đi làm xa, bà phải về quê chăm ông. Tôi khóc nhiều. Tôi bắt đầu làm quen với những ngày sống xa bà. Cuộc sống mới nơi thành phố dần thích ứng với tôi. Tôi được đi siêu thị, đi công viên, đến ăn nhà hàng. Tôi quen dần những món mẹ nấu, đặc biệt thích những món ăn nhanh.


Hàng tuần, bố hoặc mẹ vẫn về quê thăm ông ông bà, vui nhất là  tôi được về cùng. Ông bà đợi tôi về để nghe tôi tôi kể chuyện về thành phố, về sinh hoạt và học hành của tôi. Bố mẹ tôi muốn tạo cho các con thời gian để gắn bó và hiểu về ông bà của mình. Những chuyến thăm luôn là cơ hội để các cháu thấy thích thú khi trở về với ông bà.


Bố tôi bắt đầu công việc của quản lý doanh nghiệp, rất nhiều khi bố bận bịu cả tháng xa nhà. Nhiều ngày nghỉ, bố vẫn phải làm việc, tiếp khách hàng. Gia đình tôi thưa vắng dần chuyện về quê. Nếp sống, sinh hoạt ở thành phố cuốn tôi vào, bạn bè, chuyện học, chuyện chơi cũng khác nhiều ở quê. Sang năm học lớp 8, tôi thật sự bớt háo hức về quê hơn, khi bố mẹ có thời gian nghỉ hiếm hoi cuối tuần, ngày lễ.

Ảnh minh họa

 

Tết năm vừa rồi, cả nhà khăn gói về quê vào chiều hai mươi chín Tết. Mải lo sắm sửa về quê nên bố mẹ cũng không để ý đến thái độ của tôi, cứ mặc định là “lên đường”, bởi từ bé tôi chưa hề phản đối chuyện về quê.


Tôi có nhiều dự định hẹn hò với các bạn mấy ngày Tết, nghe chuyện phải về quê tôi thấy ngại. Sự tất bật của bố mẹ không cho phép tôi đưa ra lý do để ở nhà, tôi uể oải.


 Bố mẹ tôi nhắc thêm, ngày Tết, ông bà sẽ cảm thấy tươi vui, trẻ khỏe hơn khi chăm sóc, chơi đùa với các cháu. Các con cũng cần thiết phải biết cách bày tỏ sự tôn trọng, gần gũi, yêu quý ông bà của mình. Nếu không có sự gắn bó giữa các thế hệ thì mối liên kết gia đình trở nên rời rạc và ảnh hưởng tiêu cực đến cả ông bà và các cháu.


Nghe thì biết thế, nhưng tôi cũng không hào hứng với chuyện ăn Tết ở quê. Tôi bảo rằng bây giờ con không còn bé nữa, về quê nhiều e ngại, ngay cả việc xưng hô với họ hàng cũng còn không nhớ hết. Và hơn thế nữa, ở quê không có internet để có thể giao tiếp với bạn bè cùng lớp.


Tôi không mặn mà gì với chuyện ăn Tết ở quê. Tôi bắt đầu thấy xa lạ với không khí Tết ở quê, ăn uống không hợp khẩu vị.


Sáng mùng 2 Tết, gia đình tôi về thành phố. Trên đường về, bố mẹ nói rất nhiều về chuyện ăn Tết ở quê. Đó không chỉ là chuyện về quê ăn Tết mà còn vì truyền thống gia đình, nếu không về quê thì chỉ vài năm là con trẻ sẽ xa rời quê hương, ông bà, họ hàng, tình cảm cũng vì thế mà phai nhạt, không còn gắn kết.


 Bố mẹ không nói nhưng hình như  hiểu tâm tư của tôi. Sống ở thành phố với những điều kiện làm nên thói quen sinh hoạt, giờ trong mấy ngày Tết được nghỉ ngơi lại phải theo chân bố mẹ đi chúc tết hết họ hàng ở quê, nơi mà tôi không quen biết hết thảy mọi người. Đã thế, điều kiện sinh hoạt cũng không được như ở thành phố, khiến cho bọn trẻ chúng tôi cảm thấy hụt hẫng.


Vào năm học lớp 9 cuối cấp, bố mẹ ưu tiên dành việc học cho tôi. Tôi ít hoặc không được đi chơi như mọi năm, dễ đến gần một năm, tôi chỉ gặp ông bà qua điện thoại.


Tôi nhận được cuộc gọi của ông nội sau bữa cơm tối thứ 6, bố mẹ như đợi từ trước cuộc gọi này của ông dành cho tôi. Ông hỏi thăm tôi nhiều chuyện, đặc biệt, ông nhắc hỏi tôi nhớ những gì ở quê, cái gì làm cháu thích nhất. Ông bảo, về quê lần này, hai ông ông cháu sẽ cùng câu cá ở ao nhà. Ông tin rằng, nhắc đến đi câu tôi sẽ hào hứng lên.


Sáng thứ 7, cả nhà về quê, trên đường đi không như mọi khi, bố mẹ tôi trầm lặng, tôi không hiểu chuyện gì xảy ra. Nửa quãng đường, tôi nhớ đến bạn bè, những câu chuyện ở lớp ở trường, nửa chặng đường sau tôi nhớ đến ông bà nội, những kỷ niệm ở quê. Đến gần nhà ông bà, bố tôi hướng đến hai anh em tôi, bố bảo: Ông bị mệt phải vào viện vài ngày để điều trị, các con yên tâm, ông sẽ khỏe thôi, ông cũng già yếu hơn rồi!


Tôi nghẹn lòng vừa bất ngờ vừa thương ông, nhẩm tính bao tháng rồi mình không về quê thăm ông bà. Quãng đường đến viện dài đằng đẵng. Mẹ ôm tôi vào lòng, cả nhà mình sắp được gặp ông bà rồi!

 

Tôi nhận được cuộc gọi của ông nội sau bữa cơm tối thứ 6, bố mẹ như đợi từ trước cuộc gọi này của ông dành cho tôi. Ông hỏi thăm tôi nhiều chuyện, đặc biệt, ông nhắc hỏi tôi nhớ những gì ở quê, cái gì làm cháu thích nhất. Ông bảo, về quê lần này, hai ông ông cháu sẽ cùng câu cá ở ao nhà. Ông tin rằng nhắc đến đi câu tôi sẽ hào hứng lên.

 

Hồng LĨnh/TC GĐ&TE

Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

Chi tiết trang bị vua Android tầm trung- Galaxy A55 5G: Cao cấp như Galaxy S24 Ultra, hơn iPhone 15

1 tháng trước

Galaxy A55 5G vừa trình làng cách đây không lâu sở hữu hàng loạt trang bị ấn tượng hơn cả iPhone 15 và tiệm cận Galaxy S24 Ultra để vững bước lên ngôi vua Android tầm trung.